Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60 - 65)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Kết quả tính tồn bằng phƣơng pháp hồi quy PCSE là các mơ hình định lƣợng (4.1’), (4.2’), (4.3’) nhƣ sau:

ROAA = 0,137314 – 0,010234*C5 + 0,504274*ASS – 0,015562*FLE

0.000578*LDR + 0.009065*GRO + ui (4.1’)

ROAE = 00.105261 – 0,0913*C5 + 5,443744*ASS – 0,075017*FLE

0.10428*LDR + 0.082377*GRO + uit (4.2’)

ROAA = -0,045855 – 0,002885*GOV + 0,004813*FOR + 0,272202*ASS

0,004085*FLE – 0,002368*LDR + 0,009534*GRO + uit (4.3’)

Từ kết quả nhận thấy: tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đơng lớn nhất có tác động ngƣợc chiều đến ROAA và ROAE; thành phần sở hữu nhà nƣớc có tác động ngƣợc chiều đến ROAA không tác động đến ROAE; thành phần sở hữu nƣớc ngoài tác động dƣơng đến ROAA và không tác động đến ROAE tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016. Các giả thuyết nghiên cứu H1.1, H1.2, H2.1 và H3.1 đƣợc chấp nhận.

- Tác động của sự tập trung sở hữu đến kết quả hoạt động: Kết quả

về ảnh hƣởng ngƣợc chiều của sự tập trung sở hữu đến các chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lời ROAA và ROAE tại các NHTMCP Việt Nam phù hợp với các nghiên cứu của (Kiruri (2013), Lin và Zhang (2009)), trái ngƣợc với kết quả của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2013). Khi tổng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất tăng thêm 1%

thì ROAA và ROAE trung bình lần lƣợt giảm 0,010234% và 0,0913%. Đây là một bằng chứng thực nghiệm cho thấy, tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016, sự tập trung sở hữu quá cao ở các NHTMCP; đặc biệt là nhóm các NHTMCP Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối nhƣ Vietcombank, Vietinbank, BIDV không phải là một cấu trúc tối ƣu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các cổ đông lớn vƣợt trội với quyền lực của mình, có thể gây sức ép lên ban giám đốc nhằm thực hiện hành vi cơ hội tạo lợi ích nhóm và lợi ích này đối nghịch với lợi ích chung, giảm tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Hơn nữa, trong mẫu nghiên cứu, các ngân hàng có mức tập trung sở hữu quá cao là do sự vƣợt trội của tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc; thành phần cổ đơng này có thể ủy

46

quyền cho một cá nhân nào đó có mặt trong ban quan lý ngân hàng. Việc các nhân là đại diện cho một nhóm chủ sở hữu, mà tài sản khơng thực chất của cá nhân đó có thể phát sinh thêm chi phí đại diện, dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm, tỷ suất sinh lợi theo đó cũng giảm. Ngồi ra, giai đoạn 2009 – 2016 các NHTMCP Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng tập trung sở hữu quá cao đặc biệt là các cổ đơng có quan hệ gia đình.

- Tác động của thành phần sở hữu nhà nƣớc: Xu hƣớng âm trong tác

động của thành phần sở hữu nhà nƣớc đến kết quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây tại các quốc gia khác cũng nhƣ một số quốc gia Đông Nam Á nhƣ nghiên cứu của Shleifer và Vishny (1988), Sun và

Tong (2003), Micco và cộng sự (2004), nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Hồng

Sơn và cộng sự (2013)… Cụ thể, khi các yếu tố khác không thay đổi, thành phần sở hữu nhà nƣớc tăng thêm 1% thì ROAA trung bình giảm 0,00289%. Tuy vậy, nghiên cứu chƣa tìm thấy tác động của thành phần sở hữu nhà nƣớc đến ROAE tại các NHTMCP Việt Nam đƣợc quan sát trong mẫu. Trong giai đoạn 2009 – 2016, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam phải tăng vốn pháp định theo bắt buộc từ Nghị đinh 141/2006/NĐ-CP (Lộ trình tăng vốn và đảm bảo số vốn điều lệ theo quy định có thời hạn ngày 31/12/2010). Các NHTMCP dù đã đáp ứng quy định này tại thời điểm 2009 (BIDV, MBB, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank) bên cạnh các ngân hàng chƣa đáp ứng (ví dụ NVB, SHB), đã ráo riết tăng vốn chủ sở hữu. Trong năm 2010, vốn chủ sở hữu của BIDV tăng gần 7000 tỷ đồng, Vietinbank tăng gần 6000 tỷ đồng, Vietcombank tăng 3900 tỷ đồng, Sacombank tăng gần 3500 tỷ đồng…. Sự tăng trƣởng vốn chủ sở hữu dƣới áp lực của Nghị định 141 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của ROAE và tỷ lệ sở hữu của các thành phần cổ đông bị tác động bởi một số yếu tố không đƣợc xét đến trong mơ hình nghiên cứu. Tuy vậy, với sự tác động ngƣợc chiều của thành phần sở hữu đến ROAA, nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, khẳng định sự giảm tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc tại các NHTMCP sẽ làm gia tăng kết quả hoạt động tại các ngân hàng này. Thành phần sở hữu nhà nƣớc quá cao đã không tạo đƣợc sự linh hoạt trong cạnh tranh và giảm hiểu quả hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, một số NHTMCP có thành phần sở hữu nhà nƣớc rất cao. Điều đó đồng nghĩa

