Bảng 3.4: Phân loại theo nguyên nhân
Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Thiếu chỗ mọc trên cung răng 24 80
Có răng thừa 4 13.3
Còn chân răng sữa 1 3.3
Phanh môi bám thấp 1 3.3
Tổng số 30 100
Nhận xét:
- Nguyên nhân chủ yếu là thiếu chỗ mọc trên cung răng, chiếm 80%. - Có răng thừa chiếm tỉ lệ 13.3%.
- Còn chân răng sữa chiếm tỉ lệ 3.3% và phanh môi bám thấp cũng chiếm tỉ lệ 3.3%.
3.1.5. Phân loại khớp cắn theo Angle
Bảng 3.5 : Phân loại khớp cắn theo Angle Răng hàm phải CL1 CL2 CL3 Răng hàm trái CL1 20 66.7% 1 3.3% 0 0% 21 70% CL2 1 3.3% 4 13.3% 0 0% 5 16.7% CL3 2 6.7% 0 0% 2 6.7% 4 13.3% Tổng số 23 76.7% 5 16.7% 2 6.7% 30 100% Nhận xét:
Tỉ lệ răng xoay trục trên bệnh nhân sai khớp cắn loại I có tỉ lệ cao nhất, chiếm 66.7%. Tiếp đến là sai khớp cắn loại II. Sai khớp cắn loại III chiếm tỉ lệ thấp nhất 6.7%. Có 13.7% sai khớp cắn phối hợp.
Biểu đồ 3.1: Phân loại khớp cắn theo Angle 3.1.6. Tình trạng răng xoay trục
Bảng 3.6 : Phân bố bệnh nhân có răng xoay trục theo hàm
Số bệnh nhân Tỷ lệ % Hàm trên 8 26.7 Hàm dưới 8 26.7 Hai hàm 14 46.6 Tổng số 30 100 Nhận xét:
Tỷ lệ gặp răng xoay trục trên cả hai hàm là cao nhất 46.6%, tỷ lệ gặp răng xoay trục chỉ ở hàm trên hoặc hàm dưới ngang nhau là 26.7%.
Biểu đồ 3.2: Phân bố răng xoay trục theo nhóm răng
Nhận xét :
- Răng cửa giữa bị xoay trục hay gặp nhất (30.3%), tiếp đến là răng hàm nhỏ thứ hai (21%). Tỉ lệ gặp răng xoay trục ở răng nanh là 19,7%.
- Tỉ lệ gặp răng xoay trục ở răng cửa bên, răng hàm nhỏ thứ nhất là 14.5%.
Bảng 3.7: Số lượng răng xoay trục trên một bệnh nhân Số răng Số bệnh nhân Tỷ lệ % Một răng 7 23.3 Hai răng 6 20.0 Ba răng 13 43.3 Bốn răng 2 6.7 Năm răng 2 6.7 Tổng số 30 100 Nhận xét :
- Trên cung hàm bệnh nhân có 3 răng xoay trục hay gặp nhất (43%), tiếp đến là 1 răng (23.3%).
- Gặp 4 hoặc 5 răng xoay trục trên cung hàm bệnh nhân chiếm tỉ lệ thấp 6.7% cho mỗi trường hợp.
Nhóm R trước Nhóm R nanh Nhóm R hàm nhỏ Tổng n % n % n % n % 10-45º 27 35.5 13 17.1 21 27.7 61 80.3 ≥45-90º 6 7.9 2 2.6 5 6.6 13 17.1 ≥ 90º 1 1.3 0 0.0 1 1.3 2 2.6 Tổng 34 44.7 15 19.7 27 35.6 76 100
* p : nhóm răng trước – nhóm răng nanh : 0.731 * p : nhóm răng trước- nhóm răng hàm nhỏ : 0.981 * p : nhóm răng nanh – nhóm răng hàm nhỏ : 0.669 * p : chung> 0.05
Nhận xét:
- Phần lớn các răng bị xoay trục từ 10º 45º : 80.3% - Răng bị xoay trục ≥45º -90º chiếm 17.1%
- Răng bị xoay ≥90 ít găp nhất: 2.6%
- Nhóm răng trước có tỉ lệ răng xoay trục cao nhất chiếm 44.7%, tiếp đến là nhóm răng hàm nhỏ (35.6%). Răng nanh bị xoay trục có tỉ lệ thấp nhất 19.7%.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ phân bố độ xoay của răng giữa các nhóm răng với độ tin cậy 95%.
