So sánh kết quả chấm điểm theo OECD và theo TT121 của BTC cho từng yếu tố

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG

3.2 Phân tích

3.2.3 So sánh kết quả chấm điểm theo OECD và theo TT121 của BTC cho từng yếu tố

cho từng yếu tố.

Để hiểu rõ vấn đề này, thì việc thực hiện của các cơng ty được thể hiện ở

Bảng 3.8 và Biểu đồ 3.1.

Bảng 3.8: Bảng so sánh chấm điểm theo OECD và theo TT121 của BTC đánh giá cho từng yếu tố RE.

RE Năm 2013 Năm 2014 OECD TT 121 OECD TT 121 Trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT 0,81 0,81 0,82 0,82 Cơ cấu HĐQT 0,08 0,08 0,08 0,09 Quy trình HĐQT 0,58 0,63 0,60 0,64 Các thành viên của HĐQT 0,38 0,38 0,38 0,38 Sự thực hiện của HĐQT 0,25 0,25 0,25 0,25 Trung bình 0,42 0,43 0,43 0,44

48

GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI

Dựa vào Bảng 3.8 ta có biểu đồ thể hiện các yếu tố trong lĩnh vực RE.

Biểu đồ 3.1 Thể hiện việc thực hiện các yếu tố của các công ty thủy sản giai đoạn 2013-2014.

Biểu đồ 3.1 thể hiện việc đánh giá lĩnh vực RE của các công ty thủy sản

theo tiêu chuẩn OECD và Thông tư 121 chỉ khác nhau ở hai yếu tố là Trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT; Quy trình của HĐQT. Mức điểm chấm theo Thông tư 121 cao hơn so với tiêu chuẩn của OECD, điều này thể hiện quy định về QTCT ở Việt Nam với mức yêu cầu thấp hơn so với các thông lệ quốc tế.

Các công ty thủy sản tuân thủ và thực hiện theo đúng quy định về điều lệ và quy chế dành cho các cơng ty niêm yết. Điều đó được thể hiện ở hai yếu tố đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT, quy trình HĐQT có chỉ số cao nhất trong năm yết tố được đánh giá, đạt mức 60%-80% các công ty thực hiện. Vì đây là quy định bắt buộc chung cho mỗi công ty niêm yết, nếu các công ty không thực hiện đúng quy định thì sẽ bị hủy niêm yết hoặc bị cảnh cáo, nhắc nhở. Hiện tại, thì quy định về QTCT tại Việt Nam đối với các công ty vẫn chỉ là tuân thủ đơn thuần, mục tiêu chính của nhiều cơng ty vẫn là tập trung lợi nhuận hơn là thơng lệ QTCT. Chính điều này làm cho số lượng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ và vừa (chiếm 97%), lý giải điều này, theo nhóm nghiên cứu của Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC) về QTCT ở Việt Nam chỉ ra rằng, không định hướng được chiến lược lâu dài dẫn đến hiệu quả thực sự lâu dài là khơng có. Điều quan trọng nữa là tỷ lệ sở hữu cá nhân và mang tính “gia đình trị” sẽ khơng thu hút được nhân tài về giúp cho cơng ty, mà ở Việt Nam thì đây là hình thức chủ yếu nhất. Về quy định thì các công ty thủy sản thực hiện tốt, nhưng khi đi sâu vào

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 Trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT Cơ cấu HĐQT Quy trình HĐQT Các thành viên của HĐQT Sự thực hiện của HĐQT Trung bình Năm 2013 OECD Năm 2013 TT 121 Năm 2014 OECD Năm 2014 TT 121

49

việc đánh giá thì các cơng ty chưa thể đáp ứng được yêu cầu của OECD. Điều đó được minh chứng như sau:

 Cấu trúc lãnh đạo của HĐQT khi đánh giá các công ty thủy sản, vấn đề chủ tịch HĐQT là thành viên HĐQT không điều hành là rất đáng chú ý. Đây được coi là một thông lệ tốt theo nguyên tắc, hướng dẫn OECD về phân biệt chức năng của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, nhằm bảo đảm sự cân bằng về quyền hạn giữa hai vị trí quan trọng nhất của cơng ty. Hơn nữa, vai trò của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc về cơ bản cũng khác nhau - chủ tịch là người lãnh đạo, điều hành HĐQT, còn tổng giám đốc là người lãnh đạo, điều hành hoạt động của công ty. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng có chủ tịch HĐQT là thành viên HĐQT không điều hành là 4/14 công ty. Khi HĐQT chịu trách nhiệm giám sát ban giám đốc, khó có thể hình dung việc này được thực hiện thế nào khi chủ tịch HĐQT cũng là tổng giám đốc. Như vậy là có xung đột về lợi ích như lý thuyết đại diện đã đề cập.

