Tình hình bệnh hại các giống cam, quýt trồng khảo nghiệm tại HàmYên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 121)

Ngoài các loài sâu hại, trên cây cam, quýt còn có rất nhiều chủng loại bệnh hại khác nhau, các bệnh như: ghẻ, loét, gỉ sắt, chảy gôm, Greening.... Các loại bệnh gây hại một cách hệ thống và lan truyền phổ biến qua các chồi cây, cây ghép bị bệnh và truyền bệnh qua môi giới côn trùng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng cam, quýt huyện Hàm Yên. Trong quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.13 Tình hình bệnh hại các giống cam, quýt trồng khảo nghiệm

Số

TT Tên bệnh Bộ phận hại Giống Mức độ gây hại Thời gian hại

1 Bệnh loét Cành, lá non Xã Đoài phổ biến tháng

5,6,7,8 9 2 Bệnh chảy

gôm

Thân, cành, gốc

Quýt Phủ Quỳ, cam

sành HY, Xã Đoài Rất phổ biến Quang năm 3 Bệnh phấn

trắng Lá, chồi non Cam sành HY Trung bình

tháng 5,6,7,8 9 4 Bệnh muội

đen Lá non, quả

Cam sành HY, quýt Phủ Quỳ, Valenxia,

Xã Đoài

phổ biến Tháng 2,3,6,7,9,10

- Bệnh loét cam quýt do vi khuẩn xâm nhập gây hại trên cành, lá, quả

non, bệnh hại nặng vào các đợt lộc xuân muộn và lộc hè sớm. Thường gắn liền mật thiết với việc xâm hại của sâu vẽ bùa. Cây càng non bị càng nặng. Khi bị loét nặng, lá non có thể bị rụng để trơ lại chồi non và sau đó chồi cũng chết khô, trong quá trình theo dõi thì cam Xã Đoài bị chủ yếu làm cho cây ở giai đoạn này sinh trưởng rất kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bệnh muội đen do một tập thể nấm gây ra, chủ yếu là nấm Capnodium citri và Meliala eitricoda. Các loại nấm này sống hoại sinh trên các chất mật do các loại côn trùng trích hút ra, nấm thường xuất hiện sau các đợt lộc ở những vườn có nhiều các loài rệp gây hại.

- Bệnh chảy gôm (Bệnh xì mủ) thường phát sinh ở thân gần gốc cây, rễ to phần sát gốc, lúc đầu vỏ cây có màu thâm đen sau đó vỏ khô nứt, chảy nhựa vàng, khi cạo vùng vỏ bị bệnh, gỗ bên trong cũng bị thối nâu. Vết bệnh lan vòng quanh thân và rễ cái, lan lên các cành phía trên làm cho cây sinh trưởng kém, lá vàng, quả ít, nhỏ chín ép. Bệnh nặng có thể làm cho cành cây hoặc cả cây chết khô. Bệnh do nấm Phytophthora tồn tại trong đất xâm nhâp vào rễ, thân gốc làm cho vết bệnh lan rộng và ăn sâu vào trong phần gỗ.

- Bệnh phấn trắng hại trên cành lá non, cuống quả. Cam, quýt bị hại nặng chỉ sau vài ngày lá rụng hàng loạt, cành chết khô. Bệnh thường phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ 20 -220C, vườn ít ánh sáng, nhiều sương mù. Bệnh phấn trắng thường xảy ra có tính cục bộ nhưng sức tàn phá nhanh.

Bảng 3.14 Mức độ sâu, bệnh hại trên các giống cam, quýt trồng khảo nghiệm Số TT Tên sâu, bệnh Quýt Phủ Quỳ Cam sành HY Cam Valenxia Cam Xã Đoài

Sâu hại cam, quýt Cấp độ hại

1 Sâu vẽ bùa 2 3 3 3

2 Rệp cam 2 2 2 1

3 Sâu nhớt 1 3 2 3

4 Ruồi hại hoa và ruồi hại quả 1 1 1 1

5 Rầy chổng cánh 0 1 1 0

6 Sâu đục thân, đục cành 1 2 1 1

Bệnh hại cam, quýt Mức độ hại

7 Bệnh loét ++ ++ ++ +++

8 Bệnh chảy gôm + ++ + ++

9 Bệnh phấn trắng + + + +

10 Bệnh muội đen. + + + +

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Bệnh hại cam, quýt Sâu hại cam, quýt

