VACCINE PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)

Để khống chế dịch cúm gia cầm, ở nƣớc ta đã áp dụng nhiều các biện pháp nhƣ giết hủy đàn gia cầm nhiễm bệnh, thực hiện kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm vẫn liên tiếp xảy ra, trƣớc tình hình đó, ngày 14/7/2005 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có Quyết định số 1715/QĐ/BNN-TY ban hành Quy định tạm thời về sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm.

Phòng hộ chống lại bệnh cúm gia cầm là kết quả của đáp ứng miễn dịch chống lại protein Haemaglutinin (HA). Hiện nay đã xác định đƣợc 16 subtype khác nhau từ H - H16. Ở mức độ nào đó chống lại protein Neuraminidae (NA) đã xác định đƣợc 9 subtype từ N1 - N9. Các đáp ứng miễn dịch kháng lại protein bên trong nhƣ Nucleoprotein (NP) và protein Matrix (M) của virus đã đƣợc chứng minh là không đủ để tạo phòng hộ trên thực địa. Vì vậy, không có loại vaccine nào chung cho tất cả các virus cúm gia cầm. Trong thực tế, sự phòng hộ đƣợc tạo ra nhờ các subtype Haemagglutinin có trong vaccine (Tô Long Thành, 2006) [27].

Theo Nguyễn Tiến Dũng (2008) [12] khi virus nhân lên trong tế bào ký chủ sẽ có sự sai lệch trong sao chép, dẫn đến thay đổi một hay nhiều nucleotit, làm thay đổi cấu trúc của mã di truyền và protein HA. Sự biến đổi (đột biến) ở gen HA quan trọng nhất. Để phòng bệnh, ngƣời ta phải chế tạo vaccine. Vaccine chống cúm dựa chủ yếu vào kháng nguyên HA. Do vậy hàng năm, nhóm chuyên gia về cúm của WHO thƣờng xuyên phải xem xét và chọn ra loại virus mới để sản xuất vaccine thay thế cho chủng virus năm trƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Bùi Quang Anh và cs, (2004)[1], Ilaria Capua và cs, (2004)14, Tô Long Thành (2006) 27]) vaccine đƣợc sử dụng đúng sẽ đạt đƣợc một số mục tiêu nhƣ bảo hộ cho con vật không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và chết; giảm bài thải virus cƣờng độc nếu gia cầm bị nhiễm virus đó > 1000 lần so với gia cầm không đƣợc tiêm, ngừng hẳn sự bài thải virus vào ngày 13 -18 sau tiêm; phòng đƣợc sự lây lan virus cƣờng độc do tiếp xúc, chống lại virus luôn thay đổi và tăng sức đề kháng của gia cầm chống lại sự nhiễm virus cúm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)