Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

2.3. TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG

2.3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 2.5: Tình hình dƣ nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016 - 2015 Chênh lệch 2017 - 2016 Số tiền (tỷ đồng Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tƣơng đối (%)

Cho vay mua phương tiện đi lại

27.3 27.2 33.4 23.5 40.79 20.3 6.1 22.3 7.39 22.1

Cho vay sửa chữa, mua nhà đất

37.79 37.6 48.9 34.4 79.1 39.4 11.11 29.4 30.2 61.8

Cho vay mua căn hô, nhà đất dự án 22.1 22.0 42.26 29.7 57.08 28.4 20.16 91.2 14.82 35.1 Cho vay đảm bảo bằng lương 8.04 8.0 10.91 7.7 14.3 7.1 2.87 35.7 3.39 31.1 Cho vay thẻ tín dụng 2.97 3.0 4.2 3.0 6.03 3.0 1.23 41.4 1.83 43.6 Cho vay mua

sắm hàng tiêu dùng 2.26 2.2 2.43 1.7 3.62 1.8 0.17 7.5 1.19 49.0 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng 100.46 100 142.1 100 200.92 100 41.64 41.4 58.82 41.4

Nguồn: Phịng Kế tốn ngân quỹ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận xét:

Theo bảng số liệu tình hình dư nợ CVTD phân loại theo mục đích sử dụng vốn, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, hầu hết các mục đích sử dụng vốn mua sắm, tiêu dùng đều tăng, đặc biệt nhất là mức tăng vọt trong cho vay mua căn hộ, nhà đất dự án trong năm 2016. Đối với mục đích mua và sửa chữa nhà, đây vẫn là mục đích vay vốn tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 37.6% năm 2015, 34.4% năm 2016 và 39.4% năm 2017. Vì đây là hoạt động cần thiết đối với khách hàng và phải tiêu tốn nhiều tiền nhất cho nên số tiền cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở ln đóng góp nhiều vào tình hình dư nợ CVTD của chi nhánh.

Từ năm 2015 đến năm 2017, số tiền dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà ở tăng thêm 11.11 tỷ đồng vào năm 2016 và tăng 30.2 tỷ đồng vào năm 2017, đạt mức 79.1 tỷ đồng, tốc độ tăng tương ứng 29.4% và 61.8%. Nguyên nhân là do năm 2015 tình hình bất động sản cịn nhiều khó khăn, niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm, phân khúc căn hộ tầm trung thanh khoản kém, các ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa thể mạnh dạn trong hoạt động cho vay mua nhà làm cho các doanh nghiệp trong ngành bất động sản càng trở nên khó khăn. Các doanh nghiệp này để cứu vớt tình thế đã có những hành động giảm giá, bán tháo các căn hộ chung cư. Việc giảm giá bán nhà ở, cùng với người dân ln có nhu cầu về nhà ở nên dư nợ CVTD với mục đích mua và sửa chữa nhà ở ở chi nhánh tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, năm 2017 đánh dấu sự trở lại của thị trường nhà đất, nhu cầu của người dân trở lại nhờ vào các chính sách của nhà nước, dẫn đến dư nợ CVTD mục đích mua nhà đất tăng 61.8% so với năm 2016 vì giá bán nhà đang ở mức hợp lý.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản nghiêm túc hồn thành các cơng trình căn hộ theo chỉ thị của nhà nước, nhu cầu mua sắm nhà dự án cũng tăng lên trong những năm gần đây đánh dấu mức tăng trưởng 91.2% trong dư nợ CVTD mục đích cho vay mua căn hộ, nhà dự án trong năm 2016, tương ứng với mức tăng 20.16 tỷ

đồng. Chỉ tiêu này trong năm 2017 cũng tiếp tục tăng trưởng với mức tăng 30.2 tỷ đồng.

Về dư nợ trong mục đích mua sắm phương tiện đi lại, năm 2015 đạt 27.3 tỷ đồng chiếm 27.2% trong tổng dư nợ CVTD. Tuy nhiên năm 2016, hình thức cho vay này đã giảm xuống 23.5% so với năm 2015. Nguyên nhân là do năm 2016, chính phủ vẫn tiếp tục duy trì các chính sách thuế ơ tơ khắc khe nhằm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô nội địa non trẻ. Thêm vào đó là tỷ giá gia tăng đã làm cho việc mua sắm phương tiện bị hạn chế, người dân lúc này chỉ quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu và cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên năm 2017 đã có bước chuyển biến tốt từ nền kinh tế, nổi bật là thời điểm thuế ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm xuống chi còn 30%. Động thái này kéo theo việc nhu cầu người dân tăng lên và nắm bắt xu hướng hôi nhập, làm cho việc mua sắm phương tiện đi lại trở nên phổ biến hơn. Cụ thể, dư nợ của chỉ tiêu này đã tăng 7.39 tỷ đồng trong năm 2017, chiếm tỷ trọng 20.3% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Dư nợ của cho vay mua sắm hàng tiêu dùng nhìn chung có sự biến động không đáng kể qua các năm. Các trung tâm thương mại, siêu thị điện máy liên tục đưa ra những chương trình khuyến mại lớn cũng góp phần làm chi tiêu tiêu dùng cho các loại hàng hóa, sản phẩm thiết yếu tăng ổn định. Năm 2015 đạt được 2.26 tỷ, sang năm 2016 tăng nhẹ lên đến 2.43 tỷ và trong năm 2017 đạt mức cao nhất là 3.62 tỷ đồng. Năm 2016 vẫn tăng lên 0.17 tỷ, tương ứng tăng 7.5% so với năm 2015, nhưng tỷ trọng vẫn giảm, chỉ chiếm 1.7% do dư nợ của các mục đích sử dụng vốn khác đều tăng nhiều hơn.

Qua số liệu trên, thì có thể thấy rõ rằng ba khoản cho vay để mua bán, sửa chữa nhà đất, cho vay để mua căn hộ, nhà đất dự án cùng với khoản cho vay mua sắm phương tiện đi lại là ba khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản CVTD. Tất cả các sản phẩm cho vay đều có sự biến động qua các năm. Như vậy có thể thấy ngân hàng khá chú trọng đến ba sản phẩm cho vay này, tổng cộng cả ba sản phẩm này đã chiếm tới gần 90% tổng CVTD. Tuy nhiên ngân hàng đã bắt đầu có xu hướng giảm cho vay để mua sắm hàng tiêu dùng mà tập trung phát triển vào cho vay mua, sửa chữa căn hộ, nhà đất dự án. Với xu hướng ngày càng cạnh tranh gay gắt trong CVTD, ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc cho vay đối với các sản phẩm khác. Hiện nay nhu cầu vay của cán bộ công nhân viên chức, du học là khá lớn song ngân hàng vẫn chưa thực sự xem xét mở rộng cho vay đối với các sản phẩm này. Đó chính là hạn chế của ngân hàng trong việc cho vay theo sản phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)