- Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, tiền sử liên quan như:
4.8. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
4.8.1. Buồn nôn - nôn
Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.25 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có buồn nôn – nôn giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm I chỉ thấy 2/30 bệnh nhân (chiếm 6,7%), nhóm II thấy 3/30 bệnh nhân (chiếm 10%) những bệnh nhân xuất hiện buồn nôn này đều là sau khi lắp máy PCA.
Sau GTTS và trong suốt quá trình phẫu thuật cả 2 nhóm không có một bệnh nhân nào bị nôn và buồn nôn. Bệnh nhân ở 2 nhóm nghiên cứu của chúng tôi huyết áp tụt không đáng kể sau GTTS kết hợp truyền MgSO4 nên tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn – nôn không có trong mổ. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu. Theo chúng tôi huyết áp giảm là nguyên nhân gây nên biến chứng buồn nôn – nôn trong mổ.
Các trường hợp buồn nôn trong nghiên cứu của chúng tôi trên xuất hiện trong khoảng 1 đến 2 giờ đầu sau khi lắp máy PCA giảm đau và đều ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Chúng tôi xử lý bằng primperan10mg tiêm tĩnh mạch chậm là bệnh nhân ổn định.
Qua nghiên cứu thấy tỷ lệ BN có tác dụng không mong muốn như buồn nôn - nôn ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
So sánh tác dụng không mong muốn buồn nôn - nôn trong nghiên cứu của chúng tôi với các kết quả nghiên cứu khác:
Tỷ lệ nôn và buồn nôn của chúng tôi ở nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả tác giả Đặng Thị Châm [2] cũng trên đối tượng bệnh nhân giảm đau PCA sau phẫu thuật chi dưới.
Tỷ lệ nôn và buồn nôn của chúng tôi ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu PT bụng lớn của Cheol Lee [44].
Một số nghiên cứu trên thế giới Apan.A [35], Dabbagh.A [47] và Hwang JY [57], cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ nôn và buồn nôn khi phối hợp truyền MgSO4 và GTTS để dự phòng đau sau mổ (nhóm nghiên cứu) so với nhóm không truyền MgSO4 (nhóm chứng).
4.8.2. Bí đái
Theo kết quả ở bảng 3.25 tỷ lệ bệnh nhân bí đái sau mổ ở nhóm I là (3,3%) và chườm nóng đều có kết quả tốt, không có bệnh nhân phải đặt sonde tiểu. Trong khi đó ở nhóm II có (6,7%) bệnh nhân thấy bí đái, và sau khi chườm nóng cho kết quả tốt. Tỷ lệ bí đái chung của cả hai nhóm trong nghiên cứu chúng tôi so với một số nghiên cứu khác có sử dụng PCA morphin để giảm đau sau mổ tương đương nghiên cứu của Đặng Thị Châm [2]. Tuy nhiên, do có dùng bupivacain-fentanyl gây tê tuỷ sống nên chúng tôi khó phân biệt được nguyên nhân gây bí đái là do morphin hay tê tuỷ sống.
4.8.3. Ngứa
Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.25 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị ngứa trong và sau mổ của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm I có 1/30 (3,3%) bệnh nhân, nhóm II có 2/30 (6,7%) bệnh nhân bị ngứa và xuất hiện cả trong và sau mổ và chủ yếu là ngứa ở mặt, cổ. Ngứa là tác dụng phụ thường gặp khi dùng fentanyl GTTS và cũng là do tác dụng phụ của morphin [16], [23]. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu Lê Toàn Thắng [28].
4.8.4. Đau đầu
đau đầu ở 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Nhóm I có 1/30 (3,3%) bệnh nhân, nhóm II có 1/30 (3,3%) bệnh nhân. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khoa [10]: (7,5%) và của Bùi Ích Kim [12]. Những BN đau đầu trong nghiên cứu của chúng tôi đều ở mức độ nhẹ thoáng qua sau đó tự mất, không phải dùng thuốc.
Về nguyên nhân đau đầu sau GTTS nhiều tác giả cho rằng do kim gây tê làm tổn thương màng cứng và màng nhện nên thoát DNT ra khoang NMC làm áp lực nội sọ giảm, gây tăng huyết áp làm giảm áp lực tưới máu não, đó là lý do gây đau đầu; có tác giả lại cho rằng tụt huyết áp làm giảm áp lực tưới máu não do đó gây đau đầu.
Việc dùng kim GTTS nhỏ 27 – 29G và liều thuốc tê thấp sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ đau đầu sau GTTS [49], [56].