Biểu đồ 3.3: Mức độ xoay trục của răng 3.1.7. Mức độ thiếu khoảng trên cung hàm của các bệnh nhân
Bảng 3.9. Thiếu khoảng trên cung hàm
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Hàm trên 3 11,1
Hàm dưới 4 14,8
Cả hai hàm 20 74,1
Tổng số 27 100
Nhận xét:
- Thiếu khoảng ở cả hai hàm hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 74.1%.
- Ở hàm trên mức độ thiếu khoảng từ 5-9mm và ≥ 10mm có tỉ lệ ngang nhau : 43.5%.
- Ở hàm dưới mức độ thiếu khoảng từ 5-9mm gặp nhiều nhất (50%). Mức độ thiếu khoảng ≥10mm gặp 33.3%.
3.1.8. Hậu quả của răng xoay trục
Bảng 3.10: Hậu quả của răng xoay trục Số bệnh nhân nhân
Tỉ lệ %
Viêm lợi 21 70
Tiêu xương ổ răng 3 10
Mòn mặt nhai răng đối diện 5 16. 7 Loạn năng khớp TDH 1 3.3 Tổng 30 10 0 Nhận xét :
- Răng xoay trục gây viêm lợi chiếm tỉ lệ cao nhất : 70% - Hiện tượng mòn mặt nhai răng đối diện ít gặp hơn :16.7%
- Tiêu xương ổ răng là biến chứng sau viêm lợi và mòn mặt nhai răng đối diện.
- Biểu hiện có loạn năng khớp thái dương hàm chỉ gặp ở 1 bệnh nhân chiếm 3.3%.
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 3.2.1. Phương pháp điều trị Bảng 3.11: Loại khí cụ điều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ % Khí cụ 2×4 5 16.7 Khí cụ Bracket toàn hàm 25 83.3 Tổng số 30 100 Nhận xét:
Đa số bệnh nhân ở giai đoạn hàm răng vĩnh viễn nên khí cụ Bracket được sử dụng nhiều hơn, chiếm 83.3%
Bảng 3.12: Phương pháp điều trị Phương pháp điều trị N Tổng số N % Nhổ Răng Hàm trên 4 13 43.3 Hàm dưới 0 Hai hàm 9 Không nhổ răng Cắt kẽ 5 5 16.7 Không cắt kẽ 12 12 40.0 30 100
Nhận xét :
- Có 13/30 trường hợp phải nhổ răng, trong đó có 9 trường hợp phải nhổ răng hàm nhỏ ở cả hàm trên và hàm dưới, chỉ nhổ răng hàm trên gặp 4 trường hợp, không có trường hợp chỉ nhổ răng hàm dưới.
- Điều trị không nhổ răng chiếm 56.7%. Trong điều trị không nhổ răng có 16.7% trường hợp phải tiến hành cắt kẽ
3.2.2. Thời gian điều trị
Trong 30 bệnh nhân điều trị có 2 trường hợp răng xoay 90º, trong đó chỉ có 1 trường hợp đã qua 9 tháng điều trị, còn 1 bệnh nhân thời gian điều trị mới được 5 tháng. Để thuận lợi cho việc thống kê chúng tôi đưa 1 bệnh nhân có răng xoay 90º vào nhóm răng có độ xoay ≥45º- 90º
Bảng 3.13: Thời gian làm thẳng các răng xoay trục
Nhận xét :
- Phần lớn các răng xoay trục dưới 45º xoay đúng lại trong vòng 3 tháng đầu điều trị.(93.4%). Thời gian Độ xoay ≤ 3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng Tổng P n % n % n % n % < 45º 57 93.4 4 6.6 0 0 61 100 ≥45º- 90º 3 21.4 9 64.3 2 14.3 14 100
- Đối với răng xoay ≥45º- 90º, 64.3 % xoay về vị trí đúng vào giai đoạn từ 3- 6 tháng. Trong vòng 3 tháng đầu điều trị chỉ có 21.4% xoay về vị trí đúng.