-: chưa thấy xuất hiện - Cấp 0: không sâu hại +: hại nhẹ; - Cấp 1: bị hại < 10% ++: hại trung bình - Cấp 2: bị hại từ 10-30% +++: hại nặng - Cấp 3: bị hại từ 31-50% ++++: hại rất nặng - Cấp 4: bị hại >50%

Kết quả đánh giá tại vườn trồng cam của người dân đối với các giống trồng khảo nghiệm cho thấy hầu hết các giống đều bị nhiễm sâu, bệnh. Các loại sâu hại chủ yếu đối với cây cam là sâu vẽ bùa, sâu nhớt và rệp cam, trong các loại sâu hại chủ yếu hại nặng nhất và nhiều nhất là sâu vẽ bùa chúng thường hại những lá non và một phần lá bánh tẻ làm cho lá khô đi, mất chất diệp lục khả năng quang hợp của cây giảm dẫn tới giảm năng suất.

Về các loại bệnh hại cam, quýt chủ yếu nhiễm bệnh loét và bệnh chảy gôm, riêng bệnh greening mặc dù có triệu trứng biểu hiện bệnh rất rõ nhưng qua phân tích, giám định mẫu lá cho thấy đều âm tính (không bị nhiễm. Bệnh tristeza qua phân tích cũng chưa thấy bị nhiễm.

3.4. Nghiên cứu trồng thử nghiệm cam sành Hàm Yên trên đất trồng cam chu kỳ 2

Cây cam Hàm Yên đã được trồng cách đây 30 năm, chủ yếu do nhân giống bằng cành chiết, chăm sóc không đúng kỹ thuật, sâu bệnh phá hại nặng nên đến nay nhiều vườn cam đã bị suy tàn. Nguời dân địa phương đã phá các vườn cam cũ và trồng lại các vườn cam chu kỳ 2, nhưng hầu hết các vườn cam chu kỳ 2 trồng lại đều sinh trưởng chậm và chết lụi sau trồng 1-2 năm. Nguyên nhân là do công tác giống chưa được chú trọng, người dân vẫn chủ yếu tận dụng những cây già cỗi để nhân giống. Bên cạnh đó tập quán canh tác còn lạc hậu chủ yếu cây dựa vào nguồn dinh dưỡng tự có trong đất, hầu như không bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây do đó cây sinh trưởng rất kém, bên cạnh đó do đất đã trồng cam chu kỳ 1 nên khi cây già cỗi và chết một phần do nhiễm sâu bệnh người dân lại không xử lý vườn tốt đẫn đến nhiễm bệnh trong đất, khi trồng lại không khử trùng đất do đó cây sinh trưởng một thời gian ngắn bắt đầu lụi tàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện tại diện tích đất đã trồng cam chu kỳ 1 rất lớn: 1.385 ha, song qua điều tra rà soát chỉ có 641,6 ha có điều kiện độ dốc vừa phải có thể trồng lại được cam.

Để đưa cây cam vào trồng trên loại đất này cần thiết phải tiến hành nghiên cứu trồng thử nghiệm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với cây cam.

Biện pháp kỹ thuật tổng hợp áp dụng với cây cam trồng trên đất chu kỳ 2: - Sử dụng giống cam sành Hàm Yên sạch bệnh được nhân giống bằng phương pháp ghép cành do Trung tâm cây ăn quả Hàm Yên cung cấp.

- Lập vườn: đào hố, xử lý diệt khuẩn hố đào bằng foocmalin 40% và Diaphos, trên đất dốc >150

trồng cây cốt khí làm băng giữ nước, hạn chế xói mòn. - Trồng xen ổi trong vườn cam với mật độ 625 cây/ha để xua đuổi rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá greening và là nguồn thu nhập quả ổi, lấy ngắn nuôi dài.

