Giới thiệu chung về Công ty Thuốc Lá Sài Gòn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty thuốc lá sài gòn (Trang 27)

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Thuốc Lá Sài Gòn

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Thuốc Lá Sài Gòn

Tên cơng ty:

- Tên đầy đủ: CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ SÀI GÒN. - Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY THUỐC LÁ SÀI GÒN.

- Tên giao dịch tiếng Anh : SAIGON TOBACCO COMPANY LIMITED. - Tên viết tắt : VINATABA SAI GON.

Trụ sở chính:

- Lơ C45/I - C50/I, C58/I - C63/I, C65/I - C70/I, Đường số 7, Khu công nghiệp

Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại: (08) 37657878 - (08) 37657788

- Fax: (08) 37656345

- Email: saigonscf@saigontabac.com.vn. - Biểu tượng:

Vốn điều lệ : 514.486.000.000 đồng (năm trăm mười bốn tỷ bốn trăm tám

mươi sáu triệu đồng).

Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu, sản xuất máy chế biến thuốc lá, bán bn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác.

Người đại diện theo pháp luât : Ông Nguyễn Duy Khánh - Giám đốc.

Chủ sở hữu của cơng ty : TỔNG CƠNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát trin ca công ty Thuc Lá Sài Gịn

- Cơng ty Thuốc lá Sài Gòn trước đây là Hãng thuốc lá M.I.C được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929. Sau 1975 Công ty được tiếp quản và tiếp tục duy trì sản xuất.

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 18 SVTH: Lê Thị My Ny - Ngày 28/12/1977, Hãng thuốc lá M.I.C chính thức được đổi tên Nhà máy Thuốc lá Sài Gịn thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá Miền Nam. Đây là giai đoạn Nhà máy xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, duy trì sản xuất và ổn định đời sống cán bộ,

công nhân viên.

- Năm 1980 - Không thể cứ dừng chân chờ thời cơ đến, trước những bức xúc gay gắt của tình hình sản xuất, nhận chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Công nghiệp Thực phẩm (lúc bấy giờ) năm 1980 là 150 triệu bao (cho toàn XNLHTL Miền Nam). Ban Lãnh

đạo XNLHTLMN đứng ngồi không yên khi kết quả sản xuất kinh doanh đến tháng

11/1980 mới đạt được gần 60%. Nhưng qua qua trình nổ lực, ngày 30/12/1980 nhà máy cũng đã hoàn thành kế hoạch trước 1 ngày.

- Tháng 12/1980, đây là một bước ngoặc lịch sử đối với ngành thuốc lá Miền Nam lúc bấy giờ, là thời điểm chuyển đổi gần như toàn bộ hoạt động sản xuất của thuốc lá: tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những cản trở phát triển sản xuất. Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn lúc ấy cũng nằm trong guồng quay của thuốc lá Miền Nam. Lúc bấy giờ, kế hoạch sản xuất 31 triệu bao thuốc lá trong tháng được vạch ra, bắt

đầu và đã hoàn thành xuất sắc, mở đầu cho một thời kì sản xuất chuyển đổi từ cơ

chế bao cấp sang cơ chế thị trường, mở ra những triển vọng tốt đẹp cho con đường

trước mặt.

- Đầu năm 1988, nhà máy cịn lâm vào tình cảnh đình trệ sản xuất, sản lượng của nhà máy giảm từ 347,8 triệu bao/ năm xuống còn 184 triệu bao/ năm.

- Từ giữa năm 1988 nhà máy đã chủ động tiếp cận thị trường theo 3 hình thức: Cửa hàng liên doanh liên kết với thương nghiệp quốc doanh, cửa hàng gia đình và đại lý tiêu thụ sản phẩm. Thơng qua đó sản phẩm của nhà máy cũng được mở rộng tầm

hoạt động đến thị trường miền Tây, miền Trung Và bước đầu xuất hiện ở thị trường miền Bắc.

