2.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thuốc Lá Sài Gòn
2.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường tiêu thụ
tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.2.5.1. Nhân tố khách quan
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 36 SVTH: Lê Thị My Ny Thuốc lá là một sản phẩm không đươc nhà nước khuyến khích phát triển nên việc duy trì ổn định đã khó khăn, tuy nhiên không thể phủ nhận thuốc lá là một
ngành có đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách cho nhà nước ( khoảng trên 2,4 tỷ ). Hút thuốc vẫn là nhu cầu của nhiều người, do đó nếu chúng ta khơng sản xuất, bỏ ngõ thị trường thì hàng nước ngoài và nhập lậu sẽ tràn vào, nhà nước sẽ không kiểm sốt được tình hình và bị thất thu cho ngân sách nhà nước.Vì vậy, tuy sản phẩm độc hại nhưng xét ở góc độ bảo vệ hàng nội địa, các nhãn thuốc lá sản
xuất trong nước cũng bình đẳng với mặt hàng khác. Vì vậy, nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh, sắp xếp, quản lý tốt hơn ngành thuốc lá. - Hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá đang được Nhà nước kiểm soát khá chặt chẽ nhưng vẫn chưa được áp dụng thực hiện để phù hợp với quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Nghị định số
119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Tính đến tháng 6/2011, theo thống kê của cơ quan chức năng cho biết số lượng thương nhân bán buôn thuốc lá là 420, số lượng thương nhân bán lẻ là hơn 10.500. Có khoảng 84% thuốc lá có đóng thuế (khoảng 11.000 tỷ đồng/năm) và 16% cịn lại là thuốc lá ngoại nhập lậu, gây thất thu số tiền không nhỏ đối với ngân sách nhà nước.
- Việt Nam có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được tính bằng 65% giá xuất xưởng trước thuế. Ngồi ra cịn có thuế giá trị gia tăng bằng 10% giá bán lẻ. Thuế thuốc lá chiếm khoảng 45% giá bán lẻ thuốc lá. Mức này thấp hơn nhiều mức khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (từ 65% đến 80% giá bán lẻ), thường thấy ở các nước có chính sách kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Thuốc lào ở Việt Nam khơng phải chịu thuế.
- Năm 2012, Chính phủ thực hiện kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế (hệ thống Ngân hàng, các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước,...) cùng với việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ và tài khóa thận trọng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mơ có dấu hiệu tích cực, lạm phát được kiểm sốt,... bên cạnh đó lãi suất Ngân hàng có xu hướng giảm vì vậy chi phí tài chính trong cơ cấu giá thành sẽ giảm so với năm 2011.
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 37 SVTH: Lê Thị My Ny - Năm 2012, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét và thông qua dự thảo Luật Phòng Chống tác hại Thuốc lá. Bên cạnh đó việc tiếp tục thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO của hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN trong đó có việc mở cửa thị trường thuốc lá, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ gây áp lực lớn
đến ngành sản xuất thuốc lá. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công ty.
- Vừa qua, có nhiều ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng Nhà nước
nên kiểm tra, xiết chặt lượng thuốc lá nhập lậu; quy định cấp giấy phép bán buôn
thuốc lá: giấy phép bán buôn thuốc lá được xác định trên phạm vi toàn quốc (từ 2 tỉnh trở lên) theo nguyên tắc với đô thị loại 1 và loại 2 có khơng q một giấy phép bán buôn trên 300.000 dân; đối với mỗi tỉnh theo nguyên tắc là không quá một giấy phép bán buôn trên 100.000 dân…. nhằm kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường, góp phần phịng chống tác hại của thuốc lá.
