Quy trình thiết kế sản phẩm được đơn giản hóa

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 41)

Nguồn: Omera Khan. (2018). Product Design and the Supply Chain: Competing Through Design. Kogan Page, trang 87 Giai đoạn 1: Xây dựng ý đồ, ý tưởng về sản phẩm

Trong giai đoạn này, việc phác thảo các ý tưởng cho sản phẩm mục đích chính là tìm ra các tạo ra các ý tưởng về sản phẩm để có thể khai thác và sử dụng. Việc lên ý tượng này có là xuất phát từ một sản phẩm đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được đưa ra thị trường hoặc cũng có thể là từ một sản phẩm đã được người tiêu dùng ưa chuộng và bộc lộ rõ ra những ưu và nhược điểm trong thiết kế. Những ý tưởng hồn tồn mới có thể được lấy từ việc khảo sát, nghiên cứu các tài liệu sơ cấp của công ty hoặc các bộ phận khác liên quan của doanh nghiệp để chọn lọc ra những ý tượng thiết kế phù hợp nhất.

Trong giai đoạn hai, giai đoạn thiết kế sản phẩm, các ý tưởng thiết kế sẽ được chi tiết hóa. Các chi tiết về kiểu dáng, cấu trúc, tính năng, thơng số kĩ thuật sẽ được thiết lập và kiểm định. Công việc thiết kế trong giai đoạn nầy không chỉ đơn giản là biểu diễn trên các vẽ kĩ thuật mà cịn có cả sự phân tích, đánh giá và kết luận về những ý tượng được đưa ra. Những bản vẽ không được lựa chọn sẽ không bị loại bỏ ngay lập tức mà sẽ được lưu trữ để sử dụng trong tương lai. Tóm lại, ở giai đoạn này, các ý tưởng đã được cụ thể hóa thành những bản thiết kế mà trên đó có ghi rõ các thơng số liên quan tới quá trình sản xuất, lắp ráp và sử dụng sản phẩm

Giai đoạn 3: Sản xuất thử

Giai đoạn sản xuất thử là bước bắt buộc trong quá trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Mục tiêu của giai đoạn này không chỉ là kiểm tra, đánh giá khả năng sản xuất, mức độ phù hợp với công nghệ, dây chuyền sản xuất mà nó cịn giúp doanh nghiệp phát hiện ra những vấn đề bất hợp lý trong thiết kế. Kết thúc giai đoạn này, nhà thiết kế cần có kết luận về sản phẩm và khả năng sản xuất hàng loạt đề từ đó quyết định bản thiết kế có được thơng qua hoặc đưa những sửa đổi cần thiết và sau đố chốt bản vẽ cuối cùng để bàn giao cho bộ phận sản xuất.

Giai đoạn 4: Cải tiến, đa dạng hóa

Ngày cả khi sản phẩm đã được sản xuất, bản thiết kế hay những ý tượng về sản phẩm luôn cần được cải tiến hoặc sản phẩm ban đầu được đa dạng hóa để đáp ứng được những nhu cầu ngày gia tăng đến từ người tiêu dùng. Hoạt động cải tiến và sản xuất thường đan xen nhau để vừa có thể sản xuất liên tục khơng gián đoạn trong khi những ý tưởng nâng cấp sản phẩm vẫn liên tục được ra đời. Một trong những hoạt động khơng thể thiếu trong giai đoạn này là phải có đánh giá định kỳ về việc sản xuất để thiết kế có sự thay đổi phù hợp.

Giai đoạn 5: Sản xuất hàng loạt

Sau các giai đoạn trên, sản phẩm đã được thiết kế, sản xuất thử, cải tiến và cho ra sản phẩm tối ưu nhất thì sản phẩm sẽ được sản xuất hàng loạt. Ở giai đoạn này, các sản phẩm ban đầu đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường và bản thiết kế đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, sau khi ra mặt thị trường một thời gian, doanh

nghiệp vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích các ưu và nhược điểm trong thiết kế sản phẩm để tiếp tục có những điều chỉnh hoặc có những bài học cho những thiết kế mới cho sản phẩm.