- Có 1 trường hợp răng xoay 90º xoay trở về vị trí đúng trong 9 tháng đầu điều trị.
- Có sự khác biệt về thời gian điều trị có ý nghĩa thống kê giữa nhóm răng có độ xoay <45 º và nhóm răng có độ xoay ≥45º- 90º với độ tin cậy 99%
3.2.3. Điều trị hỗ trợ bằng phương pháp phẫu thuật cắt dây chằng
Biểu đồ 3.5 : Phân bố phương pháp phẫu thuật cắt dây chằng Bảng 3.14 : Phân bố phương pháp phẫu thuật cắt dây chằng và mức độ
xoay của răng
Tổng số răng đã
Phẫu thuật cắt dây chằng
n %
<45º 39 7 17.9
Nhận xét :
Trong 20 bệnh nhân đã kết thúc điều trị có 11 bệnh nhân (55%) tiến hành phẫu thuật cắt dây chằng.
Tỉ lệ cắt dây chằng ở nhóm răng có độ xoay <45º chiếm 17.9%, nhóm răng có độ xoay ≥45º-90º tỉ lệ cắt dây chằng là 100%
3.2.4. Đánh giá kết quả các trường hợp đã kết thúc điều trị
Bảng 3.15: Đánh giá các trường hợp đã kết thúc điều trị
Nhận xét : - Có 20 bệnh nhân kết thúc điều trị. Số bệnh nhân Tỉ lệ % Tốt 17 85.0 Khá 3 15.0 Kém 0 0 Tổng số 20 100
- Tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm 85%. Có 15% đạt kết quả khá.
Biểu đồ 3.6: Phân bố kết quả điều trị
Bảng 3.16: Mối liên hệ giữa kết quả điều trị và tuổi
Nhận xét :
- Tỉ lệ bệnh nhân ở lứa tuổi <12 tuổi đạt kết quả tốt cao 100%. - Ở lứa tuổi ≥12 tuổi kết quả tốt chiếm 80%.
Tốt Khá Kém Tổng số
N % N % N % N %
<12 tuổi 5 100 0 0 0 0 5 100
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG CỦA BỆNH NHÂN4.1.1. Đặc điểm về giới 4.1.1. Đặc điểm về giới
Tham gia nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân. Trong đó có 9 bệnh nhân nam, chiếm 30% và nữ là 21 chiếm 70%. (Bảng 3.1).
Theo thống kê của khoa nắn hàm Viện răng hàm mặt Trung Ương [11] thì phái nữ đến khám chiếm tỉ lệ cao hơn phái nam (71%). Nghiên cứu của Nguyễn Thu Mai về lệch lạc Angle I [7] tỉ lệ này là 73,33% nữ và 26.67% nam.
Theo nghiên cứu của Saurabh K. Gupta, Payal, Sandhya Jain và Deshraj Jain [48] không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ trong 115 trường hợp bệnh nhân có răng xoay trục trên tổng số 1123 người tham gia nghiên cứu. Số bệnh nhân nữ giới là 61(53%), nam giới là 54 (47%)
Tỉ lệ nữ đến điều trị cao hơn nam giới có lẽ do nhu cầu thẩm mĩ ở nữ cao hơn nam và tâm lí của các bậc phụ huynh thường quan tâm nhiều đến thẩm mĩ cho bé gái cao hơn các bé trai. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam.
4.1.2. Đặc điểm về tuổi (Bảng 3.2)
Chúng tôi chia độ tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu làm 2 nhóm tuổi :<12 tuổi và ≥12 tuổi. Chúng tôi lấy 12 tuổi làm mốc vì đây là độ tuổi để xác định bệnh nhân có hàm răng hỗn hợp hay hàm răng vĩnh viễn. Dưới 12 tuổi là nhóm tuổi có hàm răng hỗn hợp và từ 12 tuổi trở lên là nhóm có hàm
răng vĩnh viễn. Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình là 16.7 tuổi. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 8 tuổi. Bệnh nhân cao tuổi nhất là 37 tuổi. Nhóm tuổi có hàm răng hỗn hợp chiếm tỉ lệ 16.7%, nhóm tuổi có hàm răng vĩnh viễn có tỉ lệ cao hơn chiếm 83.3 %. Có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi là do:
- Ở nhóm tuổi có hàm răng hỗn hợp răng xoay trục gặp chủ yếu ở vùng răng trước và chỉ điều trị những trường hợp răng xoay trục nặng ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và răng đối diện
-Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp chỉnh nha bằng khí cụ cố định. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở hàm răng vĩnh viễn, còn ở hàm răng hỗn hợp ngoài phương pháp chỉnh nha bằng khí cụ cố định 2×4 thì với những răng xoay trục nhẹ có thể được điều trị bằng hàm tháo lắp.
4.1.3. Nguyên nhân gây bệnh (Bảng 3.3)
Thiếu chỗ mọc trên cung hàm là nguyên nhân chính gây răng xoay trục trong nghiên cứu của chúng tôi, chiếm 80%. Sự bất tương xứng giữa răng và hàm có thể do răng quá to hoặc xương hàm quá nhỏ hoặc cả hai đã dẫn đến tình trạng thiếu khoảng trên cung hàm, không đủ chỗ cho răng mọc dẫn dến tình trạng răng bị xoay trục. Theo Lê Thị Nhàn [1] tỉ lệ thiếu chỗ chiếm 60% ở trẻ em tới điều trị tại khoa nắn chỉnh răng Viện Răng hàm mặt trung Ương. Có sự khác biệt giữa tỉ lệ của chúng tôi với tỉ lệ này có lẽ là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân có răng xoay trục còn trong nghiên cứu của Lê Thị Nhàn đối tượng nghiên cứu rộng hơn đó là bệnh nhân có lệch lạc khớp cắn.
Đứng hàng thứ hai sau nguyên nhân thiếu chỗ mọc trên cung hàm là do có răng thừa. Tỉ lệ gặp răng thừa trong nghiên cứu của chúng tôi là 13.3%. Trong 4 trường hợp có răng thừa chúng tôi gặp 2 trường hợp có răng thừa ở
giữa hai răng cửa giữa hàm trên, 2 trường hợp ở giữa răng cửa bên và răng cửa giữa hàm trên. Theo y văn thì đây cũng là hai vị trí hay gặp răng thừa nhất. Theo Amita Sharma [17], tỉ lệ gặp răng thừa ở vùng răng trước chiếm 93.8%, trong đó răng thừa nằm ở vùng răng cửa giữa chiếm 81.2% và nằm ở vùng răng cửa bên chiếm 18.8%. Răng thừa cản trở sự mọc của một hoặc cả hai răng bên cạnh nó dẫn đến tình trạng các răng này bị xoay trục hoặc gây ra tình trạnh thiếu chỗ dẫn đến răng lân cận cũng có thể bị xoay trục. Do đó cần được phát hiện và nhổ sớm
Trường hợp còn chân răng sữa chúng tôi găp ở 1 bệnh nhân, ở bệnh nhân này chân răng sữa hàm nhỏ thứ hai bên trái tồn tại quá tuổi thay trên cung hàm và răng hàm nhỏ vĩnh viễn thứ hai bên trái bị xoay 90º.
