Khái niệm mơ hình quản trị chuỗi cung ứng và các mơ hình quản trị

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

1.1. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

1.1.5. Khái niệm mơ hình quản trị chuỗi cung ứng và các mơ hình quản trị

Khái niệm mơ hình quản trị chuỗi cung ứng

Thuật ngữ mơ hình quản trị chuỗi cung ứng đề cập đến các quy trình khác nhau được sử dụng để xác định quy trình chuỗi cung ứng của một tổ chức trong nhiều năm. Có nhiều loại hình kinh doanh, mỗi loại hình đều có những u cầu riêng về mơ hình quản trị chuỗi cung ứng. Mơ hình quản trị chuỗi cung ứng là mơ hình được thiết kế để đưa đơn hàng vào chuỗi cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nhất định, chẳng hạn như chi phí cung ứng thấp nhất, giao hàng đúng hạn và khả năng đối phó với sự gián đoạn. Mơ hình được xây dựng giải quyết các câu hỏi như: sản xuất cái gì, nhận diện thị trường, chọn nhà máy sản xuất, tìm nhà cung cấp tốt nhất, phương pháp vận chuyển và lưu hàng tồn kho, phân phối thành phẩm, chiến lược kho bãi

Các mơ hình quản trị chuỗi cung ứng điển hình

Có nhiều loại mơ hình quản trị chuỗi cung ứng, các mơ hình đều có những thành phần cơ bản chung, tuy nhiên chúng được thiết kế để phù hợp cho những mục tiêu khác nhau của nhà quản trị. Sau đây tác giả xin đưa ra một vài mơ hình chuỗi cung ứng điển hình nhất

 Mơ hình SCOR (Supply Chain Operations Reference – Mơ hình tham chiếu

chuỗi cung ứng)

Vào năm 1995 PRTM đã phối hợp làm việc với AMR, một hãng nghiên cứu độc lập chuyên cung cấp các phân tích trong lĩnh vực cơng nghệ phần mềm. PRTM và AMR đã cùng nhau lập ra Hội Đồng Chuỗi Cung Ứng (the Supply Chain Council – SCC), ban đầu với 69 cơng ty thành viên. Trong vịng hơn một năm, ba tổ chức này (PRTM, AMR và SCC), đã phát triển một tiêu chuẩn gọi là Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng (SCOR). Sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống dưới của mơ hình SCOR, cơng ty có thể nhanh chóng hiểu được cấu trúc và hiệu quả hoạt động hiện thời chuỗi cung ứng của mình. Cơng ty cũng có thể so sánh cấu trúc của mình với các cơng ty khác, phát hiện những cải tiến dựa trên các thực hành tốt nhất, và thiết kế cấu trúc chuỗi cung ứng tương lai cho mình. Từ khi ra đời năm 1996, đến nay đã có 700 cơng ty áp dụng mơ hình SCOR.

Đó là một mơ hình tham chiếu q trình cho quản trị chuỗi cung ứng, trải rộng từ các nhà cấp của nhà cung cấp tới khách hàng của khách hàng. Nó bao gồm thực hiện giao hàng và thực hiện đơn hàng, sản xuất linh hoạt, chi phí bảo hành và q trình gửi trả về, hàng tồn kho, các lượt tài sản, và các yếu tố khác trong việc đánh giá hiệu suất hiệu quả toàn bộ của chuỗi cung ứng. Mơ hình SCOR bao gồm bốn cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Ba cấp độ ban đầu gồm quy trình, quy trình con, các hoạt động. Các quy trình hoạt động cụ thể, hay cấp độ thứ 4, được diễn giải chi tiết bằng biểu đồ dịng chảy cơng việc, thường được chun biệt hóa tùy theo chiến lược và yêu cầu cụ thể của từng cơng ty. Vì thế cấp độ 4 khơng được bao gồm trong tài liệu xuất bản chính thức của mơ hình SCOR. Ở cấp độ 1, công ty cần xác định rõ sự phù hợp của các quy trình kinh doanh với cấu trúc kinh doanh (các đơn vị kinh doanh, các vùng) và với các đối tác chuỗi cung ứng. Từ đó tinh chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng những ưu tiên kinh doanh mà chuỗi cung ứng phải hỗ trợ đắc lực. Cấp độ 1 tập trung vào năm quy trình chuỗi cung ứng chính (hoạch định(plan), mua hàng (source), sản xuất(make), phân phối (delivery) và thu hồi(return). Ở cấp độ 2, công ty cần tinh chỉnh lựa chọn về các quy trình chuỗi cung ứng của mình và xác định làm thế nào để quy trình tương thích với hạ tầng cơ sở kỹ thuật (bao gồm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ở các địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin). Cấp độ 2, hay cấp độ cấu hình (configuration level), hỗ trợ phát triển và đánh giá các lựa chọn cấp độ cao (ở mơ hình SCOR cấp độ 1) cho cấu trúc quy trình chuỗi cung ứng, bằng việc lựa chọn “gia vị” cho hoạch định, mua hàng, sản xuất, phân phối và thu hồi. Điều này được thực hiện thông qua việc lựa chọn các quy trình con tương ứng, hay cịn gọi là các danh mục quy trình, dựa trên chiến lược chuỗi cung ứng. Việc lựa chọn danh mục quy trình sẽ ảnh hưởng đến thiết kế ở mức độ 3 bởi từng hạng mục yêu cầu các hoạt động cụ thể rất khác biệt.

 Mơ hình CPFR (Collaborative Planning, Forecasting and Replenishment -

Hoạch định, dự báo và bổ sung theo mơ hình cộng tác)

CPFR là quy trình cộng tác theo đó các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng có thể phối hợp để lập kế hoạch cho các cơng tác cơ bản trong chuỗi cung ứng như sản xuất, phân phối vật tư, nguyên liệu, phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng.

Q trình này gồm có 3 hoạt động chính: hợp tác hoạch định kế hoạch, dự báo về doanh số, cung cấp bổ sung:

- Hợp tác hoạch định: các công việc cơ bản trong giai đoạn này gồm có: bàn bạc, thương lượng đưa ra thỏa thuận ban đầu về trách nhiệm mỗi bên tham gia hợp tác lên kế hoạch liên kết (các công ty sẽ làm việc như thế nào để đáp ứng các nhu cầu) - Dự báo: phân tích, dự báo doanh thu cho các bên tham gia hợp tác,

- Cung cấp bổ sung: dự báo các đơn hàng, xác định và giải quyết một số trường hợp ngoại lệ từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất, phân phối, bổ sung đơn hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mơ hình CPFR có vai trị quan trọng đối cả với nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Với nhà bán lẻ mơ hình giúp họ tăng hiệu quả sử dụng kho, giảm mức độ tồn kho, tăng doanh số, giảm chi phí hậu cần. Đối với nhà sản xuất mơ hình làm giảm thiểu mức tồn kho, tăng doanh thu, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng chu kì đặt hàng

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 30 - 33)