1.2.3.2. Lập quy trình sản xuất

Sau khi đã có được bản thiết kế sản phẩm và dự báo lượng cầu, doanh nghiệp sẽ cần lên quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đáp ứng như cầu của khách hàng. Việc lập và xây dựng quy trình sản xuất là rất quan trọng để chuỗi cung ứng của doanh nghiệp được diễn ra trơn tru. Lập quy trình sản xuất là việc phân chia nguồn lực của doanh nghiệp cho từng bộ phận để thu được hiệu quả tối ưu. Việc lập quy trình sản xuất bao gồm có xác định kích cỡ lơ hàng sau đó đến khối lượng nguyên vật liệu cần thiết, và tiền hành sản xuất.

Với việc xác định kích cỡ lơ hàng phụ thuộc vào lượng cầu đã dự đoán từ trước cùng với khả năng của dây truyền sản xuất. Số lượng hàng sản xuất cần phải xác định cụ thể và tính tốn chi tiết để tiết kiệm tối ưu chi phí sản xuất cũng như chi phí lưu kho nhưng phải đảm bảo số lượng để tránh mất những cơ hội bán hàng. Khi đã xác định được kích thước lơ hàng sản xuất. bộ phận sản xuất, bộ phận kế tốn và các bộ phận liên quan sẽ tiến hành tìm ra khối lượng từng nguyên vật liệu để đặt hàng. Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần được tìm ra với sai số thấp để đảm bảo tránh lãng phí cũng như khơng để việc thiếu ngun vật liệu xảy ra gây gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc lên kế hoạch cho các loại nguyên vật liệu và số lượng của chúng cần chính xác để doanh nghiệp dự trù kinh phí và phân bổ nguồn vốn hoạt động sản xuất một cách hợp lý nhất.

Khi tiến hành sản xuất, doanh nghiệp có hai sự lựa chọn phổ biến nhất là phương pháp sản xuất theo dự báo (BTS – Build to stock) và sản xuất theo đơn đặt hàng (BTO – Build to order). Phương pháp sản xuất theo dự báo tập trung vào sản xuất trước khi nhu cầu về sản phẩm thực sự có. Nếu khơng có con số dự báo chính xác, các công ty xem xét dữ liệu bán hàng lịch sử và dự báo bán hàng để ước tính lượng sản phẩm của họ sẽ tạo ra. Sản xuất theo đơn đặt hàng tập trung vào sản xuất sau khi khách hàng yêu cầu sản phẩm. Các cơng ty ít coi trọng dữ liệu bán hàng

trong quá khứ và trong tương lai, vì nó sẽ chỉ đáp ứng các đơn đặt hàng đến. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng sử dụng phương pháp sản xuất theo dự báo đôi khi sẽ không đáp ứng được những khi đơn hàng tăng đột biến, còn nếu chỉ dùng phương pháp sản xuất theo đơn hàng đôi khi sẽ rơi vào thể bị động bị thiếu nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất để đáp ứng u cầu của đơn hàng. Chính vì vậy, tuy vào đặc thù sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mà cơng ty có thể phối hợp các phương pháp dự báo sản xuất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất.

1.2.4. Quản trị phân phối 1.2.4.1. Quản lý đơn đặt hàng 1.2.4.1. Quản lý đơn đặt hàng

Trong hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, quản lý đơn đặt hàng là q trình tiếp nhận và xử lý thơng tin đặt hàng của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối. Sau khi nhận được thông tin khách hàng, doanh việc phải xử lý đơn hàng và đưa ra được thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm giao và trạng thái xử lý đơn hàng. Các thông tin thường được phân tích và thực hiện thơng qua việc nhập liệu trên máy tính và quản lý dựa vào các chứng từ liên quan đến đơn hàng như bảng báo giá, hóa đơn bán hàng.

Bằng cách sử dụng công nghệ để giúp xử lý đơn hàng hiệu quả hơn, các nhà quản lý có thể xem trong thời gian thực những gì đang xảy ra ở mọi giai đoạn của chu kỳ đặt hàng và theo dõi các chỉ số hiệu suất về hiệu quả của đơn hàng. Quản lý đơn đặt hàng đã trở nên quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng chính vì vậy doanh nghiệp cần xem chi phí xử lý đơn đặt hàng như một biến số mà họ có thể kiểm sốt. Trước đây, các công ty chỉ đơn giản là gộp các chi phí này với chi phí chung. Quản lý đơn đặt hàng tổng hợp các dữ liệu nội bộ khác nhau từ chi tiết sản phẩm và tính sẵn có cho đến trạng thái xử lý đơn hàng và ngày giao hàng dự kiến để cung cấp một hệ thống giám sát toàn diện cho các đơn đặt hàng. Việc bổ sung thêm nhiều kênh bán hàng làm cho việc quản lý đơn hàng trở nên quan trọng hơn. Hơn nữa, khách hàng đang quen với việc có thể nhìn thấy tiến trình hồn thành đơn đặt hàng của họ và người bán chỉ có thể cung cấp khả năng hiển thị này nếu họ sử dụng hệ thống quản lý và xử lý đơn đặt hàng tích hợp. Với việc quản lý đơn hàng tập trung, việc kiểm

