Kết quả giám sát lâm sàng trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 96)

Đợt 1: Tổng đàn gia cầm của toàn tỉnh là 3.476.512 trong đó số gia cầm đã đƣợc tiêm mũi 1 là 2.894.743 chiếm tỷ lệ 94,98%. Mũi 2: Chỉ tiến hành tiêm trên vịt. Tổng số vịt đăng ký tiêm là 657.179 con, đã tiến hành tiêm đƣợc 581.769 con, chiếm tỷ lệ 88,55%.

Đợt 2: Tiêm vào tháng 11 năm 2010. Tổng đàn gia cầm của tỉnh là 3.534.268. Kết quả tiêm đƣợc 3.387.758 , chiếm tỷ lệ 95,85%. So với đợt 1 thì đợt 2 tiêm đạt đƣợc tỷ lệ cao hơn, nhƣng vịt thì tiêm đƣợc ít hơn. Cụ thể số vịt tiêm là 502.305 con, chiếm 88,25%.

Thực tế cho thấy, ngƣời chăn nuôi rất ủng hộ biện pháp tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm. Theo kinh nghiệm của một số nƣớc, trong đó có Trung Quốc tiêm phòng bệnh cúm gia cầm là biện pháp hỗ trợ hiệu quả, kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học và biện pháp loại thải có kiểm soát sẽ ngăn chặn đƣợc dịch cúm gia cầm.

Sau khi tiêm phòng cho đàn gia cầm, chúng tôi đã tiến hành giám sát về lâm sàng và giám sát huyết thanh học.

3.2.2. Kết quả giám sát lâm sàng trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine vaccine

Sau khi tiêm phòng vaccine cúm, chúng tôi đã theo dõi đàn gia cầm bằng phƣơng pháp: phỏng vấn trực tiếp, dùng phiếu điều tra các hộ, trang trại chăn nuôi của đợt tiêm phòng năm 2010.

Chúng tôi đã theo dõi tỷ lệ phản ứng do tiêm vaccine trên hai đàn gà và một đàn vịt đã đƣợc tiêm vaccine, kết quả theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 3.7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Kết quả theo dõi độ an toàn của vaccine H5N1 trên đàn gia cầm

Lần

tiêm Chỉ tiêu

Địa điểm (huyện) Tính

chung Đông Triều Yên Hƣng Hoành Bồ Đầm 1

Tổng gia cầm theo dõi (con) 296 291 246 245 1.078 Số gia cầm phản ứng (con) 15 17 16 13 61 Tỷ lệ phản ứng (%) 5,06 5,84 6,50 5,3 5,6 Số gia cầm an toàn (con) 281 274 230 232 1017 Tỷ lệ an toàn (%) 94,94 94,16 93,50 94,6 94,3

2

Tổng gia cầm theo dõi (con) 294 288 342 320 1.244 Số gia cầm phản ứng (con) 11 12 18 16 57 Tỷ lệ phản ứng (%) 3,74 4,17 5,26 5,0 4,5 Số gia cầm an toàn (con) 283 276 324 304 1.187 Tỷ lệ an toàn (%) 96,26 95,83 94,74 95,00 96,9

Tổng

Tổng gia cầm theo dõi (con) 590 579 568 565 2.302

Số gia cầm phản ứng (con) 26 29 34 29 118 Tỷ lệ phản ứng (%) 4,41 5,00 5,98 5,1 5,1 Số gia cầm an toàn (con) 564 550 534 536 2184

Tỷ lệ an toàn (%) 95,59 95,00 94,02 94,8 94,8

Từ kết quả, chúng tôi có nhận xét sau:

- Trong tổng số 1.078 con gia cầm theo dõi sau khi tiêm mũi 1, số gia cầm an toàn là 1.017 con, đạt tỷ lệ an toàn là 94,3%.

- Sau khi tiêm phòng mũi thứ hai, theo dõi tổng số 1.224 con gia cầm, có 1.187 con an toàn đạt tỷ lệ 96,9%.

- Tổng số gia cầm theo dõi sau khi tiêm phòng vaccine mũi 1 và mũi 2 là 2.302 con, số gia cầm an toàn là 2.184 con, tỷ lệ đạt 94,8%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi đã mổ khám kiểm tra bệnh tích những gia cầm chết sau khi tiêm phòng vaccine thấy gan có khối u, sờ thấy cứng, trƣờng hợp này do tiêm vào gan, gia cầm chết; trong trƣờng hợp khác xoang bụng của gia cầm có chất dịch màu trắng sữa, trƣờng hợp này là do vaccine đƣợc đƣa quá sâu vào xoang bụng; nguyên nhân của những trƣờng hợp này là do cán bộ thú y ở một số địa phƣơng tiêm không đúng vị trí, sai về kỹ thuật; một số gia cầm khác thấy có bệnh tích của bệnh cầu trùng, bệnh hen, bệnh do E. coli...mà chủ hộ và cán bộ thú y không phát hiện đƣợc.

