ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 56 - 97)

- Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, tiền sử liên quan như:

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

4.1.1. Giới

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy sự phân bố giữa nam và nữ ở 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm I và nhóm II đều có 27 nam chiếm 90%, có 03 nữ chiếm 10%.

Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố nam > nữ ở cả 2 nhóm trong nghiên cứu chúng tôi điều này cũng rất dễ giải thích do hầu hết số bệnh nhân của chúng tôi được phẫu thuật chi dưới sau chấn thương do tai nạn lao động hoặc là giao thông . Theo một số nghiên cứu, giới tính cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau sau mổ. Yuan Y.C và cộng sự nghiên cứu trên 2298 bệnh nhân người Trung Quốc thấy rằng giới tính ảnh hưởng đến đau và nhu cầu morphin trong 3 ngày đầu sau mổ. Tác giả nhận thấy những bệnh nhân nữ tiêu thụ ít morphin hơn so với bệnh nhân nam [79].

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ BN là nam giới (90,0%) cao hơn so với nữ giới (10,0%). Tỷ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Châm [2] và Võ Thị Tuyết Nga [19]: (70%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam và nữ của 2 nhóm tương đương nhau. Điều này cũng góp phần loại bỏ các yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của MgSO4.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy các bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình từ 18 – 60 và khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Nhóm I tuổi trung bình là 33,47 ± 13,16. Nhóm II tuổi trung bình là 34,87 ± 11,56.

Đây là độ tuổi trưởng thành ổn định về tâm lý, có khả năng phối hợp tốt với thầy thuốc tạo điều kiện cho quá trình gây tê và phẫu thuật được dễ dàng. Các bệnh nhân này đều ở lứa tuổi đang lao động, sức khoẻ tốt nên hạn chế được các biến chứng do vậy đảm bảo thành công trong GTTS và giảm đau sau mổ.

Kết quả này cũng tương tự kết quả của Đặng Thị Châm [2], Võ Thị Tuyết Nga [19] và Dabbagh.A [47], thấp hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Bá Tuân [32] và Mentes.O [66].

Tuổi cũng ảnh hưởng đến lượng morphin tiêu thụ để giảm đau sau mổ. Gagliese và cộng sự thấy rằng ngày đầu tiên sau phẫu thuật những bệnh nhân trẻ tuổi dùng trung bình 66,6 mg morphin trong khi nhóm bệnh nhân cao tuổi chỉ dùng 39,1 mg morphin. Từ đó, ông đưa ra công thức ước tính lượng tiêu thụ morphin dùng để giảm đau sau mổ : lượng morphin trung bình giảm đau 24 giờ sau mổ (mg) = 100 – tuổi bệnh nhân (năm) [52].

Tuổi trung bình của 2 nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để đánh giá chính xác hiệu quả giảm đau sau mổ MgSO4.

4.1.3. Chiều cao

Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy chiều cao của 2 nhóm nghiên cứu thấp nhất là 150cm và cao nhất là 176cm.

Chiều cao trung bình của nhóm II là 165,5 ± 5,6cm

Chiều cao trung bình của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Châm [2]: (163cm), và của Hwang JY [57]: (164,7cm). Thấp hơn so với nghiên cứu của Dabbagh.A [47], Mentes.O [66].

Sự không khác biệt về chiều cao của 2 nhóm nghiên cứu này đảm bảo cho thuốc khuếch tán trong DNT sau GTTS là tương đương nhau về mặt thời gian cho cả 2 nhóm.

4.1.4. Cân nặng

Từ bảng 3.2 chúng tôi thấy rằng cân nặng trung bình của bệnh nhân ở cả 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Cân nặng trung bình của nhóm I là 55,5 ± 4,5 kg Cân nặng trung bình của nhóm II là 58 ± 6,3 kg

Kết quả này tương đương với kết quả của Đặng Thị Châm [2], Phạm Bá Tuân [32], Thấp hơn so với kết quả của Dabbagh [47], Hwang. JY [57] do 2 tác giả này nghiên cứu ở Iran và Hàn Quốc.

Chiều cao và cân nặng bệnh nhân 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương nhau (p > 0,05), do đó ít ảnh hưởng tới lượng thuốc gây tê và kết quả giảm đau sau mổ.