Nguyên nhân do phanh môi bám thấp chiếm 3.3%. Chúng tôi gặp 1 trường hợp phanh môi bám thấp làm cho hai răng cửu giữa hàm trên không sát nhau và xoay trục. Để tránh tái phát sau điều trị chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cắt và tạo hình lại phanh môi.
4.1.4. Phân loại khớp cắn theo Angle (Bảng 3.4)
Chúng tôi gặp răng xoay trục ở cả ba loại sai khớp cắn Angle I, Angle II và Angle III. Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa sai khớp cắn Angle I một bên còn bên kia là Angle II hoặc Angle III. Theo bảng 3.14 tỉ lệ gặp răng xoay trục trên sai khớp cắn Angle I chiếm tỉ lệ 66.7%, Angle II chiếm 13.3% và Angle III chiếm 6.7%.
Theo M Sayin [31] trong 1356 bệnh nhân ở khoa chỉnh nha của đại học Suleyman Demirel – Thổ nhĩ Kỳ tỉ lệ sai khớp cắn Angle I chiếm 64%, Angle II chiếm 24% và tỉ lệ sai khớp cắn Angle III là 12%. Theo Letizia Perillo và cộng sự [29] tỉ lệ sai khớp cắn ở trẻ 12 tuổi ở phía nam Itali: có 59.5 % sai khớp cắn Angle I, 36.3% sai khớp cắn Angle II và 4.2% Angle
III. Theo Đổng Khác Thẩm và Hoàng Tử Hùng[13] tỉ lệ gặp sai khớp cắn AngleI gặp nhiều nhất chiếm 71,3%, Angle II chiếm 7%, Angle III chiếm 21.7%.. Trong nhiều nghiên cứu ta thấy tỉ lệ sai khớp cắn Angle I cao nhất, tỉ lệ sai khớp cắn giữa Angle II va Angle III có sự chênh lệch nhiều trong các nghiên cứu. Có nhiều nhân tố dẫn đến sự khác biệt này như sự khác biệt về mặt địa lý, tình trạng vệ sinh răng miệng, bệnh răng miệng, sự mất răng sữa sớm …
Chúng tôi gặp 2 bệnh nhân có sự phối hợp 1 bên là sai khớp cắn Angle I và bên kia là Angle II và 2 bệnh nhân có sự phối hợp giữa sai khớp cắn AngleI và Angle III. Ở những bệnh nhân này đều có hiên tượng mất răng hàm sữa thứ hai sớm. Răng sữa mất sớm đặc biệt là răng hàm sữa thứ hai sẽ dẫn tới sự di của răng gần kề nó, điển hình là sự di gần của răng hàm lớn thứ nhất dẫn tới sự mất tương quan giữa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Sự mất tương quan này tạo ra dạng sai khớp cắn phối hợp. Hai bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi bị mất răng hàm sữa thứ hai hàm trên một bên sớm và hậu quả là răng hàm lớn thứ nhất hàm trên một bên di gần tạo nên sự phối hơp sai khớp cắn giữa Angle I và Angle II. Hai bệnh nhân bị sai khớp cắn phối hợp giũa Angle I và Angle III là do sự di gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bên trái do mất răng hàm sữa thứ hai bên trái. Việc di gần của răng hàm cũng làm thiếu khoảng phía trước cung hàm dẫn đến lệch lạc răng như răng mọc chen chúc, răng mọc ngầm, sai vị trí và răng bị xoay trục. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc răng sữa : vệ sinh răng miệng tốt, phát hiện và điều trị sớm răng sữa bị sâu. Nếu không may răng hàm sữa bị hỏng không giữ được thì chúng ta phải làm khí cụ giữ khoảng cho bệnh nhân. Việc này thực hiện rất đơn giản nhưng lại góp