KIỂM SOÁT BỆNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 43)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bệnh cúm gia cầm cũng nhƣ các bệnh truyền nhiễm nói chung, quá trình sinh dịch có ba khâu quan trọng là nguồn bệnh, yếu tố truyền lây, động vật cảm nhiễm và có sự liên hệ giữa ba khâu đó. Nếu thiếu một trong ba khâu, đặc biệt là khâu thứ nhất thì bệnh không thể xảy ra. Nếu có đủ ba khâu nhƣng không có sự liên hệ giữa hai trong ba khâu thì bệnh cũng không thể xảy ra. Để kiểm soát, khống chế bệnh cúm gia cầm có hiệu quả, cần tác động vào cả ba khâu của quá trình sinh dịch.

Đối với nguồn bệnh: Tiêu hủy triệt để gia cầm nhiễm bệnh, thực hiện tốt công tác vệ sinh khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Tăng cƣờng công tác giám sát phát hiện bệnh. Khi phát hiện thấy gia cầm mang virus phải tiêu hủy ngay.

Đối với yếu tố truyền lây: Thực hiện tốt kiểm dịch vận chuyển, kiểm dịch gia cầm nhập khẩu, không vận chuyển gia cầm từ các nƣớc hoặc các khu vực có dịch vào địa phƣơng. Thực hiện nuôi nhốt, nuôi cách ly, hạn chế ngƣời và phƣơng tiện ra vào khu vực chăn nuôi. Không nuôi chung các loại gia cầm (gà, vịt, ngan) trong cùng chuồng nuôi. Ngăn chặn sự xâm nhập và tiếp xúc của dã cầm với gia cầm. Quản lý chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ gia cầm, quy hoạch khu vực buôn bán, giết mổ gia cầm riêng. Thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc. Tuyên truyền hƣớng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm để ngƣời chăn nuôi và nhân dân tự giác, chủ động thực hiện.

Đối với động vật cảm thụ: Tích cực tuyên truyền để thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp. Quy hoạch khu vực chăn nuôi gia cầm ra xa khu dân cƣ. Xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y. Chăm sóc nuôi dƣỡng tốt để nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho gia cầm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

dịch cúm gia cầm, một biện pháp rất quan trọng là tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine cho đàn gia cầm.

Nhƣ vậy, để kiểm soát dịch cúm gia cầm có hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để tác động vào cả ba khâu của quá trình sinh dịch, trong đó có biện pháp tiêm vaccine cho đàn gia cầm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)