4.1.5. Phân loại sức khoẻ theo ASA

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy tình trạng sức khoẻ của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Nhóm I: ASAI có 25 chiếm tỷ lệ 83,3%, ASAII có 5 chiếm tỷ lệ 16,7% Nhóm II: ASAI có 26 chiếm tỷ lệ 86,7%, ASAII có 4 chiếm tỷ lệ 13,3%

Như vậy tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân ở 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi là tốt, không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

Theo bảng 3.4 trình độ học vấn của các bệnh nhân trong hai nhóm tương đương nhau, thấp nhất là tốt nghiệp trung học cơ sở, không có bệnh nhân nào mù chữ hoặc thiểu năng trí tuệ. Do đó các bệnh nhân đều có khả năng nhận thức để hiểu biết được yêu cầu của nghiên cứu cũng như nguyên tắc sử dụng PCA, và sử dụng thước VAS trong việc đánh giá kết quả giảm đau.

Trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đau sau mổ, bệnh nhân có trình độ học vấn càng cao, hiểu biết càng nhiều thì càng dễ cảm thấy đau sau mổ hơn.

Theo bảng 3.5 tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá, lo sợ trước mổ, nôn buồn nôn và say tàu xe trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

4.1.7. Vị trí và phân loại phẫu thuật

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy vị trí và phân loại phẫu thuật giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Nhóm I có 17/30 (56,7%) bệnh nhân phẫu thuật vùng đùi: trong đó có 16 bệnh nhân là phẫu thuật KHX đùi (53,4%) và 1 bệnh nhân là PT tạo hình cơ tứ đầu đùi (3,3%), 13/30 (43,3%) là mổ kết hợp xương cẳng chân.

Nhóm II có 18/30 (60%) bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương đùi và 12/30 (40%) là mổ kết hợp xương cẳng chân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này nói lên sự tương đối đồng nhất về vị trí và phân loại phẫu thuật của nghiên cứu, vì vị trí PT ảnh hưởng rất lớn đến mức đau sau mổ.

4.1.8. Thời gian phẫu thuật

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 chúng tôi thấy rằng thời gian phẫu thuật trung bình của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thời gian phẫu thuật của nhóm I là 64,2 ± 19,8 phút.

Thời gian phẫu thuật của nhóm II là 66,0 ± 19,5 phút.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Châm (68,97 phút), thấp hơn thời gian phẫu thuật của Võ Thị Tuyết Nga [19] và Dabbagh.A [47] cũng trên bệnh nhân PT chi dưới.

Đây là thời gian PT rất phù hợp cho GTTS để mổ chi dưới cũng như hạn chế được liều thuốc gây tê.

4.2. HIỆU QUẢ ỨC CHẾ CẢM GIÁC

4.2.1. Thời gian khởi phát mất cảm giác đau ở mức T12

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 chúng tôi thấy rằng thời gian khởi phát mất cảm giác đau ở mức T12 của nhóm I: 3,5 ± 0,39 và của nhóm II: 3,6 ± 0,42, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p >0,05).

Kết quả này tương tự như kết quả của Nguyễn Ngọc Khoa [10], ở nhóm dùng bupivacain-fentanyl. Ngắn hơn so với nghiên cứu của Hoàng Văn Bách [1], thời gian khởi phát mất cảm giác đau ở mức T12 là 4,075 ± 1,568 phút: tuy nhiên trong nghiên cứu của Hoàng Văn Bách thì dùng liều thấp hơn (5 mg bupivacain + 25 mcg fentanyl).

4.2.2. Thời gian mất cảm giác đau ở T12

Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.9 cho thấy thời gian mất cảm giác đau ở T12 của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Nhóm I thời gian mất cảm giác đau ở T12 là 147,5 ± 12,7 phút. Nhóm II thời gian mất cảm giác đau ở T12 là 140 ± 16,4 phút.

Đây là thời gian vô cảm phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cho phẫu thuật chi dưới (thời gian mổ ≤ 120 phút). Điều này chứng tỏ truyền MgSO4 không ảnh hưởng đến thời gian vô cảm trong mổ.

4.2.3. Mức phong bế tối đa

Từ kết quả bảng 3.10 chúng tôi thấy rằng mức phong bế tối đa của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm I có 2 bệnh nhân là mức T8 (chiếm 6,7%) còn lại 28 bệnh nhân là T10 (93,3%), nhóm II có 1 bệnh nhân là mức T8 (chiếm 3,3%) còn lại là T10 29 bệnh nhân (96,7%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi mức tê tối đa của nhóm được truyền MgSO4 (nhóm nghiên cứu) không có sự khác biệt so nhóm chứng. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu của Apan. A [35] và Hwang. JY [57].

