Lượng morphin tiêu thụ sau 24 giời đầu, từ 24-48 giờ và tổng 48giờ sau

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 64 - 69)

- Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, tiền sử liên quan như:

4.4.3.1.Lượng morphin tiêu thụ sau 24 giời đầu, từ 24-48 giờ và tổng 48giờ sau

4.4.3.1. Lượng morphin tiêu thụ sau 24 giời đầu, từ 24-48 giờ và tổng 48 giờsau mổ. sau mổ.

Theo bảng 3.15 và biểu đồ 3.2 kết quả nghiên cứu cho thấy :

• Lượng morphin tiêu thụ sau 24 giờ đầu ở nhóm dùng MgSO4 truyền

TM trong mổ, kết hợp PCA morphin (29,13 ± 10,08mg) ít hơn so với nhóm chứng chỉ dùng PCA đơn thuần là (36,57 ± 4,91mg) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).

Kết quả này khi so với nghiên cứu của Đặng Thị Châm (2005) là (24,87 ± 4,69mg), cũng trên những bệnh nhân phẫu thuật chi dưới thì lớn hơn. Sở dĩ có sự khác biệt này chúng tôi nghĩ là do tác giả Đặng Thị Châm nghiên cứu cả trên bệnh nhân PT ở bàn chân và tháo nẹp vít, và BN được tiêm 20mg nefopam lúc đóng da, tiếp sau đó 6 giờ sau lại tiêm nhắc lại nefopam [2]. Mặt khác nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ nam của mỗi một nhóm đều chiếm rất cao đến 90%, theo bàn luận ở (mục 4.1.1) thì lượng morphin tiêu thụ sau mổ cũng có liên quan đến giới tính.

Khi so sánh với các nghiên cứu nước ngoài, lượng morphin tiêu thụ 24 giờ đầu sau mổ của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu phẫu thuật thay khớp háng của Pico L [70] : (29,30 ± 4,5mg). Nghiên cứu của Dirk.J [48] trên bệnh nhân cắt bỏ tử cung qua đường mổ bụng (29 mg).

Nghiên cứu của Apan. A và cs (2004) [35], khi truyền MgSO4 kết hợp GTTS để giảm đau sau các PT nhỏ ở chi dưới cho thấy lượng meperidin tiêu thụ nhóm có truyền MgSO4 (31,8 ± 30,7mg) trong khi đó nhóm không truyền MgSO4 là (60 ± 73,1mg).

So với nghiên cứu của Kara. H và cộng sự (2002) [59], truyền MgSO4 mổ cắt tử cung đường bụng cho thấy lượng morphin tiêu thụ 24 giờ nhóm truyền MgSO4 của chúng tôi thấp hơn so nghiên cứu Kara. H: nhóm truyền MgSO4 là 35,6 ± 4,8mg trong khi đó nhóm không truyền là 43,4 ± 7,2mg. Có sự khác biệt này chúng tôi nghĩ do PT mổ cắt tử cung nên cảm giác đau sau mổ ở mức độ cao hơn vì vậy phải sử dụng lượng morphin nhiều hơn.

Sở dĩ lượng morphin tiêu thụ ở nhóm nghiên cứu (nhóm truyền MgSO4)

thấp hơn so nhóm chứng nhóm (không truyền MgSO4) có sự khác biệt với (p < 0,05). Theo các nghiên cứu của Cheol Lee (2008) [44], Dabbagh.A [47] (2009), Hwang JY [57] (2009), và Tramer MR [76] là: ion Mg++ được cho là thuốc có tác động đối kháng với receptor NMDA, cơ chế hoạt động của nó là đối kháng không cạnh tranh lên receptor NMDA, nó ngăn chăn kênh ion là một kênh hoạt động phụ thuộc điện thế làm cho receptor không được hoạt hóa, nên chúng có tác dụng giảm đau và dự phòng đau khi phối hợp các thuốc giảm đau khác. Điều này đã được chứng minh theo các nghiên cứu thực nghiệm [44], [47], [57], [76].

Receptor NMDA được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể, như ở đầu mút các sợi thần kinh, ở màng sau synap trong tủy sống và các vùng thần kinh trên tủy sống, chúng có vai trò quan trọng trong dẫn truyền cảm giác đau cũng như hiện tượng tăng cảm giác đau sau mổ. Chất chủ vận của NMDA là glutamat được giải phóng ở màng trước synap khi có kích thích gây đau. Bên cạnh đó người ta còn thấy sự hoạt hóa receptor NMDA có vai trò quan trọng trong các bệnh lý đau mạn tính sau các tổn thương cấp tính [39], [45]. Các thuốc giảm đau tác động lên receptor này theo hai cơ chế: đối kháng với glutamat trên receptor hoặc ức chế giải phóng glutamat từ màng trước synap làm cho receptor không được hoạt hóa. Nhờ đó có tác dụng giảm hiện tượng tăng cảm giác đau sau mổ [65], [76].

