Tiến hành điều trị

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định (Trang 45 - 52)

2.2.6.1 Điều trị trước chỉnh hình

- Điều trị tốt các răng bị tổn thương sâu, viêm tủy

- Nhổ bỏ răng sữa quá tuổi

- Nhổ bỏ răng thừa

- Phẫu thuật lấy răng ngầm.

- Lấy cao răng, điều trị viêm lợi

- Vệ sinh răng miệng

2.2.6.2 Điều trị chỉnh hình

Bước 1: Gắn mắc cài, gắn khâu [28]

- Đặt chun tách khe vào giữa các răng hàm trong 5 ngày - Làm sạch bề mặt răng: đánh bóng hai hàm

- Gắn khâu răng 6, hoặc cả răng 7 bằng xi măng. Đặt khâu sao cho ống mặt ngoài khâu phải song song với mặt phẳng đi qua các núm ngoài của răng hàm (hình 2.7) - Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khâu của hãng 3M với hệ thống ống 0.22

Hình 2.7: Nhìn từ phía má, ống và khâu phải song song với mặt phẳng qua đỉnh các núm ngoài của răng hàm

Gắn mắc cài: Mắc cài được gắn về cơ bản là ở chính giữa thân răng, trục

của mắc cài trùng với trục của răng. Bảng 2.2 giúp ta xác định vị trí đặt mắc cài. Giá trị số đo này được tính từ trung tâm mắc cài đến rìa cắn của mỗi răng

Bảng 2.2: Vị trí đặt mắc cài [28]

- Đối với răng xoay trục, mắc cài có thể được đặt lệch về phía gần hoặc phía xa, vị trí đặt tùy thuộc vào mức độ xoay của răng và chuyển dần vị trí mắc cài cho đến khi răng được xoay thẳng.(hình 2.8)

Hình 2.8. Răng cửa bên bên phải bị xoay trục, mắc cài được gắn lệch về phía gần

- Trong trường hợp răng xoay trục và thiếu khoảng nhiều thì mắc cài chỉ được gắn sau khi đã tạo đủ khoảng cho việc gắn mắc cài.

Trung bình Hàm trên

Hàm dưới

- Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mắc cài của hãng 3M và RMO với hệ thống rãnh 0.22. Với hệ thống rãnh 0.22 chúng tôi có thể sử dụng kỹ thuật 2 dây để điều trị răng xoay trục: dây cung SS 17×25 với lò xo mở được sử dụng để tạo khoảng cho răng bị xoay trục, phía dưới dây SS là một dây niti 012 hoặc 014 được buộc vào răng xoay trục để xoay răng. Kỹ thuật này sẽ rút ngắn thời gian điều trị. (hình 2.9)

Hình 2.9 : Kỹ thuật 2 dây

- Các bước gắn mắc cài: áp dụng với việc sử dụng chất gắn quang trùng hợp:

+ Etching các răng cần gắn bằng dung dịch etching trong 20 giây + Rửa sạch.

+ Thổi khô răng, cách ly nước bọt + Bôi keo gắn lên răng

+ Đặt chất gắn lên đế mắc cài vừa đủ sau đó đặt lên bề mặt thân răng vào vị trí mong muốn. Dùng thước đo chuyên dụng kiểm tra lại vị trí mắc cài theo kích thước đã chọn ( hình 2.10).

+ Ấn sát mắc cài vào mặt ngoài răng, lấy chất gắn thừa + Chiếu đèn 20 giây

Hình 2.10: Vùng răng cửa thước đo đặt vuông góc với mặt ngoài thân răng. Vùng răng nanh và răng hàm nhỏ thước đo đặt song song với mặt

phẳng cắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với hàm răng hỗn hợp sử dụng khí cụ 2×4 : ta gắn mắc cài ở 4 răng cửa

- Đối với hàm răng vĩnh viễn mắc cài sẽ được gắn từ răng hàm nhỏ thứ hai bên phải đến răng hàm nhỏ thứ hai bên trái.

Bước 2: Các giai đoạn chỉnh răng bao gồm [ 19,23 ]:

Đặt dây cung vào khe mắc cài

Giai đoạn I : Sắp xếp làm đều các răng. Sử dụng dây cung có độ đàn

hồi để làm đều các răng, xoay răng: dây niti hay copper niti 012; 014; 016; 16×22…theo thứ tự lớn dần. Nếu các răng xoay trục nhiều thì lực sử dụng ban đầu phải càng nhẹ

Giai đoan II : Giai đoạn đóng khoảng hoặc tạo khoảng và điều chỉnh

khớp cắn hai hàm : Sử dụng dây cung thiết diện lớn SS17×25; 19×25.

