Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 90)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định

Hiện nay, hệ thống thơng tin về khách hàng cịn một vài hạn chế và chưa đủ độ tin cậy cao dẫn đến việc đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng chưa hiệu quả. Vì vậy, TSĐB được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ những khoản vay. Để đảm bảo và hạn chế rủi ro, chi nhánh cần cử chuyên viên tín dụng đi thu thập thêm thơng tin xác thực để có thể đánh giá khách hàng, tránh tình trạng lừa gạt gây tổn thất cho ngân hàng.

Quan trọng hơn, chi nhánh cần tách riêng bộ phận thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn với thẩm định TSĐB. Chi nhánh cần xây dựng một bộ phận định giá TSĐB chuyên nghiệp với các nhân viên được đào tạo bài bản, có khả năng nắm vững các kiến thức pháp luật về sở hữu tài sản, các quy định pháp lý có liên quan và phương pháp định giá tài sản để đảm bảo tính khách quan và chuẩn xác trong định giá. Hơn nữa, Chi nhánh cũng như các cán bộ thẩm định phải có sự cập nhật thường xuyên các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường,... để phục vụ cho công tác thẩm định.

Bên cạnh việc thẩm định TSĐB, để hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành cho vay tiêu dùng, ngân hàng nên thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định trước khi giải ngân. Đặc biệt với những hồ sơ vay mà chủ thể là cá nhân, nguồn thanh tốn chính là lương, ngân hàng cần chú trọng việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh tốn đó là ổn định và thường xun giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng để giải quyết kịp thời nếu có bất thường xảy ra.gân hàng cũng nên có biện pháp để có thể ràng buộc trách nhiệm của người xác nhận nguồn thu nhập của khách hàng vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều khế ước hoặc khi khách hàng khơng cịn công tác tại đơn vị đó nhưng đơn vị khơng có

trách nhiệm trong việc thông báo với ngân hàng và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vị nơi khách hàng đến công tác.

Cuối cùng, Chi nhánh cần thu thập thêm thông tin về thực trạng đang diễn ra trong ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang công tác để có thể dự báo ảnh hưởng của mơi trường kinh tế - xã hội đến khả năng tài chính, trả nợ của khách hàng. Ngồi ra, việc chủ động tìm kiếm khách hàng cũng sẽ giúp Chi nhánh hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Việc chọn lọc khách hàng cho thấy Chi nhánh có q trình thu thập, xác nhận những thơng tin chính xác, lành mạnh, tránh bị động do thông tin từ khách hàng cung cấp, hạn chế rủi ro trong thẩm định, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ đúng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Hiện nay, nâng cao chất lượng CVTD là hoạt động có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các NHTM nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đặc biệt, cơng tác này tại chi nhánh đã có dấu hiệu chững lại trong giai đoạn 2015 – 2017. Nội dung chương 3 đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu cụ thể của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới. Từ đó, chương 3 nêu lên sự cần thiết phải nâng cao chất lượng CVTD tại ngân hàng, cơ sở đề xuất giải pháp và nêu lên các giải pháp cụ thể.

KẾT LUẬN

Ngày nay, chất lượng CVTD đang trở thành một đề tài được quan tâm nhiều hơn trong việc kinh doanh của các NHTM. Một phần vì CVTD ngày càng đóng góp nhiều hơn vào lợi ích đối với các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Đây là một nghiệp vụ cơ bản, khơng thể thiếu đối với bất kì một NHTM nào. Hơn nữa nó cũng chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng. Phần nữa là vì CVTD cũng là một hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong CVTD đến từ nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là từ chất lượng dịch vụ CVTD của các ngân hàng cịn yếu kém, quy trình cho vay cịn nhiều lỗ hổng dẫn đến những tổn thất khơng đáng có với ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của CVTD cũng như chất lượng của CVTD, ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước đi quan trọng nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng CVTD tại chi nhánh hơn. Trong giai đoạn năm 2015 đến 2017, công tác nâng cao chất lượng CVTD của ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả tích cực, đem lại sự hài lịng lớn hơn từ phía khách hàng, song những kết quả đó cịn chưa xứng đáng với vị thế và tiềm năng của chi nhánh. Về khách quan, chất lượng CVTD bị ảnh hưởng xấu là do tình hình kinh tế khu vực đang trong giai đoạn thách thức, cịn nhiều khó khăn, nợ xấu tại các NHTM chưa được kiểm sốt hồn tồn đã tác động đến việc cho vay cũng như thu hồi nợ của chi nhánh. Nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn do tác động khách quan. Nguyên nhân chủ quan phía ngân hàng mới là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng CVTD của chi nhánh. Bản thân chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại như việc đánh giá TSĐB chưa xác thực, chất lượng chuyên viên tín dụng cịn có vấn đề, quy trình CVTD chưa được thực hiện nghiêm túc, còn nhiều lỗ hổng để kẻ gian trục lợi, giám sát nội bộ lỏng lẻo,… Dựa trên những cơ sở thực tiễn về hạn chế, tồn tại cũng

như nguyên nhân của những hạn chế, bài luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD cho chi nhánh.

Được sự giúp đỡ từ nhà trường, sự hướng dẫn của Th.S Trần Minh Tâm cùng với sự cho giúp đỡ nhiệt tình từ ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, em đã hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Do kiến thức bản thân cịn hạn chế cũng như thời gian thực hiện có hạn nên khóa luận cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, kính mong thầy cơ chỉ bảo cho em để bài khóa luận được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn 2014, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

2. Lê Xuân Nghĩa 2001, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

3. Trương Quang Thông 2010, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

4. Nguyễn Đình Thọ 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,

NXB Lao Động Xã Hội, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

5. Zhu & De'Armond 2005, „Some factors that affect the access to consumer credit by households in the US‟, Journal of Banking and Finance, vol.32, no.4, pp. 444-450. 6. Trần Thị Ngọc và Tô Thiên Kim 2011, Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn, Luận văn tốt nghiệp, Trường Cao

đẳng Kinh tế Đối ngoại.

7. Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng 2013, Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tiêu dùng của các hộ gia đình ở một vài Ngân hàng Thương mại tại thành phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.

8. Bùi Diệu Anh 2013, Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản trị danh mục

cho vay của một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

9. Ngân hàng Nhà nước 2017, Chỉ thị số 07/CT-NHNN, truy cập tại

<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-07-CT-NHNN- 2017-tang-cuong-phong-chong-vi-pham-phap-luat-trong-linh-vuc-tien-te-ngan- hang-365361.aspx> [truy cập ngày 21/03/2018]

10. Ngân hàng Nhà nước 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, truy cập tại

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?It emI D=28340>, [truy cập ngày 14/03/2018].

11. Ngân hàng nhà nước 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, truy cập tại

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?It emID=28340>, [truy cập ngày 14/03/2018].

12. Ngân hàng nhà nước 2012, Chỉ thị 01/CT-NHNN, truy cập tại

<http://thuvienphapluat.vn/archive/Chi-thi/Chi-thi-01-CT-NHNN-nam-2012-ve-to- chuc-thuc-hien-chinh-sach-tien-te-vb134681t1.aspx>, [truy cập ngày 14/03/2018]. 13. MB Bank 2018, Báo cáo thường niên 2017, truy cập tại

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 90)