Trong lĩnh vực gây mê hồi sức, khi tiến hành một phương pháp vô cảm nào đó cũng đòi hỏi đến hiệu quả và tính an toàn của phương pháp vô cảm đó. Đặc biệt là trong gây tê tuỷ sống cần xác định mức tê tối thiểu cho mỗi loại phẫu thuật. Trong phẫu thuật chi dưới với mục đích là vô cảm vùng bẹn trở xuống có mức chi phối cảm giác theo khoanh tuỷ T12. Điều này cho thấy mức tê đạt được với liều 7mg bupivacain + 0.05mg fentanyl còn cao hơn so với yêu cầu của phẫu thuật. Với liều cao hơn so liều gây tê ở trên mức tê quá cao không cần thiết với phẫu thuật chi dưới, với mức tê cao sẽ kèm theo các biến chứng, tác dụng phụ trong gây tê tuỷ sống không có lợi cho bệnh nhân nhất là đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý kèm theo. Một thực tế là mức phong bế càng cao thì khả năng ức chế hạch giao cảm gây ảnh hưởng đến tuần hoàn càng tăng, cũng như khả năng ức chế cơ hô hấp gây ảnh hưởng đến hô hấp càng tăng. Vì vậy, mức phong bế tối đa càng thấp thì càng ít ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp. Đây là cơ sở quan trọng cho thấy sự phối hợp và liều thuốc dùng cho an toàn, ít có nguy cơ biến chứng tim mạch.

4.3. HIỆU QUẢ ỨC CHẾ VẬN ĐỘNG

4.3.1. Thời gian khởi phát liệt vận động ở mức M1

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy thời gian khởi phát liệt vận động ở mức M1 (theo thang chia độ liệt vận động của Bromage) của 2 nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).

Nhóm I: Thời gian khởi phát liệt vận động ở mức M1 là 4,37 ± 0,51 phút. Nhóm II: Thời gian khởi phát liệt vận động ở mức M1 là 4,35 ± 0,42 phút. So với kết quả nghiên cứu dùng bupivacain đơn thuần của Bùi Ích Kim là 5,5 ± 2,7 phút. Như vậy thời gian khởi phát liệt vận động ở mức M1 nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn với nghiên cứu dùng bupivacain đơn thuần của

Bùi Ích Kim [12]. Tương đương với nghiên cứu dùng bupivacain – fentanyl của Phạm Minh Đức [5] là 4,24 ± 1,08 phút và Đỗ Văn Lợi [17] là 4,3 ± 0,88 phút.

4.3.2. Thời gian phục hồi vận động ở mức M1

Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.12 cho thấy thời gian phục hồi vận động ở mức M1 của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Thời gian phục hồi vận động ở mức M1 của chúng tôi là 94,8 ± 23,5 tương đương nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khoa [10] ở nhóm dùng bupivacain – fentanyl là 95,6 ± 30,01 phút.

Theo nghiên cứu của nghiên cứu của Dabbagh. A [47] và Hwang. JY [57], truyền MgSO4 kết hợp GTTS thì không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vận động của bệnh nhân.

Như vậy truyền MgSO4 tĩnh mạch trong mổ kết hợp GTTS không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vận động của bệnh nhân trong và sau mổ.

4.4. KẾT QUẢ GIẢM ĐAU

4.4.1. Thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là thời gian từ khi mổ xong đến thời điểm bệnh nhân bắt đầu có nhu cầu dùng thuốc giảm đau sau mổ tương đương với thang điểm VAS ≥ 4 điểm.

Đây là thời điểm hết tác dụng ức chế cảm giác đau của thuốc gây tê, thời điểm này bệnh nhân cần phải chuẩn độ morphin và dùng giảm đau PCA morphin.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (theo bảng 3.13) cho thấy thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên sau phẫu thuật ở nhóm truyền tĩnh mạch MgSO4 trong mổ là (180,2 ± 43,3 phút) kéo dài hơn so nhóm chứng (155 ± 42,5 phút), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi có thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên sau mổ ngắn hơn so với kết quả của các tác giả trong nước khác là Đặng Thị Châm (335,2 ± 15,71 phút) và Võ Thị Tuyết Nga (340,25 ± 69,68 phút). Sở dĩ có sự khác biệt lớn này là vì 2 tác giả này đều lấy mốc thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau

đầu tiên sau phẫu thuật là được tính từ lúc bắt đầu gây tê cho đến sau mổ lúc VAS > 5 và liều bupivacain là 0,2mg/kg cân nặng. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh nhân 2 nhóm đều dùng một liều thuốc là 7mg bupivacain + 0,05mg fentanyl và thời gian xuất hiện đau sau phẫu thuật được tính lúc kết thúc phẫu thuật cho đến khi điểm đau VAS ≥ 4.