4.8.5. Run - rét run
Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.25 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có run – rét run của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm I có 1/30 bệnh nhân (chiếm 3,3%); nhóm II có 2/30 bệnh nhân (chiếm 6,7%)
Về nguyên nhân gây run – rét run còn có nhiều ý kiến: nhiều tác giả cho rằng đó là quá trình mất nhiệt do truyền dịch lạnh, nhiệt độ phòng mổ thấp, thể trạng bệnh nhân yếu, huyết áp tụt; ý kiến khác lại cho rằng đó là do rối loạn điều hoà neuron vận động của tuỷ sống dưới tác dụng của thuốc tê hoặc hạ thân nhiệt trung tâm mà cơ chế chưa rõ ràng.
Những bệnh nhân có biểu hiện run – rét run, chúng tôi xử lý bằng ủ ấm và truyền dịch ấm thì sau đó bệnh nhân ổn định.
4.8.6. Các tác dụng không mong muốn khác như
Suy hô hấp, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn vùng chọc kim, rối loạn vận động – cảm giác, đau tê bì chân, dị ứng chúng tôi không gặp trường hợp nào.
4.9. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU SAU MỔ VÀ LIỀU LƯỢNG, ĐƯỜNG TIÊMMAGNESIUM SULPHATE MAGNESIUM SULPHATE
4.9.1. Tác dụng giảm đau sau mổ và liều lượng MgSO4
Mục đích của dự phòng đau sau PT là đưa thuốc điều trị giảm đau vào cơ thể BN trước khi xuất hiện cơn đau [2], [19], [32], [78]. Do đó, để dự phòng đau sau mổ, phương thức sử dụng thuốc rất quan trọng. Đưa thuốc vào cơ thể trước khi PT, trong PT hay sau PT là vấn đề cần phải cân nhắc kỹ càng. Hiện nay, cơ chế tác dụng MgSO4 để dự phòng đau chưa thực sự rõ ràng nhưng một số nghiên cứu thực nghiệm trên các phẫu thuật có mức độ đau cao hơn cho thấy thuốc có tác dụng giảm đau sau mổ [44], [57], [67], [68], [76]. Chính vì những lý do này, nên các tác giả cũng lựa chọn liều lượng và phương thức sử dụng của MgSO4 khác nhau.
Kara. H và cs (2002) [59], tiêm TM MgSO4 liều 30mg/kg trước mổ sau đó truyền TM duy trì liều 500mg/giờ trong 20 giờ kế tiếp, để giảm đau sau mổ cho phẫu thuật mổ mở cắt bỏ tử cung với mức đau sau mổ cao hơn so nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ.
Levaux CH (2003) [61], sử dụng liều 50mg/kg bolus tĩnh mạch 30 phút trước khởi mê cho mổ chỉnh hình lớn ở cột sống thắt lưng, kết quả lượng piritramid tiêu thụ 24 giờ sau mổ ở nhóm truyền MgSO4 (30mg) thấp hơn so nhóm không truyền (50mg).
Apan. A (2004) [35], sử dụng liều 5mg/kg tiêm TM sau GTTS, sau đó duy trì liều 500mg/giờ/24 giờ sau mổ. (Kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ).
Ozcan PE (2007), sử dụng liều 30mg/kg tiêm TM ngay sau mổ ngực, sau đó truyền duy trì liều 10mg/kg/giờ trong 48 giờ sau mổ. Đây là PT có mức đau nhiều hơn so nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả sau mổ lượng morphin tiêu thụ 48 giờ ở nhóm truyền MgSO4 (34,8mg) thấp hơn so nhóm chứng (40,2mg) có ý nghĩa thống kê [69].
Cheol Lee và cs (2008) [44], tiêm TM MgSO4 liều 50mg/kg trước khởi mê sau đó duy trì liều 10mg/kg/giờ cho đến khi kết thúc PT, để giảm đau cho các phẫu thuật bụng lớn, với mức độ đau cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ.
Dabbagh. A và cs (2009) [47], sử dụng liều 8mg/kg truyền tĩnh mạch bắt đầu trước khi rạch da và duy trì đến khi mổ xong, thấy MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ, lượng morphin tiêu thụ 24 giờ đầu thấp hơn có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).
Hwang. JY (2009) [57], dùng MgSO4 để giảm đau sau mổ thay khớp háng, liều 50mg/kg tiêm TM ngay sau GTTS, sau đó truyền duy trì liều 15mg/kg/giờ cho đến khi kết thúc PT. (Lượng morphin - ketorolac tiêu thụ 48 giờ sau mổ ở nhóm truyền MgSO4 ít hơn so nhóm không truyền và điểm đau VAS thấp hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ.