3.2.3. Giám sát huyết thanh học của đàn gà sau khi được tiêm phòng vaccine

Trƣớc khi theo dõi đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng chúng tôi tiến hành dịch ngoáy (swab) để kiểm tra sự lƣu hành của virus cúm trong cơ thể của gia cầm. Các mẫu thí nghiệm đƣợc lấy ngẫu nhiên trên các đàn gia cầm đƣợc chọn ngẫu nhiên trong các đàn gia cầm trên địa bàn của 4 huyện Đông Triều, Yên Hƣng, Hoành Bồ, Đầm Hà.

Bảng 3.8. Kết quả giám sát đàn gia cầm trƣớc khi tiêm vaccine H5N1 năm 2010

STT Huyện, Thị Loài Số mẫu

Chỉ tiêu kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lâm sàng KT kháng H5 RT-PCR

1 Đông Triều Vịt 10 Khoẻ 0 -

Gà 10 Khoẻ - - 2 Yên Hƣng Vịt 10 Khoẻ - - Gà 10 Khoẻ - - 3 Hoành Bồ Gà 10 Khoẻ - - Gà 10 Khoẻ - - 4 Đầm Hà Gà 10 Khoẻ - -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vịt 10 Khoẻ - -

Nhƣ vậy, đàn gia cầm hoàn toàn khoẻ mạnh, không có kháng thể kháng H5 và cũng không có virus cúm gia cầm. Từ kết quả trên đảm bảo an toàn cho đàn gia cầm khi tiêm vaccine cúm H5N1 và cho kết quả đánh giá sau này đƣợc chính xác. Sau khi tiêm phòng vaccine cúm H5N1 mũi 1 cho đàn gà của 13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, chúng tôi tiến hành lấy mẫu huyết thanh, kiểm tra đáp ứng miễn dịch của gà tại các thời điểm 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày và 150 ngày của 4 huyện, thị: Đông Triều, Yên Hƣng, Đầm Hà, Hoành Bồ.

3.2.3.1. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của gà được tiêm vaccine H5N1

Sau khi lấy mẫu huyết thanh, mẫu đƣợc chuyển ngay về Cơ Quan Thú y vùng II Hải phòng, làm phản ứng HI xác định hiệu giá kháng thể.

Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn gà đƣợc tiêm vaccine H5N1 tại tỉnh Quảng Ninh đƣợc thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Hiệu giá kháng thể trung bình của gà đƣợc tiêm vaccine H5N1

Thời điểm lấy mẫu sau tiêm vaccine mũi 1 (ngày) Tổng số mẫu Số mẫu (+ ) Tỷ lệ dƣơng tính (+) Số mẫu đạt bảo hộ Tỷ lệ bảo hộ (% ) GMT (log2) 30 200 190 95,00 172 86,00 5,34 60 200 192 97,00 174 87,00 5,42 90 200 188 95,00 156 78 ,00 4,66 120 154 140 90,90 108 70,10 4,36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

150 146 106 72,60 47 32,10 3,46

Qua bảng 3.9 cho thấy:

+ Ở thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1, làm phản ứng HI có 190/200 mẫu dƣơng tính, chiếm tỷ lệ 95%. Trong các mẫu dƣơng tính có 172 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 86%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,34 log2 . Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà sau khi tiêm vaccine 4 tuần tại Quảng Ninh thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đào Yến Khanh (2009) [17] tại cùng thời điểm (5,34 log2 so với 5,47 log2).

+ Ở thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1, làm phản ứng HI có 192/200 mẫu dƣơng tính, chiếm tỷ lệ 97,00%. Trong các mẫu dƣơng tính có 174 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 87,00%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,42 log2 . Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà sau khi tiêm vaccine 8 tuần tại Quảng Ninh thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đào Yến Khanh (2009) [17] tại cùng thời điểm (5,42 log2 so với 7,76 log2).

+ Ở thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1, làm phản ứng HI có 188/200 mẫu dƣơng tính, chiếm tỷ lệ 95,00%. Trong các mẫu dƣơng tính có 156 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 78,00%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 4,66 log2 .