- Trong giai đoạn này với ưu thế về trình độ chun mơn hóa cao và cơng nghệ tiên tiến, nhà máy đã không ngừng mở rộng chuẩn loại sản phẩm, cải tiến bao bì đẹp

hơn nhưng giá cả phải chăng để tăng mức xâm nhập chiếm lĩnh thị trường. Năm

1989, Nhà máy quyết định đổi mới hệ thống máy móc sẵn có thành hệ thống mới có quy trình sản xuất hợp lý hơn. Năm 1990, Nhà máy đã thay đổi gần 80% máy móc thiết bị của nước ngồi, đồng thời, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy quản lý hợp lý hơn. Nhà máy được chủ động về nguồn vốn, giá cả, điều này giúp cho nhà máy chủ động

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 19 SVTH: Lê Thị My Ny trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Với sự thay đổi đó, nhà máy đã dần chiếm lĩnh từng phân khúc thị trường thuốc lá. Sản lượng của nhà máy chiếm khoảng 50% sản lượng của Tổng công ty và khoảng 40 – 43% sản lượng tiêu thụ ở thị trường Việt Nam.

- Trước tình hình hệ thống các cửa hàng gia đình và liên doanh liên kết cùng với đại lý tư nhân không thể đáp ứng cho người tiêu dùng. Năm 1997, Giám đốc Nguyễn

Triết quyết định tách phòng Thị Trường khỏi phòng Tiêu Thụ, thành lập phòng thị trường riêng và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc. Liền ngay sau đó, phịng Thị Trường đã triển khai hàng loạt các biện pháp mạnh, khẳng định sự có mặt của mình. Cuối cùng, đã tạo một bước nhảy vọt đáng kể và đưa thương hiệu Thuốc Lá

Sài Gòn lên “ Vũ đài thế giới “.

- Từ đầu năm 2002, Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn bắt đầu tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000.

- Năm 2002, Nhà máy nghiên cứu và đưa vào 5 hãng thuốc lá mới xuất sang thị

trường Trung Đông, đồng thời cho sản xuất nhãn STARS SAXO để thăm dò thị

trường Mỹ.

- Đến năm 2003, lãnh đạo Nhà máy quyết định tăng cường hoạt động xuất khẩu,

hướng trọng tâm là các thị trường Trung Đông, Đông Âu và Châu Phi. Và đến hết

quý 3 năm 2004, Nhà máy đã xuất khẩu 250 triệu bao.

- Năm 2004, Nhà máy cùng một lúc phải thực hiện 3 nhiệm vụ:

+ Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch : tổng sản lượng 1.455.000.000 bao; doanh thu 3.880 tỉ đồng; nộp ngân sách 1.651 tỉ đồng.

+ Tiếp nhận Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, sáp nhập vào Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn theo quyết định của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam.

+ Chuẩn bị dự án di dời Nhà máy lên Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc

- Năm 2005, năm cuối cùng triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn đã sản xuất, tiêu thụ được 1.534 triệu bao, xuất khẩu 359 triệu bao; nộp ngân sách 1.680 tỷ đưa thu nhập bình quân trên 3,9 triệu. Bên cạnh đó Nhà máy cũng

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 20 SVTH: Lê Thị My Ny TNHH một thành viên, sắp xếp lại mơ hình, nhân sự để nâng cao hiệu quả họat động của Cơng ty theo mơ hình mới.

- Cuối năm 2005, Cơng ty đã chính thức chuyển đổi từ Nhà máy Thuốc Lá Sài Gịn thành Cơng Ty TNHH một thành viên Thuốc Lá Sài Gòn theo Quyết định số

319/2005/QĐ-TTg ngày 06/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam.

- Công ty Thuốc lá Sài Gòn bước vào năm 2006 bằng nhiều sự kiện quan trọng: năm đầu tiên hoạt động theo mơ hình mẹ - con, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 45% lên 55%; nhất là tình hình giá cả vật tư tăng, các gói thầu của dự án di dời phải đấu thầu lại, ảnh hưởng tiến độ thi cơng, chi phí, lãi suất ngân hàng …. Thêm một lần, những khó khăn trước mặt lại trở thành mục tiêu, mục đích để nỗ lực phấn đấu, và năm 2006 Công ty đã cung cấp 1 tỷ 350 triệu bao sản phẩm cho xã hội, nộp ngân

sách nhà nước 1.575 tỷ đồng.

- Năm 2007, Cơng ty giữ vị trí đầu tiên trong top 10 doanh nghiệp dẫn đầu toàn

Hiệp Hội Thuốc lá Việt Nam về nộp ngân sách Nhà nước ước tính khoảng 1.684 tỉ

đồng chiếm tỉ lệ hơn 26 % nộp ngân sách toàn Hiệp Hội Thuốc lá Việt Nam, gần

56% nộp ngân sách của Tổng Cơng ty. Nếu tính về sản lượng thì năm 2007 Cơng ty Thuốc Lá Sài Gịn cũng được xếp vị trí đầu tiên khoảng 1.488 triệu bao chiếm hơn 32% sản lượng của toàn ngành, gần 60% sản lượng của Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam.