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả về tác dụng thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên sau phẫu thuật của nhóm truyền MgSO4 tĩnh mạch trong mổ tương tự như nghiên cứu của Cheol Lee và cộng sự dùng MgSO4 truyền tĩnh mạch trong mổ cho phẫu thuật bụng lớn. Theo tác giả nhóm có truyền MgSO4 (nhóm nghiên cứu) có thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên kéo dài hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05) [44].

Apan.A và cộng sự [35] cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi khi GTTS kết hợp truyền tĩnh mạch MgSO4 trong và sau mổ cho thấy thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên của nhóm được truyền MgSO4 kéo dài hơn một cách có ý nghĩa thống kê với (p<0,05).

Thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên ở nhóm được truyền MgSO4 TM trong mổ là (180,2 ± 43,3 phút) kéo dài hơn so nhóm không truyền là (155 ± 42,5 phút), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05), phải chăng là do tác dụng hiệp đồng giữa truyền MgSO4 tĩnh mạch trong mổ và bupivacain + fentanyl tê tuỷ sống ? .

Chúng ta cần nghiên cứu thêm về tác dụng giảm đau sau mổ của truyền MgSO4 tĩnh mạch trong mổ với các phẫu thuật bụng lớn và trong các phẫu thuật khác có mức đau cao hơn, để có kết luận rõ ràng hơn về vấn đề này.

4.4.2. Thời kỳ chuẩn độ

Tại phòng hồi tỉnh, khi bệnh nhân có yêu cầu giảm đau (VAS ≥ 4) sẽ tiến hành chuẩn độ. Tất cả các bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch bằng

morphin 2mg cứ 10 phút 1 lần cho đến khi điểm đau VAS < 4 (mức đau có thể chấp nhận được).

Theo bảng 3.14 lượng morphin dùng để chuẩn độ của nhóm nghiên cứu (có truyền MgSO4) là 4,16 ± 2,56mg ít hơn nhóm chứng (không truyền

MgSO4) là 6,5 ± 1,43mg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).

Lượng morphin dùng để chuẩn độ tĩnh mạch trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Tuyết Nga [19]: 6,35 ± 1,81mg ở nhóm dùng PCA morphin đơn thuần và 4,0 ± 0,89mg ở nhóm dùng PCA morphin kết hợp meloxicam sau PT chi dưới. Nhưng lượng morphin chuẩn độ này lại cao hơn của Đặng Thị Châm [2]: 4,60 ± 1,19mg ở nhóm dùng PCA morphin đơn thuần và (3,67 ± 1,06mg) ở nhóm dùng PCA morphin kết hợp nefopam trên bệnh nhân PT chi dưới.

Nghiên cứu của Pico.L [70], trên BN thay khớp háng toàn bộ cũng cho thấy liều morphin chuẩn độ trung bình là 15,4 ± 1,5mg. Lê Toàn Thắng [28] trên bệnh nhân phẫu thuật bụng trên là: 5,6 ± 1,7 mg ở nhóm nghiên cứu và 7,1 ± 1,5mg ở nhóm chứng.

Chúng tôi cho rằng liều morphin chuẩn độ tĩnh mạch phụ thuộc vào mức độ đau sau PT. Trong nghiên cứu của các tác giả trên bệnh nhân thay khớp háng toàn bộ, PT bụng trên thì thời gian PT thường kéo dài, cảm giác đau sau mổ ở mức độ cao hơn nên phải sử dụng liều lượng morphin chuẩn độ cao hơn. Về tác dụng giảm liều morphin trong chuẩn độ, các tác giả nước ngoài khác không thấy nêu như nghiên cứu của chúng tôi, có lẽ cũng cần nghiên cứu tiếp trên các loại PT khác với số lượng lớn hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 56 - 97)