+ Ở thời điểm 120 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1, làm phản ứng HI có 140/154 mẫu dƣơng tính, chiếm tỷ lệ 90,90%. Trong các mẫu dƣơng tính có 108 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 70,10%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 4,36 log2. Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà sau khi tiêm vaccine 120 ngày tại Quảng Ninh thấp hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

kết quả nghiên cứu của Đào Yến Khanh (2009) [17] tại cùng thời điểm (4,14 log2 so với 4,94 log2).

+ Ở thời điểm 150 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1, làm phản ứng HI có 106/146 mẫu dƣơng tính, chiếm tỷ lệ 72,60%. Trong các mẫu dƣơng tính có 47 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 32,10%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 3,46 log2.

Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà đạt mức cao nhất tại thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1 (5,42 log2) sau đó giảm dần, đến thời điểm 150 ngày giảm xuống còn 3,46 log2

Theo Tô Long Thành (2005) 26, khi sử dụng vaccine H5N1 của Trung Quốc thì hiệu giá kháng thể đạt mức cao nhất là 9 log2 trong vòng tuần thứ 3 sau khi dùng vaccine. Hiệu giá này đƣợc duy trì trong vòng 4 tuần. Mức độ bảo hộ của kháng thể vẫn có thể đảm bảo đến tuần thứ 25.

Thời điểm từ 30 ngày đến 60 ngày, hiệu giá kháng thể của đàn gà tại tỉnh Quảng Ninh đƣợc tiêm vaccine H5N1 của Trung Quốc thấp hơn hiệu giá kháng thể gà thí nghiệm khi khảo nghiệm vaccine H5N1 rất nhiều (5,42 log2 so với 9 log2).

Theo chúng tôi, sở dĩ có sự khác nhau nhƣ vậy là do những nguyên nhân sau:

Đàn gà trong tỉnh do rất nhiều thú y viên cơ sở cùng tiêm, nên có thể có sai số về kỹ thuật tiêm, không đảm bảo đƣợc yêu cầu kỹ thuật về: vị trí tiêm, liều lƣợng thuốc, kỹ thuật tiêm, kỹ thuật bảo quản vaccine… Môi trƣờng sống của đàn gà ở ngoài thực địa cũng khác nhiều so với gà trong phòng thí nghiệm. Ví dụ, gà ở thực địa còn có sự tiếp xúc giữa đàn này với đàn khác, giữa gà với thủy cầm, với các động vật nhƣ lợn, chim bồ câu, nguồn thức ăn, nƣớc uống trong thiên nhiên.v.v...

Khảo nghiệm vaccine trong phòng thí nghiệm chỉ với số lƣợng gia cầm ít, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trực tiếp tiêm và theo dõi.v.v...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời gian bảo hộ của đàn gà trong thí nghiệm khảo nghiệm vaccine ở phòng thí nghiệm cũng dài hơn so với đàn gà của tỉnh Quảng Ninh (25 tuần so với 20 tuần) cũng có thể do những nguyên nhân trên.

Nhƣ vậy, khi sử dụng vaccine ngoài thực địa, cần tiêm nhắc lại trong thời gian ≤ 4 tháng mới đảm bảo đƣợc khả năng phòng bệnh (không phải là 25 tuần nhƣ khuyến cáo của nhà sản xuất) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ bảo hộ cũng đạt mức cao nhất lúc 60 ngày tuổi sau đó giảm dần đến 150 ngày tuổi giảm xuống còn 32,10%.

Theo quy định 1361/KTY-DT ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tiêu chí đánh giá đàn gia cầm đƣợc bảo hộ là tỷ lệ phải đạt ít nhất 70% số mẫu có hiệu giá kháng thể HI ≥ 4log2.

Nhƣ vậy, tính đến thời điểm 120 ngày sau khi tiêm vaccine đàn gà trong toàn tỉnh vẫn còn khả năng bảo hộ. Đến thời điểm 150 ngày sau khi tiêm vaccine, đàn gà trong tỉnh không còn khả năng bảo hộ nữa.

