Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007) các loài gia cầm trong diện tiêm bao gồm các loại gà giống thƣơng phẩm, gà thịt, gà chọi. Các loại vịt nhƣ vịt giống, vịt đẻ trứng thƣơng phẩm, vịt thịt. Các loại ngan nhƣ ngan giống, ngan đẻ trứng thƣơng phẩm và ngan thịt, kể cả ngỗng.
Một số loại vaccine đang sử dụng hiện nay là vaccine Trovac-AIVH5, vaccine chết chủng H5 (Trung Quốc), vaccine H5N1 (Trung Quốc), vaccine H5N9 (Trung Quốc).
Đối với gà, vịt: Gà 1 ngày tuổi sử dụng vaccine Trovac-AIVH5 nhỏ mắt, mũi. Vaccine chết chủng H5N1 tiêm cho gà và vịt từ 15 ngày tuổi trở lên. Gà tiêm 1 mũi và sau 4 tháng tiêm nhắc lại, gà từ 15 đến 34 ngày tuổi tiêm 0,3 ml vào da cổ, gà từ 35 ngày tuổi trở lên tiêm 0,5 ml vào cơ ngực. Vịt tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần và 4 tháng sau tiêm nhắc lại, vịt 15-34 ngày tuổi tiêm 0,5 ml vào da cổ, vịt 35 ngày tuổi trở lên tiêm 1ml vào cơ ngực. Riêng ngỗng tiêm mũi hai 1,5ml.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối với ngan từ 2005 đến tháng 6 năm 2009 : Sử dụng vaccine H5N9 tiêm cho ngan từ 21 ngày tuổi trở lên, mũi 2 cách mũi 1 sau 4 tuần và 4 tháng sau tiêm nhắc lại. Từ tháng 6 năm 2009 đến 2010 sƣ dụng vắc xin vô hoạt phân túp H5N1 chủng Re-1 (H5N1 Suptype, Re-1 strain) do Trung Quốc sản xuất để tiêm phòng bệnh cúm gia cầm cho ngan và (vịt xiêm). Ngan từ 14 ngày tuổi: tiêm mũi thứ nhất vào dƣới da cổ phía trên, phần gần với cơ thể, tiêm liều 0.3ml/con, sau 28 ngày tiêm nhắc lại mũi thứ 2 với liều 0,5ml/con. Ngan trên 5 tuần tuổi: tiêm 1 mũi vào dƣới da cổ với liều 0,5ml/con, sau 28 ngày tiêm nhắc lại mũi 2 với liều 1ml/con. Mũi tiếp theo cách mũi kế tiếp 4 tháng với liều 1ml/con.
Vaccine Trovac-ALVH5 ở dạng đông khô, tiêm dƣới da 0,2 ml cho gà 1 ngày tuổi nuôi thịt theo phƣơng thức nuôi công nghiệp có tác dụng tạo miễn dịch phòng bệnh cúm trong 20 tuần và miễn dịch chống bệnh đậu gà trong 10 tuần kể từ sau khi tiêm (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2005) 3.
Vaccine đƣợc bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2- 8oC, vận chuyển trong hộp xốp hoặc bình bảo ôn lạnh. Trƣớc khi tiêm phải để chai vaccine ra ngoài để đảm bảo nhiệt độ vaccine bằng nhiệt độ môi trƣờng (khoảng 250
C) và lắc kỹ chai vaccine trƣớc khi tiêm.
Theo quan điểm của OIE và FAO, vaccine cần đƣợc sử dụng trong một chiến lƣợc toàn diện phòng chống bệnh cúm gia cầm, bao gồm 5 công đoạn là an toàn sinh học, nâng cao nhận thức ngƣời dân, chẩn đoán và giám sát, loại bỏ gia cầm nhiễm bệnh và sử dụng vaccine [3]. Theo Capua và Maragon (2002) [15] DIVA (Differentiating Infected from Vaccinated Animals) là một chiến lƣợc dùng để "Phân biệt động vật nhiễm bệnh với động vật đã đƣợc chủng vaccine ". Sử dụng vaccine chứa một chủng virus có kháng nguyên nhóm H tƣơng đồng và kháng nguyên nhóm N không tƣơng đồng với virus
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
gây bệnh thực địa nhằm "đánh dấu" con vật có kháng thể do tiêm phòng với con vật có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên. Lựa chọn vaccine tƣơng đồng không hoàn toàn để cho thấy không có virus môi trƣờng đang lƣu hành trong đàn gia cầm dùng vaccine. Nhóm H tƣơng đồng đảm bảo tính bảo hộ, còn khả năng phân biệt gà tiêm phòng và gà nhiễm bệnh dựa vào đáp ứng huyết thanh nhóm N bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Gà đã tiêm phòng chỉ dƣơng tính với nhóm N trong vaccine, còn nếu dƣơng tính với nhóm N của virus môi trƣờng cho thấy đã nhiễm bệnh.
Trong kế hoạch dự phòng tiêm chủng vaccine phải dự đoán trƣớc đƣợc ngân hàng vaccine đã cấp phép, cho phép bắt buộc thực hiện chiến lƣợc "phân biệt con vật bị nhiễm với con vật tiêm chủng vaccine " (Tô Long Thành, 2007) [30].