Tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động tại các ngân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

2.3. Tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động tại các ngân

thƣơng mại

Các NHTMCP là một loại hình doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, vì thế, những nghiên cứu về ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của các NHTMCP hồn tồn có thể áp dụng Lý thuyết đại diện và Lý thuyết tài sản trong khung lý thuyết.

2.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Stephen Ross và Barry Mitnick (1973) đƣợc xem là cha đẻ của Lý thuyết đại

diện. Hai tác giả đã động lập nghiên cứu và công bố kết quả đồng thời vào năm 1973. Trong đó, Ross đƣa ra các vấn đề đại diện liên quan đến lĩnh vực kinh tế, Mitnick lại nghiên cứu các vấn đề đại diện của các thể chế nói chung; tuy vậy những tƣ tƣởng cơ bản chính của cả hai tác giả thì tƣơng tự nhau. Mặc dù vậy, sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đến giới học thuật của Jensen và Mecking (1976) qua bài nghiên cứu “Theory of the firm: Managerial Behaviour, Agency Costs and

Ownership Structure” – “Lý thuyết công ty: Hành vi của nhà quản lý, chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu”; đã khiến ngày nay ngƣời ta lầm tƣởng lý thuyết đại diện là do Jensen và Meckling khởi xƣớng.

Lý thuyết đại diện phân chia rủi ro giữa ngƣời ủy quyền (chủ sở hữu) và

ngƣời đại diện (nhà quản lý) do hai bên có mục tiêu và sự phân cơng lao động khác nhau. Ngƣời ủy quyền giao phó nhiệm vụ điều hành, quản lý tài sản cho ngƣời đại diện thơng qua một hợp đồng. Khi lợi ích của ngƣời ủy quyền và ngƣời đại diện có sự khác nhau và giữa họ có thơng tin khơng hồn hảo về trạng thái của tác nhân, thông tin không đối xứng giữa các tác nhân sẽ dẫn đến hành vi cơ hội của ngƣời đại diện, có thể gây thiện hại đến lợi ích của ngƣời ủy quyền. Để hạn chế hành vi cơ hội của ngƣời đại diện, hợp đồng giữa hai bên ln phát sinh một khoảng chi phí gọi là

11

chi phí đại diện (Agency cost), bao gồm: (1) Chi phí cho việc kiểm tra và động viên khen thƣởng – do ngƣời ủy quyền bỏ ra để định hƣớng hành vi của ngƣời đại diện; (2) Chi phí nghĩa vụ - do ngƣời đại diện gánh chịu nếu gây ra những hành vi thiệt hại đến ngƣời ủy quyền; (3) Chi phí do mất mát phụ trội – là phần chênh lệch không thể tránh khỏi giữa kết quả hành động đã diễn ra của ngƣời đại diện với kết quả hành động cần thiết để tối đa hóa lợi ích của ngƣời ủy quyền. Lý thuyết đại diện tập trung vào trả lời các câu hỏi sau: Xây dựng một cơ chế động viên và khen thƣởng nhƣ thế nào để khiên ngƣời đại diện hành động vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích của ngƣời ủy quyền? Làm thế nào để giảm chi phí đại diện trong điều kiện các thông tin khơng hồn hảo?

Nghiên cứu thực chứng của Lý thuyết đại diện tập trung tìm hiểu cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các cơng ty cổ phần để nhận biết tình huống có thể xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi giữa ngƣời ủy quyền và ngƣời đại diện và mô tả những cơ chế quản lý hạn chế hành vi cơ hội của ngƣời đại diện. Jensen và

Meckling (1976) đã đƣa ra một số kết luận, trong đó có kết quả “sở hữu của ngƣời

đại diện trong công ty tăng lên thì hành vi cơ hội của ngƣời đại diện giảm xuống”. Kết quả này của lý thuyết đại diện thƣờng đƣợc viện dẫn trong các tình huống nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty.

2.3.2. Lý thuyết tài sản (Property rights theory)

Lý thuyết tài sản trong kinh tế xác định cách thức một hàng hóa kinh tế hay nguồn tài nguyên đƣợc sở hữu và sử dụng (Alchian, Armen A., 2008). Hàng hóa kinh tế có thể đƣợc sở hữu (vì thế là một tài sản) bởi những cá nhân, các tổ chức hoặc nhà nƣớc. Theo Klein, Daniel B. và J. Robinson (2011), quyền tài sản có bốn đặc tính cơ bản, bao gồm: quyền sử dụng tài sản, quyền tạo ra thu nhập (lợi ích) từ tài sản, quyền chuyển giao tài sản cho ngƣời khác và quyền địi hỏi sự tơn trọng quyền tài sản. Lý thuyết quyền tài sản công ty đƣợc S. Grossman, O. Hart và J. Moore (1986) phát triển dựa trên sự khơng hồn hảo trong các hợp đồng làm việc giữa các bên (thƣờng là ban điều hành công ty và các cổ đơng). Thơng thƣờng, có sự đảm phán lại về các điều khoản của hợp đồng khi dựa trên kết quả kinh doanh của công ty trong tƣơng lai. Ban giám đốc có thể khơng hài lòng với cơ chế làm

12

việc, cơ chế ƣu đãi đã kí kết vì khơng tƣơng xứng với lợi nhuận mang lại cho các cổ đông. Hay ngƣợc lại, các chủ sở hữu công ty cho rằng kết quả kinh doanh không tƣơng xứng với những điều khoản ƣu đãi đã dành cho ban điều hành. Vì thế quyền tài sản cho rằng: những ngƣời điều hành đồng thời sở hữu cổ phần của công ty sẽ làm việc vì lợi ích của cơng ty hơn so với những ngƣời điều hành mà không sở hữu cổ phần của cơng ty. Lý thuyết quyền tài sản cịn chỉ ra rằng những công ty thuộc sở hữu của nhà nƣớc thƣờng hoạt động kém hiệu quả hơn so với các công ty sở hữu tƣ nhân. Nguyên nhân là vì ban giám đốc thƣờng quan tâm đến các lợi ích cá nhân hơn lợi ích chung (Kim & Chung, 2007). Các cơng ty có cấu trúc sở hữu tập trung, có cổ đơng lớn thƣờng hoạt động hiệu quả hơn so với cơng ty có cấu trúc sở hữu phân tán vì những áp lực, những ảnh hƣởng của cổ đông lớn lên ban điều hành, buộc ban điều hành phải hành động vì lợi ích của cơng ty.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)