soát, giám sát và sửa đổi đơn hàng được tăng cường trên nhiều kênh bán hàng. Quản lý đơn hàng tăng cường khả năng của tổ chức trong việc xử lý những biến động về nhu cầu, chu kỳ kinh tế và những thay đổi trong thị hiếu của người mua. Ngồi ra để tăng tính hiệu quả trong xử lý đơn đặt hàng, doanh nghiệp nên tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác để duy trì tính tồn vẹn của dữ liệu.

1.2.4.2. Lên lịch giao hàng

Lập lịch giao hàng là lập kế hoạch trước cho các chuyến hàng và giao hàng của doanh nghiệp dựa trên chuỗi cung ứng và nhu cầu của khách hàng. Tất cả các hoạt động phải được thực hiện trước khi hàng hóa được giao cho khách hàng đều được tính đến trong quá trình lên lịch giao hàng bao gồm xếp hàng, dỡ hàng và đóng gói. Ngồi ra, Lên lịch giao hàng của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều bộ phận liên quan như lập kế hoạch, lên lịch vận chuyển với bên thứ ba, đảm bảo giao hàng đến nơi khách hàng cần vào đúng thời điểm và đến đúng địa điểm. Mỗi đơn hàng sẽ có một lịch giao hàng được lên kế hoạch riêng tuy nhiên phần lớn chúng được chia làm hai nhóm giao hàng trực tiếp và giao hàng theo lộ trình có sẵn. Giao hàng trực tiếp là hình thức giao hàng từ kho tới địa điểm nhận hàng của khách hàng. Hình thức này phù hợp với những đơn hàng lớn có kích cỡ với phương tiện vận tải. Đây cịn là hình thức giao hàng đơn giản vì chỉ cần lựa chọn tuyến đường ngắn nhất tự nơi giao đến nơi nhận hàng. Giao hàng theo lộ trình có sẵn là việc giao hàng từ một điểm giao hàng tới nhiều điểm nhận hàng hoặc giao hàng từ nhiều nơi xuất phát đến một địa điểm nhận hàng. Đây là hình thức giao hàng phức tạp hơn phương pháp trên do phải lựa chọn các địa điểm gom hàng, giao hàng và tuyến đường tối ưu nhất. Tuy nhiên với hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp giao được nhiều sản phẩm tới nhiều nơi góp phần tiết kiệm chi phí và hiệu quả vận tải

1.2.4.3. Vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa là sự di chuyển của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác hay từ điểm bắt đầu của chuỗi cung ứng đến tay người tiêu dùng. Vận chuyển hàng hóa hay vận tải là một một hoạt động quan trọng của chuỗi cung ứng vì ít khi nào hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ ở cùng một địa điểm và hơn thế nữa phần lớn

chi phí phát sinh của chuỗi cung ứng đến từ vận tải. Vai trò của vận tải thậm chí cịn quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng tồn cầu. Trong thực tế, hành trình di chuyển của vật chất trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất phức tạp vì nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhà máy, hệ thống kho, các điểm bán buôn bán lẻ đến từ các địa điểm khác nhau. Với doanh nghiệp cũng như khách hàng việc vận tải hiệu quả khi sản phẩm được giao an toàn, đúng thời gian, địa điểm với giá cả hợp lý, điều đó có nghĩa cơng việc vận tải phải được tổ chức một cách logic. Có các hình thức vận tải: vận tải đường bộ, vận tải đường biển và vận tải đường hàng khơng, mỗi hình thức sẽ có ưu nhược điểm riêng nên các nhà vận tải nên xem xét, phân tích loại hàng cũng như lơ trình hàng hóa để kết hợp các phương thức vận tải sao cho hiệu quả nhất.

