Các loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm hiện nay

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 45)

Vaccine vô hoạt đồng chủng: Ban đầu đƣợc sản xuất nhƣ các vaccine tự phát (autogenous), nghĩa là vaccine chứa cùng những virus cúm giống nhƣ chủng gây bệnh trên thực địa. Loại vaccine này đƣợc sử dụng rộng rãi ở Mehico và Pakistan (Swayne D. E và cs, 2000 55], Ilaria Capua và cs, 2004 [14). Nhƣợc điểm của vaccine này là không phân biệt gia cầm đƣợc tiêm chủng với gia cầm nhiễm virus thực địa qua kiểm tra kháng thể.

Vaccine vô hoạt dị chủng: Vaccine này đƣợc sản xuất tƣơng tự nhƣ vaccine vô hoạt đồng chủng. Điểm khác biệt là chủng virus sử dụng trong vaccine có kháng nguyên H giống chủng virus trên thực địa, còn kháng nguyên N dị chủng. Khi nhiễm virus trên thực địa, bảo hộ lâm sàng và giảm thải trừ virus ra ngoài môi trƣờng đƣợc đảm bảo bằng phản ứng miễn dịch sản sinh bởi kháng nguyên nhóm H đồng chủng, trong khi kháng thể chống N sản sinh bởi virus thực địa có thể sử dụng nhƣ chất đánh dấu sự lây nhiễm trên thực địa. (Capua I. và cs, 2000 [38], Ilaria Capua và cs, 2004 [14).

Đối với vaccine vô hoạt dị chủng, mức độ bảo hộ không tỷ lệ chặt chẽ với mức độ đồng chủng giữa vaccine và chủng trên thực địa (Swayne D. E và cs, 2000) [55]. Đây là một ƣu điểm lớn cho phép thành lập ngân hàng vaccine, bởi vì giống gốc không chứa virus có mặt trên thực địa.

Vaccine tái tổ hợp: Một vài loại vaccine tái tổ hợp virus đậu gà chứa kháng nguyên H5, H7 đã đƣợc sử dụng, trong đó virus đậu gà đƣợc sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhƣ một vector dẫn truyền. Ngoài ra ngƣời ta cũng đã sử dụng virus viêm thanh khí quản truyền nhiễm làm vector dẫn truyền (Luschow D, 2001) [50].

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Cáp Nhĩ Tân đã sản xuất thành công vaccine tái tổ hợp phòng chống bệnh cúm gia cầm và Niucatxơn, vaccine có thể dùng theo đƣờng tiêm, đƣờng miệng, đƣờng mũi hoặc theo phƣơng pháp khí dung. Đến cuối tháng 12/2005 Trung Quốc đã sản xuất đƣợc một tỉ liều (Tô Long Thành, 2006) [27]. Sử dụng vaccine tái tổ hợp có vector dẫn truyền cho phép phân biệt đƣợc con vật nhiễm bệnh tự nhiên và con vật đƣợc tiêm chủng.

Trƣớc khi sử dụng một loại vaccine mới trên diện rộng, cần đánh giá tính an toàn ở con vật đƣợc dùng vaccine, vấn đề an toàn của môi trƣờng, độ tinh khiết và hiệu lực của vaccine (Tô Long Thành, 2006) [27].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm trên đàn gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vaccine h5n1 tại tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)