CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát về thị trường viễn thông Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện có 6 đơn vị kinh doanh dịch vụ mạng viễn thông di động gồm Viettel, Vinaphone, MobiFone, Indochina Telecom, Vietnamobile, và GMobile. Tuy nhiên, đa số thị phần lại thuộc sở hữu của 3 nhà mạng lớn nhất gồm Viettel, Vinaphone, MobiFone.
Theo Sách trắng công nghệ thông tin - truyền thông, Viettel chiếm thị phần chi phối với 46.7% - hiện cũng là doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường; tiếp đó là MobiFone với 26.1% và VNPT (VinaPhone) là 22.2% thị phần. Căn cứ trên số liệu hiện có, thì Viettel là nhà mạng lớn nhất với thị phần áp đảo, gần bằng thị phần của hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone cộng lại. Vậy, sau khi triển khai chính sách chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao, nhà mạng nào sẽ có thêm thuê bao, nhà mạng nào sẽ bị giảm thị phần?
Thứ nhất, về giá cước chuyển mạng giữ số, trên cơ sở ý kiến của các nhà mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra mức giá đề xuất là 60,000 đồng cho tồn bộ q trình này. Như vậy, để cạnh tranh, khơng nhà mạng nào dại gì mà đưa mức giá cao hơn và thực tế cả 3 nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone đều không tăng thêm cước này. Duy chỉ có VinaPhone thực hiện thơng báo rõ ràng với khách hàng số tiền 60,000 đồng trên thì phí chuyển mạng là 15,000 đồng, cước hịa mạng là 35,000 đồng và tiền mua sim trắng là 10,000 đồng, nhưng tổng số tiền vẫn là 60,000 đồng/lần chuyển mạng. Như vậy, cuộc cạnh tranh của 3 nhà mạng chính là chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng, mà thực chất là khâu chăm sóc khách hàng.
Trước hết, ở góc độ hạ tầng mạng lưới, Viettel hiện có thuê bao lớn nhất (khoảng 70 triệu thuê bao) và sở hữu hạ tầng mạng lưới rộng khắp cả nước. Cụ thể, có số lượng trạm thu phát sóng (BTS) lớn nhất với khoảng 100,000 trạm 2G, 3G,
4G (riêng mạng 4G là 37,000 trạm BTS - lớn nhất cả nước). Viettel cũng là nhà mạng thiết lập được số lượng điểm bán, đại lý rộng khắp cả nước. Ngoài ra, đây cũng là nhà mạng được đánh giá là làm truyền thông tốt nhất khi truyền tải thơng điệp tới người dùng về chất lượng sóng tốt, sóng khỏe. Thêm nữa, lượng thuê bao lớn nhất là một minh chứng cho nhà mạng này về khâu chăm sóc khách hàng. Hiện nay, Viettel cũng là nhà mạng có lượng thuê bao dùng dữ liệu (data) lớn nhất, với 33 triệu thuê bao 3G, 4G.
MobiFone đang sở hữu 65.000 trạm BTS 2G, 3G, 4G với khoảng 40 triệu thuê bao. Tuy nhiên, MobiFone lại có lợi thế là nhà mạng được khách hàng bình chọn có chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất và chuyên nghiệp nhất trong số các nhà mạng đang cung cấp dịch vụ trên thị trường. Trong đó, MobiFone được đánh giá cao trong việc cung cấp dịch vụ tại các thành phố lớn và khu vực các tỉnh phía Nam. Cho dù MobiFone đang gặp vướng mắc nhất định nhưng đây vẫn là đối thủ nặng ký của cả hai nhà mạng Viettel, VinaPhone. Cụ thể, MobiFone đã cơng bố một loạt chương trình ưu đãi khách hàng như trợ giá mua máy, ưu đãi data, ưu đãi cước roaming, ưu đãi gói xem film và các tiện ích khác cũng như thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng dành cho thuê bao nói chung và thuê bao chuyển mạng giữ số sang MobiFone...
VinaPhone hiện có khoảng 74,000 trạm BTS 2G, 3G, 4G, với trên 30 triệu thuê bao di động. Xét ở góc độ thị phần, VinaPhone thấp hơn hai nhà mạng Viettel, MobiFone, song VinaPhone lại là nhà mạng “khó lường” nhất. Vì, bên cạnh lợi thế về hạ tầng mạng lưới phủ rộng cả nước, VinaPhone cịn có thế mạnh và sự hỗ trợ của Tập đoàn VNPT trong triển khai cung cấp dịch vụ, với chất lượng 3G, 4G có tốc độ cao, ổn định, nhất là tại các thành phố lớn, khu đô thị. Gần đây, VinaPhone vừa tăng cường trạm BTS 3G, 4G cho khu vực các tỉnh ven biển, phục vụ ngư dân và du khách. Thêm nữa, sau khi thực hiện tái cấu trúc, đội ngũ kinh doanh, bán hàng của VinaPhone đã chuyên nghiệp hơn, bám sát thị trường để có các quyết sách cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ. Được biết, VinaPhone đã có chính sách ưu tiên