- Nhà nước hiện đang bàn bạc để thực hiện vào 2 phương án chủ yếu đề xuất quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá như sau:
+ Phương án 1: Xây dựng 3 trung tâm phân phối bán buôn sản phẩm thuốc lá cấp khu vực tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và thành phố Hà Nội; Rà soát lại các thương nhân đã được cấp giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn 63
tỉnh, thành phố theo hướng tổng kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ các doanh nghiệp đã
được cấp giấy phép kinh doanh bán buôn và bán buôn – bán lẻ thuốc lá trong thời
gian qua; trên cơ sở đó sắp xếp lại, đề ra các tiêu chí cụ thể để xem xét việc tiếp tục cấp phép hoặc không cấp phép mới cho các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.
+ Phương án 2: Trước mắt giữ nguyên hệ thống hiện có, sau đó tiến hành sắp xếp lại theo từng địa bàn trên cơ sở đề xuất của các nhà cung cấp và cơ quan quản lý.
Phương án này được thực hiện theo lộ trình cho giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
- Từ ngày 14/3/2011, Bộ Công Thương chỉ cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở liên doanh, hợp tác với các công ty trong nước đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá và Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ. Đây cũng có thể nói là một rào cản đối với các doanh nghiệp
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 38 SVTH: Lê Thị My Ny Nhìn chung, ngành thuốc lá hiện nay đang phải đối đầu với sức ép ngày càng
tăng từ môi trường xã hội, dư luận về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con
người. Ngoài ra, ngành thuốc lá còn phải sản xuất dưới những biện pháp khắt của nhà nước như : cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng,
ghi khuyến cáo về tác hại của thuốc lá trên bao bì, các hạn chế về nồng độ nicotin và tar trong khói thuốc, tăng thuế đối vơi thuốc lá, hạn chế hút thuốc nơi công cộng, không cho phép tham gia các hoạt động tài trợ văn hóa, thể thao…Đây cũng là
những việc khó khăn trong việc phát triển thị trường tiêu thụ thuốc lá nói chung và của Cơng ty Thuốc Lá Sài Gịn nói riêng.
Dân số :
Năm 2011 với dân số là 87,84 triệu người bao gồm: Dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,1%; dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%, tăng 0,99%. Dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước, tăng 2,5% so với năm 2010; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Ta có thể thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất. Hơn nữa, dân số Việt Nam là dân số trẻ,
đây là một tiềm lực tiêu dùng đáng quan tâm của doanh nghiệp. Theo điều tra của
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới.
Đây là một dấu hiệu tốt cho các nhà sản xuất thuốc lá nói chung và Cơng ty Thuốc
Lá Sài Gịn nói riêng.
Các yếu tố kinh tế :
Ở nước ta hiện nay, nhờ chính sách và cơ chế đổi mới kinh tế trong những năm
qua, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng liên tục.
Nhìn vào bảng 2.7 ta có thể thấy giai đoạn 2008-2011 tốc độ tăng trưởng khơng
được ổn định và ln có xu hướng giàm dần, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã
làm cho tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy hết tác dụng và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn định. Bất kỳ một ngành nghề kinh doanh
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 39 SVTH: Lê Thị My Ny nào muốn phát triển thì cần phải có nền kinh tế ổn định, khơng ngoại trừ kinh doanh thuốc lá. Vì vậy, cơng ty cũng đang chịu sự ảnh hưởng từ nền kinh tế.
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2011
Khách hàng :
Công ty Thuốc Lá Sài Gịn có thị trường tiêu thụ khá rộng, trãi dài từ Bắc vào Nam với các nhãn hiệu trong nước lẫn nước ngồi. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm dân cư của các vùng là điều rất quan trọng.
- Đối với thị trường miền Bắc: ở thị trường này, tâm lý người tiêu dùng ổn định, ít thay đổi khẩu vị.
- Đối với thị trường miền Trung: cũng tương tự như thị trường miền Bắc, khẩu vị thuốc lá ổn định nên việc xâm nhập vào các thị trường miền Trung và miền Bắc là
rất khó. Tuy nhiên, nếu có được các thị trường này thì thị phần khá ổn định vì sự chung thủy đối với nhãn hiệu mà người tiêu dùng đã lựa chọn.