- Chăm sóc bón cam, ổi theo đúng qui trình kỹ thuật.

- Áp dụng đốn tỉa cam, ổi ở giai đoạn kiến thiết cơ bản để cây có bộ khung tán vững chắc là cơ sở cho thu hoạch quả tốt sau này.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cam, ổi: chú ý các đợt lộc và phòng trừ ruồi đục quả ổi bằng cách bao quả và sử dụng bả để bẫy ruồi vàng.

3.4.1 Đặc điểm hình thái tán cây cam sành trồng trên đất chu kỳ 2

Theo dõi các đặc điểm về hình thái tán cây như chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển cũng như tiềm năng cho năng suất, phẩm chất của giống sau này. Biết được động thái tăng trưởng hình thái tán ta có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như: điều chỉnh mật độ, khoảng cách trồng phù hợp, tiến hành cắt tỉa, bấm ngọn để cây tận dụng được ánh sáng, lượng mưa, dinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

dưỡng một cách có hiệu quả nhất, hạn chế được tác động xấu của điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại.

Sự sinh trưởng của cây cam tăng dần qua các năm, trong đó năm thứ 1, 2 tăng chậm và tăng nhanh từ năm thứ 3.

Bảng 3.15. Tình hình sinh trưởng của cây cam sành trồng trên đất chu kỳ 2

(Đơn vị: cm) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống

Chiều cao cây 80,13 74,2 90,7 82,9 296,4 258,1 Đường kính tán 54,8 46,5 58,4 55,7 146,4 122,1 Đường kính gốc 1,08 0,96 1,12 1,09 4,28 3,45

Chiều cao cây:

- Đối với công thức trồng xen ổi được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, bón phân theo định kỳ, qua 3 năm theo dõi (2008- 2010) đã tăng lên từ 80,13 cm lên 296,4cm với mức độ tăng trưởng 216,27cm.

- Công thức không trồng xen ổi canh tác theo truyền thống, qua 3 năm theo dõi (2008- 2010) tăng từ 74,2 cm lên 258,1cm với mức độ tăng trưởng 183,9cm.

Đường kính tán:

- Đối với công thức trồng xen ổi được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật tăng trung bình 8,3 cm/năm. Ta thấy 2 chỉ tiêu chiều cao cây và đường kính tán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi chiều cao cây tăng thì đường kính tán cũng phát triển mạnh phù hợp với việc tạo tán ở giai đoạn cây con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Công thức không trồng xen ổi canh tác theo truyền thống, qua 3 năm theo dõi (2008- 2010) tăng trung bình 6,8 cm/ năm.

Đường kính gốc:

- Đối với công thức trồng xen ổi được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, hai năm đầu theo dõi tăng rất chậm từ 1,08 (cm) năm 2008 lên 1,12 (cm) năm 2009, tuy nhiên đến năm 2010 thì tăng nhanh hơn và đạt 4,28 cm.

- Công thức không trồng xen ổi canh tác theo truyền thống hai năm đầu tăng từ 0,96cm năm 2008 lên 1,09 cm năm 2009. Năm 2010 tăng mạnh hơn và đạt 3,45 cm. Nhìn chung các công thức trồng xen ổi canh tác theo quy trình kỹ thuật sinh trưởng tốt hơn so với canh tác truyền thống.

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến tăng trưởng chiều cao cây của cam sành Hàm Yên

ĐVT: cm

Chỉ tiêu

Động thái tăng trưởng

Chiều cao cây

2008 2010 2008 2010

Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống

Trung bình (cm) 80,13 296,4 74,2 258,1

Mức độ tăng trưởng (cm) 216,27 183,9

Mức độ tăng bình quân (cm/năm) 19,7 16,7

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến tăng trưởng đường kính tán của cam sành Hàm Yên

ĐVT: cm

Chỉ tiêu

Động thái tăng trưởng

Đƣờng kính tán

2008 2010 2008 2010

Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống

Trung bình (cm) 54,8 146,4 46,5 122,1

Mức độ tăng trưởng (cm) 91,6 75,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến tăng trưởng đường kính gốc của cam sành Hàm Yên