47

với các thành phần sở hữu khác khơng có hoặc tham gia sở hữu với tỷ lệ rất thấp, điều này dẫn đến các thành phần sở hữu khác khơng thể có mặt trong hội đồng quản trị. Trong khi đó, các thành phần tƣ nhân, các tổ chức lớn là những đối tƣợng rất năng động và nhiều kinh nghiệm trong điều hành, hoạch định kế hoạch. Việc duy trì tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc quá cao tại NHTMCP niêm yết Việt Nam vơ tình là bƣớc cản trở cho sự gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này.

- Tác động của thành phần sở hữu nƣớc ngoài: Kết quả tác động ngƣợc chiều của thành phần sở hữu nƣớc ngoài đến tỷ suất sinh lời ROAA tại các NHTMCP Việt Nam tƣơng tự kết quả của Kosak và Cok (2008), Micco và cộng sự

(2004), Williams v Nguyen (2005), Demirguỗ -Kunt và Huizinga (1999) chứng minh kết quả này tại các quốc gia đang phát triển, Berger và cộng sự (2007), và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2013) tại Việt Nam. Khi các nhân tố khác không thay đổi, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi tăng 1% thì ROAA trung bình tăng 0,00481%. Tƣơng tự nhƣ sở hữu nhà nƣớc, nghiên cứu chƣa tìm thấy sự tác động của thành phần sở hữu nƣớc ngoài lên ROAE. Điều này có thể giải thích bởi tình hình thực tế tại Việt Nam. Hơn nữa, thành phần sở hữu nƣớc ngoài tại các NHTMCP Việt Nam là không đều. Ở nhiều ngân hàng, tỷ lệ sở hữu của thành phần này thậm chí là 0%, tuy vậy các ngân hàng ACB, Eximbank, Vietinbank, Sacombank, Techcombank có giai đoạn tỷ lệ này lên đến 29% - 30% và tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài tập trung vào các cổ đơng chiến lƣợc. Vì vậy, có thể nói tại một số ngân hàng tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài đã phát huy đƣợc thế mạnh về nguồn vốn, kỹ năng quản lý, công nghệ ngân hàng và mang lại dấu hiệu tốt nâng cao kết quả hoạt động tại các NHTMCP.

- Tác động của biến kiểm soát:

o Tổng tài sản ngân hàng: Tổng tài sản ngân hàng có tác động cùng chiều đến các chỉ số phản ảnh kết quả hoạt động (ROAA, ROAE). Kết quả này đƣợc ủng hộ bởi lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mơ: Các ngân hàng lớn có thể cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn và hiệu quả hơn so với các ngân hàng nhỏ, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tại Việt Nam, lợi thế kinh tế theo quy mô thể hiện rõ tại các NHTMCP nhƣ Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, MBB luôn đi kèm với sự vƣợt trội

48

về tỷ suất sinh lời ROAE, ROAA. Vấn đề gia tăng tổng tài sản đã đƣợc các NHTMCP Việt Nam tích cực cải thiện trong giai đoạn 2009 – 2016.

o Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản (FLE): Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản tác động ngƣợc chiều đến ROAA và ROAE tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016. Kết quả tác động này phù hợp với kết quả thực nghiệm của Ezugwu CI và A. Itodo (2014). Tỷ lệ FLE đóng vai trị là địng bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng nợ có thể làm gia tăng lợi nhuận do nợ đƣợc khấu trừ vào doanh thu trƣớc khi phải nộp thuế. Tuy nhiên, sử dụng nợ quá nhiều có thể dẫn đến lợi nhuận âm vì chi phí lớn hơn doanh thu. Vấn đề sử dụng nợ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động huy động tiền gửi, nếu nguồn tiền gửi này không thể sinh lời cho ngân hàng bởi hoạt động cấp tín dụng thì ngân hàng phải gánh chịu thêm phần chi phí trả lãi cho khách hàng. Đối chiếu với tình hình thực tế tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016, hoạt động cấp tín dụng ở các NHTMCP Việt Nam không thuận lợi, công tác huy động vốn nhìn chung phát triển hơn so với cơng tác cấp tín dụng.

o Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR): Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ cho vay/tiền gửi tác động ngƣợc chiều đến tỷ suất sinh lời ROAE. Xu hƣớng tác động ngƣợc chiều này tƣơng đông với nghiên cứu của Ezugwu CI và A. Itodo (2014). Về mặt lý thuyết, một số luận điểm sau có thể giải thích cho kết quả này: Khi tỷ lệ LDR trở nên lớn hơn, cho thấy ngân hàng đang mở rộng hoạt động tín dụng hơn so với hoạt động huy động tiền gửi. Tăng trƣởng tín dụng giúp ngân hàng đạt doanh thu cao hơn nhƣng đồng thời đối diện với vấn đề chất lƣợng của hoạt động tín dụng có thể bị ảnh hƣởng bởi sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Nợ xấu gia tăng dẫn đến các ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phịng nhiều khiến chi phí hoạt động tăng kéo theo lợi nhuận ngân hàng giảm. Vì thế tỷ suất sinh lời ROAE giảm. Tại Việt Nam, giai đoạn các NHTM đối mặt với sự khủng hoảng nợ xấu, Thông tƣ

02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức

trích, phƣơng pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các hoạt động tín dụng đã thống nhất và hoàn thiện hơn cách

49

thức phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của các NHTM theo hƣớng chặt chẽ hơn, dẫn đến lợi nhuận giảm đáng kể, kéo theo sự sụt giảm của tỷ suất sinh lời ROAA của các NHTMCP Việt Nam.

o Tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu (GRO): Nghiên cứu ghi nhận kết quả tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến ROAA và ROAE tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016. Kết quả này tƣơng tự với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Ezugwu CI và A. Itodo (2014). Điều này phù hợp về mặt lý thuyết, sự tăng trƣởng nha về vốn chủ sở hữu giúp các ngân hàng nâng cao nội lực trong quá trình hoạt động: giúp thực hiện tốt chức năng phòng ngừa rủi ro, nâng cao niềm tin với công chúng và đảm bảo về sức mạnh tài chính với chủ nợ. Vì lẽ đó, u cầu tăng vốn điều lệ (một phần của vốn chủ sở hữu) trong hệ thống NHTMCP Việt Nam là điều cần thiết đối với vấn đề tái cơ cấu ngành ngân hàng giai đoạn 2015 –

2020.

Kết luận chƣơng 4

Chƣơng 4 đã sự dụng các cơng cụ phân tích định lƣợng trên dữ liệu bảng để nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động tại các NHTMCP Việt Nam với cấu trúc sở hữu đƣợc phân tích dƣới góc độ tập trung sở hữu và sở hữu hỗn hợp. Mơ hình hồi quy thu đƣợc từ phƣơng pháp FEM bị hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai sai số thay đổi. Sau đó, sử dụng phƣơng pháp hồi quy

PCSE – FEM để xử lý khuyết tật mơ hình này cho mơ hình (4.1), (4.2), (4.3) và thu

đƣợc kết quả (4.1’), (4.2’), (4.3’), cho thấy: tổng tỷ lệ sử hữu của 5 cổ đông lớn nhất

có tác động ngƣợc chiều đến ROAA và ROAE, thành phần sở hữu nhà nƣớc tác

động ngƣợc chiều đến ROAA, khơng có tác động đến ROAE, thành phần sở hữu nƣớc ngoài tác động cùng chiều đến ROAA và cũng khơng có tác động đến ROAE. Đối với các biến kiểm soát, tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến ROAA, tỷ lệ nợ/tổng tài sản và tỷ lệ cho vay/tiền gửi chƣa có tác động lên ROAA. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao kết quả hoạt động tại các NHTMCP Việt Nam ở chƣơng 5.

50

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHẤP VỀ CẦU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60 - 65)