Biến động hiệu giá kháng thể trung bình và độ dài miễn dịch của gà đƣợc tiêm vaccine H5N1 Trung Quốc tại tỉnh Quảng Ninh đƣợc thể hiện ở hình 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.1. Biến động hiệu giá kháng thể của gà đƣợc tiêm vaccine H5N1

Qua đồ thị trên ta thấy hiệu giá kháng thể ở 30 ngày sau tiêm phòng đạt 5,34log2 , sau 60 ngày lên tới 5,42log2, đến 90 ngày còn 4,66 log2 và 120 ngày giảm còn 4,36 log2 = 20,53 vẫn còn khả năng bảo hộ của vaccine, đến 150 ngày hiệu giá kháng thể chỉ còn 3,46 =11,00 thì không còn khả năng bảo hộ Theo quy định 1361/KTY-DT ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tiêu chí đánh giá đàn gia cầm đƣợc bảo hộ là tỷ lệ phải đạt ít nhất 70% số mẫu có hiệu giá kháng thể HI ≥ 4log2 và GMT ≥ 20.

3.2.3.2. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vaccine H5N1 tại các thời điểm lấy mẫu

Tần số phân bố các mức kháng thể của gà tiêm vaccine tại các thời điểm lấy mẫu đƣợc thể hiện qua bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà đƣợc tiêm vaccine H5N1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời điểm lấy mẫu sau tiêm vaccine mũi 1

(ngày)

Tỉ lệ các mẫu có hiệu giá kháng thể log2

(%) Tổng số mẫu (- ) 3 4 5 6 7 8 30 5 9 22 25 24 13 2 200 60 3 10 20 23 25 14 5 200 90 5 17 22 22 21 11 2 200 120 9 21 22 22 14 11 1 154 150 27 26 24 22 1 146 Qua bảng 3.10 cho ta thấy: Khi kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng phản ứng HI tại các thời điểm khác nhau thì hiệu giá kháng thể của các mẫu đƣợc phân bố đều từ ≤log2 đến 8 log2, nhƣng với tỷ lệ khác nhau.

Tại thời điểm 150 ngày có tới 27% số mẫu không có đáp ứng miễn dịch (chiếm tỷ lệ cao nhất); so với thời điểm 60 ngày và 120 ngày chỉ có 3-9% số mẫu không có đáp ứng miễn dịch (tỷ lệ thấp nhất).

Tại thời điểm 30 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung từ 4log2 đến 7 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8log2 rất thấp (2%). Hiệu giá kháng thể tập trung ở mức 4-7log2. Theo Tô Long Thành và Đào Yến Khanh (2009) [26, 27]: gà đƣợc tiêm vaccine sau 1 tháng có hiệu giá kháng thể tập trung ở 5- 7log2.

Tại thời điểm 60 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung ở mức cao từ 4log2 đến 8 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8log2 là 5%. Hiệu giá kháng thể tập trung ở mức 4-8log2. Theo Tô Long Thành và Đào Yến Khanh (2009) [26,27]: gà đƣợc tiêm vaccine sau 2 tháng có hiệu giá kháng thể tập trung ở 7- 9log2. Có thể nhận thấy rằng gà có hiệu giá kháng thể cao tại thời điểm này tăng cao hơn so với thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao từ 4log2 đến 6 log2, các mẫu đạt tỷ lệ 8log2 giảm xuống còn 2%. Có thể nhận thấy rằng, gà có hiệu giá kháng thể cao tại thời điểm này giảm đi so với thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1.

Tại thời điểm 120 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung ở mức từ 3log2 đến 5 log2. Theo Tô Long Thành và Đào Yến Khanh (2009) [26,27]: gà đƣợc tiêm vaccine sau 4 tháng theo dõi kháng thể vẫn đạt mức bảo hộ tập trung ở 5- 8log2. Có thể nhận thấy rằng, gà có hiệu giá kháng thể cao tại thời điểm này giảm rất nhiều so với cácthời điểm trƣớc đó.

Tại thời điểm 150 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập trung ở mức không đạt bảo hộ từ  log2 đến 5 log2. Không có mẫu nào đạt đƣợc hiệu giá kháng thể ≥ 7log2.

Nhƣ vậy, tại thời điểm 60 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 1 thì hiệu giá kháng thể phân bố ở các mức cao, rồi đến thời điểm 30 ngày, còn ở các thời điểm khác thì hiệu giá kháng thể tập trung ở các mức thấp hơn.

Kết quả đƣợc thể hiện qua các hình từ 3.2 - 3.6.

5 9 22 25 24 13 2 0 5 10 15 20 25 Tỷ lệ (%) (-) ≤ 3 4 5 6 7 8

Hiệu giá kháng thể (xlog2)

Phân bố hiệu giá kháng thể của gà tại thời điểm 30 ngày sau tiêm vacxin

Hình 3.2. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại thời điểm sau tiêm 30 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 96)