Như vậy, qua tham khảo các tài liệu nước ngoài thì nghiên cứu của chúng tôi sử dụng liều duy nhất truyền tĩnh mạch trong mổ 50mg/kg/giờ, bắt đầu trước khi rạch da và tiếp tục đến khi mổ xong, sau mổ dùng PCA morphin đơn thuần khi điểm đau VAS ≥ 4. Liều sử dụng của chúng tôi khác với nhiều tác giả, có phần thấp hơn, thời gian PT ngắn hơn, và cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
4.9.2. Đường tiêm thuốc
Trên thế giới đã có các nghiên cứu sử dụng MgSO4 bằng nhiều con
đường khác nhau như GTTS, tê NMC và truyền tĩnh mạch để giảm đau và dự phòng đau sau mổ cho kết quả an toàn và có tác dụng giảm đau [38], [44], [63]. Nghiên cứu của Malleeswaran.S (2010) [63], dùng MgSO4 kết hợp bupivacain-fentanyl GTTS mổ lấy thai ở sản phụ bị tiền sản giật và nghiên cứu Bilir.A (2007) [38], dùng MgSO4 kết hợp bupivacain-fentanyl gây tê
NMC thấy MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ mà không làm tăng thêm các tác dụng phụ.
Năm 2010, nghiên cứu của S.Ouerghi và cộng sự . Việc phối hợp 50mg MgSO4 với morphin và fentanyl trong gây tê tủy sống để giảm đau dự phòng sau phẫu thuật lồng ngực là PT có mức đau cao hơn nhiều so nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả cho thấy: nhóm có dùng MgSO4 GTTS giảm lượng morphin tiêu thụ sau mổ và giảm số bệnh nhân yêu cầu chuẩn độ mà không làm gia tăng các tác dụng phụ khác [67].
Nghiên cứu của chúng tôi chọn đường tiêm tĩnh mạch MgSO4 khi bắt đầu PT, duy trì cho đến khi kết thúc cuộc mổ vì cách dùng này đơn giản, an toàn và dễ áp dụng. Mặt khác, đây cũng là bước đầu nghiên cứu hiệu quả dự phòng đau sau mổ của MgSO4 nên chúng tôi chưa thể đánh giá đầy đủ hết tác dụng giảm đau cũng như độ an toàn của MgSO4 khi dùng đường tiêm khác. Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu trên các PT có mức đau lớn hơn và nghiên cứu thêm về các đường tiêm khác như GTTS, gây tê NMC.., để hiểu rõ hơn về MgSO4.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình chi dưới của MgSO4 truyền tĩnh mạch trong mổ, kết hợp PCA morphin sau mổ (n = 30) so sánh với nhóm không truyền MgSO4 (n = 30), chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. MgSO4 liều 50 mg/kg truyền tĩnh mạch trong mổ kết hợp với PCA morphin sau mổ làm tăng hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật chi dưới mà không gây ức chế vận động.
- Thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên ở nhóm truyền MgSO4 dài hơn so với nhóm không truyền MgSO4 .
- Lượng morphin chuẩn độ và lượng morphin tiêu thụ sau 24 giờ đầu của nhóm truyền MgSO4 thấp hơn so với nhóm không truyền MgSO4.
- Thời gian phục hồi vận động ở nhóm truyền MgSO4 kéo dài hơn so với nhóm không truyền MgSO4, tuy nhiên sự khác biệt vẫn không có ý nghĩa thống kê.
2. Tác dụng của MgSO4 lên tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn khác.
- MgSO4 không gây biến đổi tần số tim, huyết áp động mạch, tần số hô hấp và độ bão hòa oxy máu. Mức độ thay đổi tần số tim, HATB, tần số thở và độ bão hoà oxy của 2 nhóm không có sự khác biệt và sự thay đổi vẫn ở trong giới hạn bình thường
- Tỷ lệ bệnh nhân bí đái, nôn-buồn nôn, đau đầu, run- rét run và ngứa ở nhóm truyền MgSO4 không khác biệt so với nhóm không truyền MgSO4.
Không gặp trường hợp nào có các tác dụng phụ khác như: rối loạn vận động – cảm giác, đau tê bì chân, dị ứng.
1. Hoàng Văn Bách (2001): “Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống của
bupivacain – fentanyl liều thấp trong cắt nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt”, Luận văn thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội.
2. Đặng Thị Châm, (2005): “Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của
nefopam trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình chi dưới”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Bùi Quốc Công (2003): “Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống bằng hỗn
hợp bupivacain và fentanyl trong mổ lấy thai”. Luận văn chuyên khoa cấp II, trường ĐH Y HN.