- Để tạo khoảng cho răng bị xoay trục ta có thể dùng lò xo cuộn mở (open coil spring) : độ dài của lò xo được tính bằng khoảng cách giữa hai mắc cài của hai răng bên cạnh răng xoay trục cộng thêm 2mm

- Đối với các răng có độ xoay trục lớn > 60º cần sử dụng lực đôi bằng cách sử dụng một nút (button) có thể được gắn ở mặt lưỡi hoặc mặt vòm khẩu

cái, đôi khi cũng được gắn ở mặt má của răng xoay trục để xoay lại răng được dễ dàng hơn (hình 2.11)

Hình 2.11: Nút (button) được đặt ở mặt khẩu cái của răng hàm nhỏ thứ nhất bên phải và bên trái hàm trên. Chun đàn hồi tạo

lực đối để xoay lại răng

- Sau khi răng xoay trục chỉ còn xoay ở mức độ nhẹ ta có thể tháo nút và sử dụng dây cung có độ đàn hồi để làm thẳng hàng răng.

- Sử dụng dây cung SS17×25; 19×25 để đóng khoảng và điều chỉnh khớp cắn hai hàm.

-Kết thúc giai đoạn hai của quá trình điều trị, các răng phải thẳng hàng tốt, khoảng nhổ răng phải được đóng, chân răng phải song song, và các răng từ răng hàm lớn đến răng nanh ở tương quan loại I, sự di chuyến chân răng của cả răng phía trước và sau vẫn còn khi kết thúc giai đoạn 2.

Giai đoạn III : Giai đọan hoàn thiện : Sử dụng dây TMA hay SS17×25;

19×25 để chỉnh góc nghiêng của răng cho đúng. Sau đó chỉnh chi tiết để đạt được tới khớp cắn lý tưởng.

Giai đoạn III kết thúc, 4 đến 6 tuần sau sẽ chuyển sang giai đoạn duy trì. - Đối với những răng xoay trục, 1 vài tuần trước khi tháo mắc cài ta sẽ

pháp là phương pháp cổ điển và phương pháp chia nhú. Phương pháp chia nhú cho thẩm mỹ cao hơn nên tôi áp dụng phương pháp này : sử dụng dao phẫu thuật 12, rạch ở trung tâm mỗi nhú lợi, sau đó tách nhú từ đường viền đến 1-2mm chiều cao của xương mặt môi và lưỡi( hình 2.12)

Hình 2.12 : Kỹ thuật cắt dây chằng

Giai đoạn duy trì : Tháo mắc cài và làm khí cụ duy trì. Khí cụ duy trì

có thể tháo lắp hoặc gắn chặt. Thời gian đeo khí cụ duy trì tùy từng trường hợp, nhìn chung phải đeo khí cụ duy trì ít nhất 6 tháng.

- Khí cụ duy trì tháo lắp : Khí cụ duy trì tháo lắp thông thường nhất là khí cụ Hawley, được thiết kế vào năm 1920 như khí cụ tháo lắp có tạo lực (hình 2.13)

- Khí cụ Hawley căn bản gồm móc trên răng hàm lớn và cung môi( có cung bù trừ ) nằm phía ngoài từ răng nanh đến răng nanh, nền nhựa phủ niêm mạc khẩu cái đo đó có thể tạo nên mặt phẳng cắn kiểm soát độ cắn phủ. Cung ngoài (cung môi) kiểm soát răng cửa rất tốt và thậm chí cả khi răng cửa không khít thì vẫn có thể kéo vào được do đó hàm Hawley được sử dụng khi cần tinh chỉnh lại răng cửa.

Hình 2.13 : Khí cụ duy trì Hawley

- Hàm đúc chân không : được chế tạo nhanh, kinh tế, có tính thẩm mỹ.

Hình 2.14 : Hàm đúc chân không

- Khí cụ duy trì cố định: duy trì sự ổn định trong cung răng và dùng trong những trường hợp duy trì kéo dài, đặc biệt là vùng răng cửa hàm dưới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị răng xoay trục bằng khí cụ cố định (Trang 45 - 52)