Đặc điểm về trình độ học vấn, tiền sử liên quan:

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 58 - 60)

- Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, tiền sử liên quan như:

4.1.6. Đặc điểm về trình độ học vấn, tiền sử liên quan:

Theo bảng 3.4 trình độ học vấn của các bệnh nhân trong hai nhóm tương đương nhau, thấp nhất là tốt nghiệp trung học cơ sở, không có bệnh nhân nào mù chữ hoặc thiểu năng trí tuệ. Do đó các bệnh nhân đều có khả năng nhận thức để hiểu biết được yêu cầu của nghiên cứu cũng như nguyên tắc sử dụng PCA, và sử dụng thước VAS trong việc đánh giá kết quả giảm đau.

Trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đau sau mổ, bệnh nhân có trình độ học vấn càng cao, hiểu biết càng nhiều thì càng dễ cảm thấy đau sau mổ hơn.

Theo bảng 3.5 tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá, lo sợ trước mổ, nôn buồn nôn và say tàu xe trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

4.1.7. Vị trí và phân loại phẫu thuật

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy vị trí và phân loại phẫu thuật giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Nhóm I có 17/30 (56,7%) bệnh nhân phẫu thuật vùng đùi: trong đó có 16 bệnh nhân là phẫu thuật KHX đùi (53,4%) và 1 bệnh nhân là PT tạo hình cơ tứ đầu đùi (3,3%), 13/30 (43,3%) là mổ kết hợp xương cẳng chân.

Nhóm II có 18/30 (60%) bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương đùi và 12/30 (40%) là mổ kết hợp xương cẳng chân.

Điều này nói lên sự tương đối đồng nhất về vị trí và phân loại phẫu thuật của nghiên cứu, vì vị trí PT ảnh hưởng rất lớn đến mức đau sau mổ.

4.1.8. Thời gian phẫu thuật

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 chúng tôi thấy rằng thời gian phẫu thuật trung bình của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thời gian phẫu thuật của nhóm I là 64,2 ± 19,8 phút.

Thời gian phẫu thuật của nhóm II là 66,0 ± 19,5 phút.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Châm (68,97 phút), thấp hơn thời gian phẫu thuật của Võ Thị Tuyết Nga [19] và Dabbagh.A [47] cũng trên bệnh nhân PT chi dưới.

Đây là thời gian PT rất phù hợp cho GTTS để mổ chi dưới cũng như hạn chế được liều thuốc gây tê.

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w