1.3. Các xu thể của quản trị chuỗi cung ứng trong kỉ nguyên 4.0

1.3.1. Chuỗi cung ứng xanh

Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng xanh” (Green Supply Chain Management -GSCM) đề cập đến khái niệm tích hợp các quy trình mơi trường bền vững vào chuỗi cung ứng truyền thống. Chuỗi cung ứng ứng xanh cũng giống như một chuỗi cung ứng cơ bản bao gồm các quy trình như thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng và lựa chọn nguyên liệu, sản xuất và sản xuất, vận hành và quản lý cuối vịng đời. Khơng chỉ cố gắng giảm thiểu các tác hại xấu của chuỗi cung ứng tác động lên môi trường, quản lý chuỗi cung ứng xanh còn thúc đẩy việc tạo ra giá trị mới để góp phần bảo vệ mơi trường. Mục tiêu cụ thể của quản lý chuỗi cung ứng xanh thường là giảm phát thải CO2 và gia tăng các lợi ích hữu hình khác đối với tổ chức bao gồm sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả hơn, sản xuất ít lãng phí hơn, đổi mới thường xuyên, giảm chi phí sản xuất, tái sử dụng nguyên liệu, tăng lợi nhuận, tạo thương hiệu tốt đối với khách hàng.

Đối với các chủ doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất họ là thu được lợi nhuận lớn nhất có thể. Chính vì vậy trong nhiều năm qua phần lớn các doanh nghiệp không

quan tâm đúng mức đến các tác động xấu đến xã hội và mơi trường do mình gây ra. Tuy việc triển khai quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể tốn kém trong giai đoạn đầu, nhưng cuối cùng nó sẽ mang lại lợi ích cho các cơng ty về lâu dài. Trong những năm gần đây, các công ty thuộc nhiều quy mô khác nhau đang bắt tay vào hành trình hướng tới một chuỗi cung ứng bền vững hơn. Xu hướng này không chỉ giảm thiểu rủi ro xã hội và mơi trường, mà thực tiễn như vậy cịn có thể mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp trong các ngành, bao gồm cả lợi nhuận kinh tế và nhận diện thương hiệu tích cực.

1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung cứng

Để duy trì và phát triển khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt nhiều công ty đã và đang kết hợp công nghệ vào hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của họ. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng khắt khe, đặt kỳ vọng cao vào chất lượng và dịch vụ. Đồng thời, các nhà quản lý chuỗi cung ứng đã nhận ra rằng cơng nghệ mới nhất có thể giúp họ đảm bảo trách nhiệm sản xuất và cung ứng tốt hơn tới khách hàng. Cơng nghệ có thể được ứng dụng ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng bao gồm dự đoán lượng cầu, thiết kế sản phẩm, quản lý thông tin sản phẩm, quản lý thu mua hàng hóa, quản lý sản xuất, quản lý vận tải hàng hóa, quản lý bán hàng,…Cơng nghệ ngày nay có khả năng mở rộng khi giúp duy trì hoạt động sản xuất của một cơng ty đi đúng hướng, dự đốn và sửa chữa các sai lầm cũng như thực hiện các sửa đổi để đảm bảo sản phẩm có chất lượng hàng đầu. Mọi liên kết trong chuỗi cung ứng có thể được giám sát đồng thời và hệ thống thơng báo tự động để có những giải pháp kịp thời cho những vấn đề phát sinh. Theo dõi và vận chuyển trên máy vi tính, và lập hóa đơn điện tử, cũng là những thành phần cốt lõi của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiện đại được thiết kế để khiến khách hàng hài lịng. Từ việc cắt giảm chi

phí đến giảm lỗi sản xuất và nâng cao dịch vụ khách hàng, công nghệ đang mang lại nhiều lợi ích trong chuỗi cung ứng cho các công ty trong tất cả các ngành.

1.3.3. Quản trị chuỗi cung ứng tinh gọn

Chuỗi cung ứng tinh gọn là một chuỗi cung ứng hoạt động với hiệu suất tối ưu với

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH mô HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG của HONDA GLOBAL và bài học KINH NGHIỆM CHO các DOANH NGHIỆP sản XUẤT ô tô của VIỆT NAM (Trang 41)