3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao trình độ hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế đòi hỏi một đội ngũ nhân viên có năng lực ở tầm cao hơn nữa. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực ngân hàng, một đặc điểm đáng chú ý đó là việc tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm diễn ra trực tiếp, trong đó nổi lên là vai trò của nhân viên ngân hàng với tư cách là người hướng dẫn, giải thích cho khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Sản phẩm, dịch vụ có được khách hàng sử dụng hay không là do năng lực của nhân viên có tốt hay khơng, có đủ trình độ để thu hút khách hàng hay không. Do vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu chủ chốt mà ngân hàng cần quan tâm tới.
Để có được đội ngũ CBTD chất lượng cao, gắn bó, nhiệt huyết thì chi nhánh cũng có những chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Chi nhánh cần xây dựng cơ chế tiền
lương, thưởng phù hợp với hiệu quả công việc, bảo đảm cho nhân viên yên tâm làm việc. Hàng tháng, hàng quý cần có đánh giá năng lực làm việc của nhân viên để có chế độ khen thưởng hợp lý, thúc đẩy nhân viên tiếp tục nỗ lực. Thêm vào nữa, chi nhánh cũng nên có những xuất học nâng cao trình độ quản lý để cân nhắc lên các vị trí cao hơn đối với những nhân viên xuất sắc.
Nhằm thực hiện tốt chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình, trước hết Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cần tổ chức và phát triển hơn nữa công tác đào tạo, nhất là trong giao dịch, đổi mới ngân hàng, hiện đại hoá ngân hàng như hiện nay. Ngân hàng cần tăng cường cử cán bộ, nhân viên tham dự các khoá học về nghiệp vụ do ngân hàng Nhà nước, các Viện nghiên cứu tổ chức.
Thường xuyên tiến hành đánh giá, thăm dò thái độ của khách hàng về phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên. Qua đó, đưa ra biện pháp nâng cao năng lực của nhân viên. Đồng thời thường xuyên xem xét mức độ hài lòng của nhân viên ngân hàng đối với tiền thưởng, tiền phạt để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm kích thích nhân viên khơng ngừng nâng cao trình độ của mình.
Ngồi các yếu tố chuyên môn, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức, tham dự các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao hay các cuộc thi trong nội bộ ngành ngân hàng hoặc tại địa bàn hoạt động để tạo điều kiện cho nhân viên có dịp hiểu nhau hơn, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến đời sống tình cảm của nhân viên. Qua đó, tạo ra sự đoàn kết trong nội bộ ngân hàng, tạo thành một khối thống nhất, cùng nhau đưa ngân hàng đạt được mục tiêu chung.