- Đối với thị trường miền Nam: người tiêu dùng phía Nam thường thích thử cái mới nên dễ dàng thay đổi sản phẩm mình lựa chọn. Việc xâm nhập thị trường phía nam
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 40 SVTH: Lê Thị My Ny tương đối dễ so với 2 thị trường kia. Tuy nhiên, giữ vững thị phần này là rất khó. Do đó, có rất nhiều chủng loại thuốc rất phong phú, nên việc cạnh tranh rất gay gắt.
Đối thủ cạnh tranh :
Thuốc lá hiện tại là một ngành đem lại lợi nhuận khá cao.Vì vậy, nó khơng những thu hút các công ty sản xuất trong nước mà cịn các nhà đầu tư nước ngồi.
Hiện nay, thuốc lá là mặt hàng được nhà nước khuyến khích người tiêu dùng hạn chế sử dụng. Cho nên, việc gia nhập vào ngành của các nhà đầu tư trong nước là
khó có thể thực hiện được, còn các nhà đầu tư nước ngồi thì cũng được pháp luật Việt Nam kìm hãm trong một giới hạn cho phép. Cho nên, công ty nên quan tâm
đến các đối thủ hiện tại. Cho đến nay, Công ty Thuốc Lá Sài Gòn vẫn được xem là đứng đầu trong ngành thuốc lá. Nhưng khơng vì thế mà cơng ty không để ý đến
những công ty đang cạnh tranh với mình.
- Đối với các sản phẩm nhãn hiệu nước ngồi: hiện nay, tại Việt Nam có 3 cơng ty thuốc lá lớn có giấy phép của chính phủ đang hoạt động chính là cơng ty BAT
(British American Tobacco), công ty Philip Morris và công ty JT (Japan Tobacco) với nhiều nhãn hiệu khác nhau được hợp tác với các công ty thuốc lá Việt Nam trên tồn quốc. Vì thế nhãn hiệu nhượng quyền như 555, Pall Mall, Dunhill, Marlboro… cũng chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các nhãn hiệu nổi tiếng như: Craven “A” và Fine của công ty Thuốc Lá Bến Thành sản xuất, Virgina Gold, Seven Diamond do cơng ty Thuốc Lá Hải Phịng sản xuất, White horse, Everest do Tổng công ty Khánh Việt sản xuất….
- Đối với các sản phẩm nội địa: hiện nay, hầu như tại vùng nào cũng có nhà máy
thuốc lá, nên với thị trường nội địa, nên mức độ cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt. Các nhãn hiệu nội địa của công ty Thuốc lá Sài Gòn phải chịu sự cạnh tranh của các nhãn hiệu của các công ty như: Công ty Thuốc Lá Bến Thành, Công ty Thuốc Lá Hải Phịng, Cơng ty Thuốc Lá Đồng Nai,…
- Bên cạnh đó, thuốc lá nhập lậu hiện nay đang ồ ạt tràn vào nước ta. Thuốc lá nhập lậu đưa vào Việt Nam qua đường biên giới của các nước Lào, Campuchia và một số nhập lậu qua đường biển. Theo ước tính của ngành thuốc lá Việt Nam năm 2011,
thuốc lá điếu bất hợp pháp chiếm 20 - 22% thị phần (tương đương 16 tỷ điếu). Ở
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 41 SVTH: Lê Thị My Ny Minh 53%, các tỉnh Nam bộ 37%. Trong đó, thuốc lá Jet và Hero là hai nhãn hiệu thuốc lá bất hợp pháp chính yếu (chiếm hơn 90% tổng thị phần). Hai nhãn hiệu này
được sản xuất tại Indonesia và nhập khẩu hợp pháp tại Campuchia và Lào, do cơ
chế thuế và thuế quan ưu đãi (tại Campuchia là chủ yếu). Đây là một hết sức lo ngại và cần phải phối hợp với Nhà nước để hạn chế vấn đề này.