- Ngày 05/12/2010 Công ty Thuốc Lá Sài Gòn đã long trọng tổ chức Lễ khánh

thành và chính thức đưa Chi nhánh Ninh Thuận vào hoạt động. Buổi lễ được sự góp mặt của rất nhiều đại biểu.

- Qua hơn 80 năm xây dựng và phát triển, Công ty Thuốc Lá Sài Gòn đã liên tục

phấn đấu để trở thành Cơng ty có năng lực sản xuất thuốc lá lớn nhất của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam, đóng góp tích cực vào nộp ngân sách của Tổng Công ty và ngành thuốc Lá Việt Nam

- Ngày 11/04/2012, Công ty Thuốc lá Sài Gòn đã long trọng tổ chức Lễ khánh

thành Nhà máy mới tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Đến dự buổi lễ, Công ty rất vinh dự được đón tiếp ơng Nguyễn Nam Hải – Thứ

trưởng Bộ Công Thương cùng một số lãnh đạo các ban ngành các cấp, lãnh đạo

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 21 SVTH: Lê Thị My Ny

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quền hạn của công ty

2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Tuyên truyền giới thiệu về các sản phẩm thuốc, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, thúc

đẩy sản xuất các loại thuốc mới.

- Xây dựng giá phù hợp với tình hình kinh doanh . Xây dựng các cơ chế, chế độ liên quan tới hoạt động của nhà máy.

- Kí kết các hợp đồng vói các hộ nông dân để đảm bảo nguồn thu mua nguyên liệu

được ổn định để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

2.1.3.2. Quyền hạn của công ty

- Được mở rộng các của hàng, đại lý trong nước để tuyên truyền, giới thiệu và bán buôn, bán lẻ các sản phẩm của nhà máy.

- Được tham gia các hội chợ triễn lãm thuốc lá trong và ngoài nước, được cử cán bộ ra nước ngoài tham quan, học tập và tiếp cận thị trường theo quy định của pháp luật. - Được đàm phán kí kết các hợp đồng xuất khẩu và liên kết với các hãng thuốc lá ngoại theo quy định của nhà nước và pháp luật quốc tế.

- Được đặt các đại diện, chi nhánh của nhà máy trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước Việt Nam và pháp luật quốc tế, được thu thập và cung cấp các thông tin về kinh tế, thị trường thế giới.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức của cơng ty

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 22 SVTH: Lê Thị My Ny

2.1.4.2. Chức năng của phòng thị trường

Thực hiện chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc hoạch định

chiến lược sản phẩm, tổ chức triển khai và kiểm soát các hoạt động của thị trường như: thu thập, quản lý, phân tích thơng tin thị trường và khách hàng; cơng tác hỗ trợ, chăm sóc quản lý khách hàng và thúc đẩy bán hàng; công tác tiếp thị bán hàng và giới thiệu phát triển sản phẩm mới; công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm và hình ảnh của Cơng ty.

CHỦ TỊCH GIÁM ĐỐC 1. Phân xưởng 1 (sợi) 2. Phân xưởng 2 (bao mềm) 3. Phân xưởng 3 (bao cứng) 4. Phân xưởng 4 (555) 5. Phân xưởng 5 (marlboro) 6. Phân xưởng 6 (cơ khí) 1. Văn Phịng 2. Phịng Tổ Chức Nhân sự 3. Phòng Kế Hoạch Vật Tư 4. Phịng Tài Chính Kế Tốn 5. Phịng Tiêu Thụ 6. Phịng Thị Trường 7. Phòng Kỹ Thuật Cơ Điện 8. Phòng Kỹ Thuật Cơng Nghệ 9. Phịng Nghiên Cứu Và Phát Triển 10. Phòng KCS 11. Phòng Kiểm Tra Nguyên Vật Liệu

12. Phòng Đầu Tư – Xây Dựng 13. Phòng Xuất Nhập Khẩu 14. Ban Lao động 15. Ban ISO 1. Kho Nguyên Liệu 2. Kho Vật Liệu 3. Kho Cơ Khí 4. Kho Thành Phẩm 5. Đội Xe 6. Đội Bảo vệ 7. Trạm Y tế 8. Nhà Ăn

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 23 SVTH: Lê Thị My Ny

2.1.5. Tình hình hoạt đơng kinh doanh của công ty trong 3 năm qua

Qua bảng 2.2 chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy : Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng công ty đã chủ động,

linh hoạt và có nhiều giải pháp triển khai hợp lý trong việc chỉ đạo điều hành để có một kết quả kinh doanh cụ thể như sau :

- Tổng sản lượng sản xuất qua 3 năm đều tăng : năm 2010 là 1.559,421 triệu bao tăng 71,02 triệu bao so với năm 2009 (tương ứng 4,77 %), năm 2011 là 1.703,910 triệu bao tăng so với năm 2010 là 144,489 triệu bao (tương ứng với 9,27 %).