4. Phạm Thị Minh Đức (1996): “Huyết áp động mạch “,Chuyên đề sinh lý học tập 1, nhà xuất bản y học, Hà Nội, 51 – 61.
5. Phạm Minh Đức, (2003): “Nghiên cứu sử dụng bupivacain kết hợp
fentanyl gây tê tủy sống trong phẫu thuật cắt tử cung”, Luận văn thạc sỹ y khoa. Trường Đại học y Hà nội, Hà Nội.
6. Cao Thị Bích Hạnh (2001): “So sánh tác dụng của GTTS bằng marcain
0,5% đồng tỷ trọng và marcain 0,5% tăng tỷ trọng trong phẫu thuật chi dưới”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa, ĐH Y – Dược TP HCM. 7. Vũ Thị Thu Hiền (2007): “Đánh giá biến chứng đau đầu của bệnh nhân
sau gây tê tủy sống để phẫu thuật “, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa khóa 2001 – 2007. Trường ĐH Y HN.
8. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (2005), “Thuốc giảm đau gây ngủ” ,
Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr 147-164.
9. Chu Mạnh Khoa (1998): “GTTS bằng dolargan: các biến chứng và xử
11. Phạm Khuê (1990): “Tổ chức liên kết và tuổi già”, Lão khoa đại cương,
Nhà xuất bản Y học, 17 – 30.
12. Bùi Ích Kim (1984): “Gây tê tủy sống bằng marcain 0,5%”. Kinh nghiệm qua 46 trường hợp, báo cáo hội nghị GMHS.
13. Bùi Ích Kim (1997): “Thuốc tê bupivacain”. Bài giảng GMHS, đào tạo nâng cao lần 2, HN 1 – 8.
14. Bùi ích Kim (2001): “Gây tê ngoài màng cứng – gây tê tủy sống”. Tài liệu đào tạo tại chuyên đề GMHS, 81 – 115.
15. Tôn Đức Lang (1988): “Tổng quan về ứng dụng tiêm opiates vào
khoang NMC hoặc khoang dưới nhện để giảm đau…”, Tạp chí khoa học ngoại khoa, 16(2).
16. Đỗ Ngọc Lâm (2002): “Thuốc giảm đau họ morphin”. Bài giảng GMHS, tập 1. Bộ môn GMHS, trường ĐH Y HN, nhà xuất bản y học, 407 – 423. 17. Đỗ Văn Lợi (2007): “Nghiên cứu phối hợp bupivacain với morphin hoặc fentanyl trong gây tê tuỷ sống để mổ lấy thai và giảm đau sau mổ”,
Luận văn thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
18. Vidal Việt Nam (2000): “Marcain 0.5% 4ml và marcain spinal 0.5%
4ml, marcain heavy 4ml”. Nhà xuất bản OVP- Paris trang 405-408. 19. Võ Thị Tuyết Nga (2003), “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của
meloxicam trong phẫu thật chấn thương chỉnh hình chi dưới”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
20. Đào Văn Phan (1998): “Dược lý thuốc tê”, Dược lý học, nhà xuất bản y học, HN. 145 – 151.
22. Lê Thị Thanh Thái (1991): “Điều trị cấp cứu tim mạch”, Ấn bản lần thứ
5, Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. 58 – 69.
23. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (2000), “Các thuốc
giảm đau dòng họ morphin” , Thuốc sử dụng trong gây mê, tr180-235 24. Nguyễn Thụ, (2002), “ Sinh lý thần kinh về đau” , Bài giảng gây mê hồi
sức , tập 1 , Nhà xuất bản Y học , tr 142-151
25. Công Quyết Thắng (1984): “Gây tê tủy sống bằng pethidin”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I hệ nội trú, Trường ĐH Y HN.
26. Công Quyết Thắng (2002): “Gây tê tủy sống – gây tê NMC”, Bài giảng GMHS, tập II, 45 – 83.
27. Công Quyết Thắng (2005): “Kết hợp GTTS và NMC bằng bupivacain
và morphin hoặc dolargan hay fentanyl để mổ và giảm đau sau mổ”.
Luận án tốt nghiệp tiến sỹ, ĐH Y HN.
28. Lê Toàn Thắng, (2006), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau dự phòng sau
mổ bụng trên của nefopam truyền tĩnh mạch trước mổ ở các bệnh nhân có dùng PCA morphin tĩnh mạch” , Luận văn thạc sỹ y học , Trường đại học y Hà Nội , Hà Nội.
29. Trịnh Thị Thơm, (2009), “ Đánh giá tác dụng giảm đau của ketorolac
khi phối hợp với morphin tĩnh mạch do bệnh nhân điều khiển sau phẫu thuật cột sống thắt lưng” , Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện ,