Phẫu thuật cắt dây chằng

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định (Trang 83 - 85)

Răng xoay trục luôn có xu hướng bị xoay trở lại sau điều trị. Nguyên nhân là do sợi dây chằng xung quanh răng xoay trục bị kéo căng trong quá trình điều trị và nó có xu hướng đàn hồi trở lại. Răng càng bị xoay trục nhiều càng dễ bị tái phát sau điều trị. Sự tái phát này thường xảy ra ở giai đoạn 1 năm sau điều tri. Để tránh hiện tượng tái phát này, có hai phương pháp:

Răng xoay trục được xoay quá mức, sau đó mới xoay trở lại đúng vị trí của nó. Theo Spika (1987 ) sự xoay quá này ít nhất là 15º, những răng bị xoay

trục nhiều thì để đảm bảo kết quả điều trị có thể xoay quá 30º[33]. Phương pháp này có những hạn chế sau :

- Đối với vùng răng cửa dưới, sự xoay quá mức thường gặp khó khăn vì kích thước gần xa hẹp nên khó để gắn mắc cài lệch về phía gần hoặc phía xa và khó để đưa dây cung vào khe mắc cài.

- Để xoay quá mức thì phải thay đổi vị trí gắn mắc cài, mắc cài khi bị tháo ra gắn lại thường rất dễ bị bong, đặc biệt là mắc cài sứ thường dễ bị vỡ khi tháo.

- Thời gian điều trị bị kéo dài

Phẫu thuật cắt dây chằng : Phẫu thuật này được thực hiện trước khi

tháo mắc một vài tuần. Phẫu thuật này đơn giản, được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha mà không cần gửi đến bác sĩ nha chu. Có hai phương pháp trong phẫu thuật này là phương pháp CSF và phương pháp chia nhú. Phương pháp chia nhú dễ thực hiên và ít gây tổn thương lợi hơn.

Với những hạn chế của phương pháp xoay quá mức và ưu điểm của phương pháp phẫu thuật cắt dây chằng, chúng tôi chọn phương pháp phẫu thuật cắt dây chằng để tránh tái phát sau điều trị. .

Trong 20 bệnh nhân đã kết thúc điều trị chúng tôi tiến hành phẫu thuật cắt dây chằng cho 11 bệnh nhân( biểu đồ 3.7). Chúng tôi tiến hành phẫu thuật 1 vài tuần trước khi tháo mắc cài [35]. 12/12 có độ xoay ≥45º- 90º chúng tôi tiến hành phẫu thuât cắt dây chằng để tránh tái phát do sự căng quá mức của dây chằng quanh răng trong quá trình điều trị, 7/39 răng có độ xoay <45º chúng tôi nhận thấy trong quá trình điều trị các răng này xoay tương đối chậm, có thể do dây chằng quanh răng này tương đối chắc do dó chúng tôi cũng tiến hành cắt dây chằng

Vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi chưa đánh giá được sự tái phát sau điều trị ở những bệnh nhân có phẫu thuật cắt dây chằng nhưng theo nghiên cứu của Rasheed tại Ả rập Xê Út[40] : Sự tái phát với độ xoay trung bình là 1.1ºvới tỉ lệ trung bình là 10.8%. Độ xoay tái phát trung bình ở hàm trên là 0.81º, tỉ lệ trung bình là 8%. Độ xoay tái phát trung bình hàm dưới 1.44º với tỉ lệ trung bình 14%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tỉ

lệ tái phát của hàm trên và hàm dưới. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi độ xoay ở giai đoạn tháo mắc cài và giai đoạn sau đeo duy trì.

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định (Trang 83 - 85)