Độc lực của virus

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

Độc lực của virus cúm gia cầm có sự dao động lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trƣớc hết là protein HA. Các nghiên cứu ở mức độ phân tử cho thấy khả năng lây nhiễm của virus phụ thuộc vào tác động của men protease vật chủ đến sự phá vỡ của liên kết hóa học sau khi dịch mã của phân tử ngƣng kết, thực chất là sự cắt rời protein HA thành 2 tiểu phần HA1 và HA2. Tính thụ cảm của ngƣng kết tố và sự phá vỡ liên kết của men protease lại phụ thuộc vào số lƣợng các amino axit cơ bản tại điểm bắt đầu phá vỡ các liên kết. Các enzim giống trypsin có khả năng phá vỡ liên kết khi chỉ có một phân tử Arginin, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi đó các enzim protease khác lại cần nhiều amino axit cơ bản.

Tại Hội thảo thế giới lần đầu tiên về bệnh cúm gà 1981, Bankowski và cs, thông báo virus cúm gà có kháng nguyên bề mặt H7 thuộc loại có độc lực cao. Nhƣng Pensyvania (Mỹ) đã chứng kiến trận dịch cúm gà gây chết 75% số gà, khi phân lập virus có kháng nguyên bề mặt H5 mà không phải là H7. Để đánh giá độc lực của virus cúm một cách khoa học, các nhà khoa học sử dụng phƣơng pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch nƣớc trứng đã đƣợc gây nhiễm virus. Sau đó đánh giá mức độ nhiễm bệnh của gà để cho điểm (chỉ số IVPI). Điểm tối đa là 3 điểm và đó là virus có độc lực cao nhất. Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus nào có chỉ số IVPI từ 1,2 trở lên thuộc loại có độc lực cao (OIE, 1992 [53]; Nguyễn Tiến Dũng, 2004 [9]).

Bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2 ml nƣớc trứng gà đã gây nhiễm virus đƣợc pha loãng ở nồng độ 1/10 cho gà mẫn cảm từ 3 - 6 tuần tuổi, các nhà khoa học đã thống nhất chia độc lực của virus ra 3 loại:

- Virus có độc lực cao: Nếu sau khi tiêm tĩnh mạch 10 ngày phải làm chết 75 - 100% số gà thực nghiệm. Virus gây bệnh cúm gà (có thể là type phụ) phải làm chết 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào xơ phôi trong môi trƣờng nuôi cấy không có trypsin. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008)[15] Protein HA gồm 2 phần HA1 và HA2 nối với nhau trong cấu trúc bậc 1 qua 1 chuỗi axit amin kiềm đƣợc gọi là Cleavage site (điểm cắt). Khi xâm nhập vào ký chủ có hoạt tính giống nhƣ trypsin (trypsin-like) cắt đôi cấu trúc này ra thì virus mới bám vào thụ thể của tế bào ký chủ, xâm nhập vào nội bào và bắt đầu quá trình tăng sinh. Men trypsin và tƣơng đƣơng chỉ có tác dụng vào các axit amin kiềm (Arginine và Lysine) do vậy nếu điểm cắt càng có nhiều loại axit amin này thì khả năng HA đƣợc cắt đôi càng lớn và quá trình xâm nhập vào nội bào càng nhanh nên virus có độc lực càng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Virus có độc lực trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gà với triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhƣng gây chết gà không quá 15% số gà bị nhiễm bệnh tự nhiên hoặc không gây quá 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm.

- Virus có độc lực thấp (nhƣợc độc): Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có thể gây ra dịch nhƣng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không tạo ra bệnh tích đại thể và không làm chết gà.

Trong thực tế ngƣời ta chia virus cúm gà ra làm 2 loại: Loại virus có độc lực thấp - LPAI (Light Pathogenic Avian Influenza). Loại virus có độc lực cao - HPAI (Hight Pathogennic Avian Influenza).

Cho đến nay ngƣời ta thừa nhận chỉ có 2 biến chủng virus có cấu trúc kháng nguyên H5 và H7 đƣợc coi là loại có độc lực cao gây bệnh ở gia cầm, nhƣng không phải tất cả các chủng mang gen H5, H7 đều gây bệnh (Horimoto T. và cs, 1995) [42].

Thực tế chứng minh rằng các chủng có độc lực thấp trong quá trình lƣu hành trong thiên nhiên và trong đàn thủy cầm có thể đột biến nội gen hoặc đột biến tái tổ hợp để trở thành các chủng có độc lực cao - HPAI (Mo I. P và cs, 1997 [51]; Collins R. A. và cs, 2002 [40]).

Theo Mary J. P. và cs (2008)[24] tất cả các virus cúm phân lập đƣợc ở Việt Nam trong năm 2005 - 2007 không chỉ có độc lực cao với gà, mà còn gia tăng đáng kể độc lực đối với vịt so với các virus phân lập trƣớc đó. Sự tăng độc tính này là hệ quả của sự gia tăng virus nhân lên trong các cơ quan nội tạng và sự tăng thích nghi ở diện rộng hơn của virus đối với các cơ quan nội tạng. Sự thay đổi độc tính của các virus đang lƣu hành có ảnh hƣởng lớn tới dịch tễ học của virus vỡ công tác khống chế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)