- Doanh thu thuốc lá bao năm 2010 là 6.732,268 tỷ đồng tăng 236,60 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng với 3,64 %), năm 2011 là 7.442,461 tỷ đồng tăng 710,19 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng với 10,55 %).

- Lợi nhuận phát sinh năm 2010 là 59,478 tỷ đồng giảm 56,38 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng với 48,66 %) , năm 2011 là 75,721 tỷ đồng tăng 16,24 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng với 27,31 %).

- Nộp ngân sách năm 2010 là 2.414,488 tỷ đồng tăng so với năm 2009 la 393,46 tỷ

đồng (tương ứng 19,47%), năm 2011 là 2.460,537 tỷ đồng tăng 46,05 tỷ đồng so

vơi năm 2010 (tương ứng 1,92 %).

Thông qua những chỉ tiêu đó, ta thấy cơng ty cần phải có những chính sách, giải pháp nhằm giúp cho cơng ty ngày càng phát triển hơn. Do đó, cơng ty cần phải thực hiện công tác nghiên cứu nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của cơng ty

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 24 SVTH: Lê Thị My Ny CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2009 và 2010 So sánh năm 2010 và 2011 Số tuyệt đối Số Tương đối (%) Số tuyệt đối Số Tương đối (%)

1. Tổng sản lượng (triệu bao) 1.488,399 1.559,421 1.703,910 71,02 4,77 144,489 9.27

-Đầu lọc bao cứng 583,320 584,162 657,600 0,84 0,14 73,44 12,57

-Đầu lọc bao mềm 401,951 350,609 389,133 -51,34 -12,77 38,52 10,99

-Thuốc không đầu lọc 16,792 12,853 12,388 -3,94 -23,46 -0,47 -3,62

-Nhãn quốc tế 79,456 68,830 59,177 -10,63 -13,37 -9,65 -14,02

-Thuốc xuất khẩu 406,880 542,967 585,612 136,09 33,45 42,65 7,85

2. Các khoản nộp ngân sách (Tỷđồng) 2.021,026 2.414,488 2.460,537 393,46 19,47 46,05 1,91

-Thuế TTĐB 1.677,042 2.094,689 2.133,367 417,65 24,90 38,68 1,85

-Thuế TTDN 56,858 19,274 14,808 -37,58 -66,10 -4,47 -23,17

-Thuế VAT 287,126 300,525 312,362 13,40 4,67 11,84 3,94

3. Doanh thu thuốc lá bao (Tỷ đồng) 6.495,668 6.732,268 7.442,461 236,60 3,64 710,19 10,55

GVHD: Ths. Lê Đình Thái 25 SVTH: Lê Thị My Ny

2.1.6. Mục tiêu việc phát triển thị trường của công ty trong năm 2012

Trên cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2011, trong năm 2012, Công ty hướng tới mục tiêu sản lượng đạt 1.516 triệu bao; tổng doanh thu 7.694 tỷ đồng, nộp ngân

sách 2.852 tỷ đồng, lợi nhuận 68 tỷ đồng. Để hoàn thành tốt kế hoạch này, Cơng ty

đã đề ra các chương trình hành động, phát động phong trào thi đua đến các phòng,

ban, phân xưởng, từ cấp quản lý cho đến từng công nhân viên.

Ngồi ra, cơng ty cịn thực hiện chiến lược duy trì thị phần sản phẩm cấp thấp, cải tiến về chất lượng, mẫu mã, bao bì để làm cơ sở phát triển sản phẩm trung và cao cấp một cách bền vững. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Công ty.

Trong thời gian này, Công ty đưa ra mục tiêu vừa di dời cơ sở sản xuất vừa đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ tiên tiến, nâng cao chất

lượng sản phẩm nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành thuốc lá Việt Nam trong năm 2012 và tầm nhìn 2020 của Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam trở thành

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty thuốc lá sài gòn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)