2.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thuốc Lá Sài Gòn
2.2.1. Tình hình thị trường tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam
Thuốc lá hiện vẫn là sản phẩm tiêu dùng phổ biến ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, nhu cầu sử dụng thuốc lá là một thực tế tồn tại lâu đời và thói quen hút
thuốc khơng dễ thay đổi.
Tổng sản lượng tiêu thụ thuốc lá trên thị trường Việt Nam khoảng 95 tỷ điếu,
tổng cộng khoảng 850.000 điểm bán thuốc lá trên toàn quốc và đa dạng về mẫu mã, sản phẩm như: Vinataba, “555”, Craven A, White horse, Sài Gịn Classic, Hịa Bình… Đến hết năm 2011, trên địa bàn cả nước có 6 Tổng cơng ty (17 Công ty
thành viên sản xuất thuốc lá) thực hiện sản xuất kinh doanh đa ngành và hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con. Sản phẩm thuốc lá phổ thông chiếm tỷ trọng 59%, sản phẩm trung cấp 9%, sản phẩm trung cao cấp và cao cấp là 32%.
Hiện nay, nông thôn đang là thị trường tiêu thụ thuốc lá lớn, chiếm tới 60% tổng tiêu thụ sản lượng thuốc lá. Do thu nhập thấp nên tại nông thôn những loại thuốc lá thuộc sản phẩm phổ thông từ 3.000-7.000 đồng/ bao được tiêu thụ khá mạnh, chiếm
GVHD: Ths. Lê Đình Thái 26 SVTH: Lê Thị My Ny
đến 70% tổng số tiêu thụ thuốc lá tại thị trường nông thôn. Các loại thuốc lá trung
cấp (mức giá trên 7.000-10.000 đồng/bao) tiêu thụ 15-20%, và các loại thuốc lá
trung cao cấp (trên 10.000 đồng/bao) tiêu thụ thấp nhất. Đối với thành thị, tiêu thụ
khoảng 40% tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng chuyển sang các sản phẩm trung cao cấp do thu nhập người dân ở đây ngày càng tăng.
Trong đó, tình trạng bn bán thuốc lá bất hợp pháp tại Việt Nam có phần
nghiêm trọng hơn rất nhiều. Theo ước tính của ngành thuốc lá Việt Nam năm 2011, thuốc lá điếu bất hợp pháp chiếm 20 - 22% thị phần (tương đương khoảng 16 tỷ điếu). Ở một số địa phương thuốc lá nhập lậu chiếm thị phần rất lớn như: thành phố
Hồ Chí Minh 53%, các tỉnh Nam bộ 37%. Trong đó, thuốc lá Jet và Hero là hai
nhãn hiệu thuốc lá bất hợp pháp chính yếu (chiếm hơn 90% tổng thị phần). Hai nhãn hiệu này được sản xuất tại Indonesia và nhập khẩu hợp pháp tại Campuchia và Lào, do cơ chế thuế và thuế quan ưu đãi (tại Campuchia là chủ yếu). Và sau đó được nhập lậu vào Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, Chính Phủ đã đưa ra nhiều quy định, áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn, phòng chống thuốc lá nhập lậu. Tuy vậy trên thực tế, tình hình thuốc lá nhập lậu vẫn ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, trong khi những kết quả đạt được trong công tác chống bn lậu thuốc lá cịn rất hạn chế.
Ngành sản xuất kinh doanh thuốc lá Việt Nam hiện nay vốn dĩ đã chịu sự cạnh tranh gay gắt, bất bình đẵng với thuốc lá nhập lậu, đang đứng trước nguy cơ, thách
thức to lớn. Nếu chính sách trong nước càng thắt chặt, điều kiện cạnh tranh càng
thấp, trong khi chưa có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn thuốc lá nhập lậu thì sự thơn tín, chiếm lĩnh thị trường của thuốc lá nước bất hợp pháp là điều không thể tránh
khỏi như thực tế đã từng diễn ra trong nhiều giai đoạn trước đây. Hệ quả là nhà
nước thất thu ngân sách, chảy máu ngoại tệ, ngành công nghiệp thuốc lá suy yếu, hiệu quả doanh nghiệp giảm sút, người lao động mất việc làm, trong khi mục tiêu giảm cung – cầu thuốc lá, phòng chống tác hại, và bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng không đạt được.