 Khi tỷ lệ biểu quyết tốt trong các cuộc họp HĐQT theo thông lệ quốc tế là 2/3 thì khơng có cơng ty nào thực hiện được. Trong khi điều lệ của các công ty quy định chỉ cần trên 50% số thành viên HĐQT thông qua, theo Thơng tư 121 thì dựa theo điều lệ mỗi cơng ty quy định thì có 14/14 cơng ty đáp ứng u cầu.

 Các công ty hồn tồn khơng có tiểu ban hỗ trợ cho HĐQT, trong khi đó các thơng lệ quốc tế thì rất quan tâm đến vấn đề này thông qua số câu hỏi dành cho các tiểu ban của công ty.

 Việc đảm bảo số thành viên HĐQT độc lập chiếm 50% trong số các thành viên HĐQT chưa được đáp ứng theo tiêu chuẩn của OECD chỉ có 2/14 cơng ty năm 2013 và 1/14 công ty 2014. Theo Thơng tư 121 thì chỉ cần 1/3 thành viên HĐQT độc lập trong các các thành viên HĐQT thì có 3/14 cơng ty thực hiện trong hai nắm.

Sự thực hiện của HĐQT và các thành viên của HĐQT thì các cơng ty đáp ứng được từ 20%-40% trong tiêu chí đánh giá. Điều này nói lên các cơng ty thực hiện các quy đinh về QTCT chủ yếu để nhằm đối phó và khơng tự nguyện thực hiện. Các công ty cũng chưa thực hiện đúng theo điều lệ do cơng ty đặt ra, vì vậy đồi hỏi các cơ quan quản lý cần có sự kiểm tra việc thực hiện QTCT của các công ty thủy sản. Để đưa các công ty hoạt động theo đúng với thông lệ quốc tế. Yếu tố thấp nhất trong đánh giá là cơ cấu của HĐQT chưa tới 10% các công ty thực hiện. Số câu hỏi cho yếu tố này là 30 câu hỏi, theo kết quả khảo sát thì có 2 câu hỏi được 13 – 14 công ty thực hiện, có 3 câu hỏi chưa tới 5 công ty thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu làm yếu tố này thấp nhất là do có 20/30 câu hỏi là dành cho các tiểu ban của cơng ty, theo khảo sát thì 100% các cơng ty thủy sản

50

GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI

khơng có tiểu ban. Các cơng ty áp dụng mơ hình HĐQT 2 cấp, gồm HĐQT và BKS. Theo luật Doanh nghiệp, BKS chịu trách nhiệm trước cổ đông về việc giám sát tình hình tài chính của cơng ty và đảm bảo tuân thủ trong công ty đối với các quy định của pháp luật hiện hành. BKS cũng có trách nhiệm giám sát cơng tác kiểm sốt nội bộ và phải báo cáo cho cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên kết quả thực hiện các chức năng của mình, cũng như mối quan hệ của BKS với HĐQT và Ban giám đốc. Khi bộ máy điều hành của cơng ty cịn chưa hồn thiện thì khả năng hoạt động hiệu quả của công ty là không thể thực hiện được. Bộ máy điều hành cũng giống như là một bộ khung đỡ cho công ty, khi bộ khung còn yếu và chưa hoàn thiện. Khi gặp sự biến động mạnh trong nền kinh tế thì cơng ty đó sẽ sụp đổ hồn tồn hoặc may mắn vượt qua thì tình hình hoạt động của cơng ty phải mất một khoản thời gian khá dài mới trở lại tình trạng ban đầu. Vì vậy, các cơng ty cần sớm thực hiện tốt QTCT theo thông lệ quốc tế, nhất là lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT của công ty.

51

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)