Thời gian khởi phát mất cảm giác đau ở mức T12

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 60 - 61)

- Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, tiền sử liên quan như:

4.2.1.Thời gian khởi phát mất cảm giác đau ở mức T12

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 chúng tôi thấy rằng thời gian khởi phát mất cảm giác đau ở mức T12 của nhóm I: 3,5 ± 0,39 và của nhóm II: 3,6 ± 0,42, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p >0,05).

Kết quả này tương tự như kết quả của Nguyễn Ngọc Khoa [10], ở nhóm dùng bupivacain-fentanyl. Ngắn hơn so với nghiên cứu của Hoàng Văn Bách [1], thời gian khởi phát mất cảm giác đau ở mức T12 là 4,075 ± 1,568 phút: tuy nhiên trong nghiên cứu của Hoàng Văn Bách thì dùng liều thấp hơn (5 mg bupivacain + 25 mcg fentanyl).

4.2.2. Thời gian mất cảm giác đau ở T12

Từ kết quả nghiên cứu bảng 3.9 cho thấy thời gian mất cảm giác đau ở T12 của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Nhóm I thời gian mất cảm giác đau ở T12 là 147,5 ± 12,7 phút. Nhóm II thời gian mất cảm giác đau ở T12 là 140 ± 16,4 phút.

Đây là thời gian vô cảm phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cho phẫu thuật chi dưới (thời gian mổ ≤ 120 phút). Điều này chứng tỏ truyền MgSO4 không ảnh hưởng đến thời gian vô cảm trong mổ.

4.2.3. Mức phong bế tối đa

Từ kết quả bảng 3.10 chúng tôi thấy rằng mức phong bế tối đa của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm I có 2 bệnh nhân là mức T8 (chiếm 6,7%) còn lại 28 bệnh nhân là T10 (93,3%), nhóm II có 1 bệnh nhân là mức T8 (chiếm 3,3%) còn lại là T10 29 bệnh nhân (96,7%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi mức tê tối đa của nhóm được truyền MgSO4 (nhóm nghiên cứu) không có sự khác biệt so nhóm chứng. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu của Apan. A [35] và Hwang. JY [57].

Trong lĩnh vực gây mê hồi sức, khi tiến hành một phương pháp vô cảm nào đó cũng đòi hỏi đến hiệu quả và tính an toàn của phương pháp vô cảm đó. Đặc biệt là trong gây tê tuỷ sống cần xác định mức tê tối thiểu cho mỗi loại phẫu thuật. Trong phẫu thuật chi dưới với mục đích là vô cảm vùng bẹn trở xuống có mức chi phối cảm giác theo khoanh tuỷ T12. Điều này cho thấy mức tê đạt được với liều 7mg bupivacain + 0.05mg fentanyl còn cao hơn so với yêu cầu của phẫu thuật. Với liều cao hơn so liều gây tê ở trên mức tê quá cao không cần thiết với phẫu thuật chi dưới, với mức tê cao sẽ kèm theo các biến chứng, tác dụng phụ trong gây tê tuỷ sống không có lợi cho bệnh nhân nhất là đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý kèm theo. Một thực tế là mức phong bế càng cao thì khả năng ức chế hạch giao cảm gây ảnh hưởng đến tuần hoàn càng tăng, cũng như khả năng ức chế cơ hô hấp gây ảnh hưởng đến hô hấp càng tăng. Vì vậy, mức phong bế tối đa càng thấp thì càng ít ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp. Đây là cơ sở quan trọng cho thấy sự phối hợp và liều thuốc dùng cho an toàn, ít có nguy cơ biến chứng tim mạch.

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ chi dưới với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl (Trang 60 - 61)