Sức ép của nhà cung cấp :
- Đối với nhãn hiệu nhượng quyền 555, Pall Mall, Dunhill nhà cung cấp là tập đoàn British American Tobacco (BAT) … và hợp tác với Công ty Philip Morris để sản
xuất các dòng sản phẩm Marlboro: Đây là các đối tác nước ngoài đã nhượng quyền nhãn hiệu 555 và Marlboro cho Công ty Thuốc Lá Sài Gịn theo phương thức:
+ Phía nước ngồi:
• Nhượng quyền sản xuất nhãn hiệu thuốc lá 555 trên tồn lãnh thổ Việt Nam.
• Cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất
• Bán nguyên phụ liệu đồng bộ để sản xuất sản phẩm 555 + Phía Cơng ty Thuốc Lá Sài Gịn:
• Lo mặt bằng nhà xưởng, cơng nhân lao động
• Mua và thanh tốn tiền ngun phụ liệu
• Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua đại lý trong nước được đối tác chấp nhận bằng văn bảng.
Đây là một phương thức hợp tác mà phía cơng ty có nhiều ưu thế hơn so với các
hình thức đầu tư nước ngoài theo Luật tại Việt Nam, đảm bảo thế cân bằng giữa
quyền định giá bán nguyên liệu của phía nước ngồi và định giá bán sản phẩm của cơng ty sao cho bù đắp chi phí để có lãi. Nếu phía nước ngồi định giá ngun liệu q cao, phía cơng ty trên cơ sở định giá nguyên liệu quá cao sẽ có quyền định giá bán cao để đảm bảo chi phí và có lãi. Nếu giá bán đó thị trường thị trường khơng chấp nhận, bán khơng chạy thì phía nước ngồi sẽ bán ít ngun liệu đi. Do vậy, để
đảm bảo bán được nhiều nguyên liệu cho phía cơng ty thì giá ngun liệu phải hợp
lý trên cơ sở giá bán được thị trường chấp nhận để hai bên cùng tồn tại và phát
triển.
- Đối với các nhãn hiệu nội địa: công ty hợp tác rất nhiều nhà cung cấp kể cả trong nước lẫn nước ngoài tùy theo từng loại sản phẩm sản xuất. Nguyên vật liệu là đối
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 42 SVTH: Lê Thị My Ny tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh hay một chu kỳ sản xuất nhất định và toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển vào chi phí kinh doanh trong kì.
Để có thể sản xuất ra được các loại thuốc lá cung cấp cho thị trường, Công ty
Thuốc Lá Sài Gòn phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu có chất lượng để đáp
ứng nhu cầu trong nước và đặc biệt cho việc xuất khẩu. Do vậy mà người cung cấp
vật liệu rất phong phú, đa dạng. Nguyên liệu thuốc lá của nhà máy chủ yếu được
cung cấp từ công ty nguyên liệu thuốc lá Nam, dẫn đến nhà cung cấp nguyên liệu
này càng trở nên bị hạn hẹp hơn. Do khí hậu của vùng khác nhau, nên cây thuốc lá
được phát triển ở những vùng nhất định. Ta có thể thấy, khu vực miền Bắc rất thuận
lợi cho việc trồng thuốc lá. Tuy nhiên, công ty lại chưa khai thác nguồn nguyên liệu
ở các tỉnh miền Bắc. Cho nên, việc thu mua nguyên vật liệu của cơng ty chưa được ổn định, giá cả cịn lên xuống thất thường. Bên cạnh đó, chất lượng của các loại cây
thuốc trong nước không đáp ứng được yêu cầu của công ty để sản xuất các loại
thuốc cao cấp, để đáp ứng với nhu cầu hiện nay. Vì vậy, cơng ty vẫn cịn phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Sản phẩm thay thế :
Hiện nay, trên thi trường hầu như sản phẩm thay thế cho thuốc lá là rất ít. Một vài sản phẩm mà người tiêu dùng có thể dùng khi không sử dụng thuốc lá như: uống trà, uống cà phê hoặc sinh-gum… Nhưng đa phần những loại này không thể làm
cho con người từ bỏ hút thuốc được, có người sử dụng nhai kẹo sinh-gum trong