• Lượng morphin tiêu thụ trong khoảng thời gian từ 24 - 48h sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm truyền MgSO4 (17,77 ± 5,07mg) và ở nhóm chứng (19,73 ± 2,86mg). Lượng morphin tiêu thụ trong khoảng thời gian này ở cả 2 nhóm không có sự khác biệt với (p > 0,05). Có hiện tượng này chúng tôi nghĩ nghiên cứu của chúng tôi chỉ dùng MgSO4 truyền trong mổ, còn một số tác giả khác nghiên cứu kết hợp cả truyền tĩnh mạch MgSO4 trước

trong và sau mổ cho các phẫu thuật lớn hơn và mức đau cao hơn, điển hình có các tác giả Cheol Lee [44], Hwang JY [57], Kara. H [59] và Tramer MR [76], nên tác dụng hợp đồng của MgSO4 phải chăng được kéo dài thêm?. Chúng ta cần nghiên cứu thêm về tác dụng giảm đau sau mổ của truyền MgSO4 tĩnh mạch theo các thời điểm trước mổ, trong mổ và tiếp tục sau mổ với các phẫu thuật bụng lớn cũng như trong các phẫu thật khác có mức đau cao hơn để có kết luận rõ ràng hơn về vấn đề này.

• Tổng lượng morphin tiêu thụ sau 48 giờ sau mổ của các bệnh nhân

trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm truyền MgSO4 (46,90 ± 14,09mg), và ở nhóm chứng (56,30 ± 5,55mg). Lượng morphin tiêu thụ trong khoảng thời gian này ở cả 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa với (p < 0,05).

Khi so sánh với các nghiên cứu nước ngoài, tổng lượng morphin tiêu thụ 48 giờ sau mổ của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu Tramer MR là phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng, ở nhóm truyền MgSO4 (nhóm nghiên cứu 65mg), và ở nhóm không truyền MgSO4 (nhóm chứng 91mg) [76].

So sánh với nghiên cứu của Hwang JY và cs (2009) [57], truyền MgSO4 trước, trong mổ kết hợp giảm đau sau mổ bằng PCA morphin và ketorolac cho phẫu thuật thay khớp háng. Tổng lượng morphin tiêu thụ 48 giờ sau mổ của chúng tôi cao hơn nghiên cứu Hwang JY ở nhóm truyền MgSO4 (21mg), và ở nhóm không truyền (35mg). Có sự khác biệt này chúng tôi nghĩ nhiều đến là do nghiên cứu của Hwang JY tuy không có sự khác biệt về chiều cao trung bình so nghiên cứu của chúng tôi nhưng tác giả dùng liều GTTS trung bình bupivacain 13,5mg + 0,02mg fentanyl và thời điểm lắp PCA của tác giả là ngay sau phẫu thuật nên còn tác dụng của thuốc tê cộng thêm tác giả dùng PCA kết hợp 70mg morphin + 150mg ketorolac trong 100ml, nếu bệnh nhân còn đau sau mổ thì tiêm TM thêm 30mg ketorolac.

trơ 10 phút, liều tối đa 15mg/4h, nếu bệnh nhân đau chúng tôi cài thời gian trơ giảm xuống 7-8 phút hoặc tăng liều bolus 1,5mg ngoài ra không dùng thêm thuốc giảm đau khác.

4.4.3.2. Điểm đau VAS lúc nghỉ của 2 nhóm

Theo bảng 3.16 và biểu đồ 3.3:

Chúng tôi cũng thấy rằng sau khi lắp máy PCA, điểm đau VAS của các bệnh nhân giảm xuống còn 3,0 ± 0,5 ở nhóm truyền MgSO4 kết hợp PCA morphin, và 3,1 ± 0,4 ở nhóm dùng PCA morphin đơn thuần. Điểm đau này thể hiện mức độ đau ít và điểm đau giảm dần từ 3,1 - 1,6 điểm theo 48 giờ sau PT.

Tại các thời điểm theo dõi trong 24 và 48 giờ sau PT, điểm đau VAS của nhóm truyền MgSO4 kết hợp PCA morphin không khác biệt so với nhóm dùng PCA morphin đơn thuần (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Châm [2] và Võ Thị Tuyết Nga [19], là điểm đau VAS không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).

Nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Apan.A [35] và Dabbagh.A [47], đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật của MgSO4 truyền trong mổ và sau mổ cho thấy điểm đau VAS không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu, trong khi đó lượng meperidin và lượng morphin tiêu thụ 24 giờ sau mổ của nhóm nghiên cứu (nhóm truyền MgSO4) thấp hơn so nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).

Điểm đau VAS trung bình lúc nghỉ trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm truyền MgSO4 kết hợp PCA morphin, tại các thời điểm theo dõi trong 24 và 48 giờ sau mổ, tương đương điểm đau VAS lúc nghỉ ở nhóm truyền MgSO4 trong nghiên cứu mổ thay khớp háng Hwang JY là (từ 3,0 đến 1,2) [57]. Điều đó dễ hiểu vì nếu điểm VAS cao, BN sẽ bấm máy để bơm thêm

thuốc, nhưng ở đây bệnh nhân không bấm thêm, nên lượng thuốc không tăng. Lượng thuốc này đã đủ đáp ứng giảm đau sau mổ.

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 64 - 69)