ĐIỀU TRỊ RĂNG XOAY TRỤC

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định (Trang 78 - 82)

4.2.1.Phương pháp điều trị

4.2.1.1 Loại khí cụ điều trị Khí cụ 2×4

Trong 30 bênh nhân chúng tôi gặp 5 bệnh nhân có bộ răng hỗn hợp, tuổi thấp nhất là 8 tuổi.

Ở trẻ em, giai đoạn răng hỗn hợp chúng ta hay gặp răng bị xoay trục nhiều nhất là vùng răng trước mà không thể điều trị tốt bằng khí cụ tháo lắp vì:

- Hàm tháo lắp chỉ thỏa mãn với những chuyển động nghiêng răng mà không tạo ra được những chuyển động phức tạp như tịnh tiến răng, xoay răng.

- Hàm tháo lắp để điều trị xoay răng thường được thiết kế phức tạp, thời gian điều trị lâu

- Kết quả điều trị phụ thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân, bệnh nhân có đeo thường xuyên hay không.

So với hàm tháo lắp khí cụ 2×4 có nhiều ưu điểm hơn:

- Kiểm soát được hoàn toàn vị trí nhóm răng trước, cho phép di chuyển răng về đúng vị trí một cách nhanh chóng

- Kỹ thuật đơn giản.

- Ít bị ảnh hưởng bởi sự hợp tác của bệnh nhân.

Điều trị can thiệp răng xoay trục sẽ làm giảm thời gian điều trị ở giai đoạn sau, cải thiện thẩm mĩ, chức năng, ngăn chấn thương khớp cắn

Vì những lý do trên, chúng tôi áp dụng khí cụ 2×4 để điều trị cho bệnh nhân có bộ răng hỗn hợp bị xoay trục. 5 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi thấp nhất là 8 tuổi đều đã thay bốn răng cửa trên. 4/5 bệnh nhân có răng cửa giữa bị xoay trục, đầu chạm đầu gây mòn rìa cắn răng đối diện. Chúng tôi gắn mắc cài ở 4 răng cửa và khâu ở 2 răng hàm nhỏ thứ nhất. Giai đoạn đầu chúng tôi sử dụng dây Niti 012, sau đó chuyển dần sang dây Niti 014, Niti 016 và Niti 16×22. để làm thẳng hàng răng. Giai đoạn tiếp theo chúng tôi sử dụng dây SS 17×25 đóng khoảng và duy trì kết quả.

Một bệnh nhân có răng thừa vùng giữa răng cửa giữa và răng cửa bên bên trái, răng cửa bên bên phải xoay trục. Chúng tôi tiến hành nhổ răng thừa

và răng nanh sữa và sử dụng khí cụ 2×4 để xoay răng và làm thẳng hàng răng. Tiếp theo chúng tôi đóng khoảng giữa răng cửa giữa và răng cửa bên bên trái để tạo chỗ cho răng nanh xuống.

Khí cụ cố định toàn hàm

Khí cụ cố định toàn hàm được sử dụng cho 25 bệnh nhân chiếm 83.3% (bảng 3.11).

Các bệnh nhân có chỉ định điều trị bằng khí cụ cố định được gắn mắc cài và tuân thủ đúng theo các giai đoạn điều trị : giai đoạn làm thẳng hàng răng, giai đoạn đóng khoảng, giai đoạn hoàn thiện.

Để xoay lại răng chúng tôi sử dụng dây Niti 012, Niti 014, Niti016 tùy từng trường hợp cụ thể. Những răng xoay trục nhiều > 60º chúng tôi sử dụng nút và lực đôi để xoay răng. Cường độ lực để xoay răng tương đối thấp từ 35- 60gr tùy thuộc vào kích cỡ của răng[5]. Để kiểm soát cường độ lực sử dụng, chúng tôi dùng lực kế (hình 4.1)

Ưu điểm của khí cụ cố định :

- Thực hiện được các loại di chuyển răng phức tạp như di chuyển tịch tiến, di chuyển chân răng, di chuyển theo chiều đúng (lún răng, trồi răng ), di chuyển xoay răng. Do đó đạt được độ cắn khít tốt ở giai đoạn hoàn thiện.

- Khí cụ được mang liên tục trong miệng, bệnh nhân không thể tự tháo khí cụ nên hiệu quả điều trị cao.

4.2.1 2. Điều trị nhổ răng hay không nhổ răng

Bảng 3.12 cho thấy có 13/ 30 bệnh nhân có chỉ định nhổ răng, chiếm 43.3% và không nhổ răng chiếm 56.7%. Các bệnh nhân này đều ở lứa tuổi ≥ 12 tuổi với bộ răng vĩnh viễn.Theo Skidmore và cộng sự [47], trong 366 bệnh nhân chỉnh nha bằng khí cụ cố định tại New Zeeland thì tỉ lệ nhổ răng chiếm 53,3%, không nhổ răng chiếm 46,5%. Theo Anil Gera[18] tỉ lệ nhổ răng ở Mỹ từ năm 1960 đến nay đã giảm đáng kể, từ 68-80% đã giảm xuống còn 30% hoặc thấp hơn nữa. Điều trị nhổ răng hay không nhổ răng phụ thuộc vào mức độ thiếu khoảng trên cung hàm bệnh nhân, sự di chuyển của răng theo dự định ( thông thường là lùi răng cửa ) để là giảm sự nhô trong sai khớp cắn loại II hoặc trong điều trị sai khớp cắn loại III.

Trong 13 bệnh nhân có chỉ định nhổ răng chúng tôi gặp 9 bệnh nhân có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất ở cả hai hàm, chiếm 69.2 % bệnh nhân có chỉ định nhổ răng. 7/ 9 bệnh nhân này có hiện tượng thiếu khoảng ≥10mm ở cả hai hàm. Có 2 bệnh nhân thiếu khoảng hàm trên dưới 5mm, hàm dưới ≥10mm nhưng chúng tôi vẫn quyết định nhổ bốn răng hàm nhỏ thứ nhất vì bệnh nhân có độ cắn chìa ≥5mm.

Bốn bệnh nhân chỉ định nhổ hai răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên đều có hiện tượng thiếu khoảng hàm trên ≥10mm hoặc có độ cắn chìa lớn.

Chúng tôi không có bệnh nhân chỉ nhổ răng hàm nhỏ hàm dưới vì hai bệnh nhân có khớp cắn ngược vùng răng cửa nhưng độ cắn chìa và cắn chùm > -3mm, bệnh nhân có thiếu khoảng hàm trên do đó chúng tôi sử dụng dây cung mà không nhổ răng.

Số bệnh nhân không có chỉ định nhổ răng là 17/30 bệnh nhân. Những bệnh nhân này chúng tôi để tạo chỗ chúng tôi sử dụng phương pháp cắt kẽ hoặc nong hàm nhờ vào sự đàn hồi của dây cung Niti. Tỉ lệ cắt kẽ là 16.7% và sử dụng dây cung là 40%. Chúng tôi thường cắt kẽ đối với bệnh nhân có kích thước răng to không tương xứng với cung hàm, hình thể răng có hình tam giác và các răng khác trên cung hàm. Để tạo đủ chỗ cho răng xoay trục xoay chúng tôi sử dụng lò xo mở niti.

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w