Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động vinaphone tại thừa thiên huế (năm 2021) (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh (NLCT) là khái niệm chưa được thống nhất. NLCT của DN được xét ở nhiều góc độ khác nhau tùy vào từng cách tiếp cận.

Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh của DN là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các DN phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm thì cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đó mang lại cho khách hàng”

Hiện nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam và chúng có thể thay thế cho nhau. Theo M. Porter, hiện chưa có một định nghĩa nào về NLCT được thừa nhận một cách phổ biến, có thể thống kê một số định nghĩa như sau:

Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, “năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh tranh trên thị trường nhờ xây dựng và áp dụng chiến lược hợp lý mà có”.

Trong từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”.

Như vậy, NLCT của DN trước hết phải được tạo ra từ nội bộ của DN. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi DN, khơng chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN, chất lượng dịch vụ…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Đây là cơ sở để tác giả có thể đề xuất mơ hình các yếu tố cấu thành nên NLCT.

Trên thực tế, không một DN nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của KH. DN này có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt kia. Tuy nhiên nếu DN nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình có để đáp ứng tốt nhất những u cầu của KH thì có thể tồn tại vững chắc trên thị trường. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong DN được biểu hiện thông qua các hoạt động chủ yếu của DN như marketing, tài chính, sản xuất, cơng nghệ, quản trị, hệ thống thơng tin,… Như vậy có thể thấy khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô.

NLCT của DN là sự thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của KH để thu lợi nhuận ngày càng

cao, bằng cách sử dụng thực lực nội bộ của DN mình nắm bắt những cơ hội vượt qua những thách thức nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn KH để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động vinaphone tại thừa thiên huế (năm 2021) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)