ĐVT: cm

Chỉ tiêu

Động thái tăng trưởng

Đƣờng kính gốc

2008 2010 2008 2010

Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống

Trung bình (cm) 1,08 4,28 0,96 3,45

Mức độ tăng trưởng (cm) 3,2 2,49

Mức độ tăng bình quân (cm/năm) 0,3 0,22

Động thái tăng trưởng về chiều cao và đường kính tán được thể hiện khá rõ rệt về mức độ chênh lệch giữa 2 lần theo dõi thể hiện ở mức độ tăng trưởng và mức độ tăng bình quân/năm. Trong thời gian theo dõi, chiều cao cây tăng khá nhanh với mức độ tăng 216,27cm và bình quân mỗi năm tăng lên được 19,7cm. Chỉ tiêu đường kính tán có mức tăng 91,6cm. Như vậy ở giai đoạn kiến thiết cơ bản nhìn chung cây cam đã bước đầu thể hiện sự sinh trưởng, phát triển khá đồng đều có khả năng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của vùng trồng cam huyện Hàm Yên.

3.4.2 Đặc điểm cành, lá cây cam sành

Ngay từ giai đoạn cây con chúng ta cần phải xác định số cành để lại trên cây cho phù hợp, đặc biệt là cành cấp 1 vì nó quyết định đến bộ khung tán sau này của cây cam từ đó nó ảnh hưởng đến mật độ, khả năng tận dụng ánh sáng, dinh dưỡng, nước mưa… và ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cam sau này.

Chỉ tiêu hình thái lá là một điều kiện để phân biệt giữa các giống, thể hiện đặc trưng của giống đó, diện tích lá có liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp quyết định năng suất quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.19 Động thái tăng trưởng cành, lá cây cam sành Hàm Yên

Chỉ tiêu Số cành cấp 1 (cành) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Màu sắc lá Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống Trung bình 3,95 3,02 11,96 9,81 6,05 5,83 Xanh đậm Xanh Số liệu bảng 3.19 ta thấy:

- Đối với công thức trồng xen ổi: số cành cấp 1 là 3,95 cành phù hợp với việc tạo tán trong giai đoạn cây con, điều kiện thuận lợi cho việc tạo thành các cành cấp 2, cấp 3 sau này. Các chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá là do giống cam sành quy định, chiều dài lá là 11,96 cm, chiều rộng lá là 6,05 cm. So với một số giống cam khác thì cam sành có diện tích lá lớn, đây là chỉ tiêu quan trọng cho quá trình quang hợp của cây là cơ sở cho việc nâng cao năng suất quả sau này. Màu sắc lá có màu xanh đậm đặc trưng cho giống, các đặc điểm lá bé, eo lá dài, nhọn đầu và cuống lá ngắn đều do giống quy định.

- Đối với công thức không trồng xen ổi: do không chú trọng chăm sóc nên các chỉ tiêu đều thấp hơn so với trồng xen ổi.

3.4.3 Tình hình sinh trưởng lộc của cây cam sành

Thời gian xuất hiện các đợt lộc phản ánh tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi giống. Hàng năm cây cam sành ra nhiều đợt lộc với số lượng lộc khác nhau do điều kiện khí hậu, dinh dưỡng và chăm sóc. Ngoài ra mỗi đợt lộc ra sớm hay muộn phụ thuộc vào thời tiết và tuổi cây. Trong quá trình theo dõi thời gian bắt đầu và kết thúc các đợt lộc giữa hai công thức là trùng nhau,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

do đó chúng tôi tiến hành thu thập số liệu trên một công thức, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.20 Thời gian xuất hiện các đợt lộc của cây cam sành Hàm Yên

TT Đợt lộc

Sinh trưởng các đợt lộc

Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống

Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc

1 Lộc Xuân 10/2 30/3 12/2 30/3

2 Lộc Hè 5/5 30/6 7/5 30/6

3 Lộc Thu 10/8 15/9 10/8 18/9

4 Lộc Đông 3/11 5/12 1/11 1/12

Số liệu bảng trên cho thấy: trong hai công thức canh tác tiên tiến và canh tác truyền thống thời gian xuất hiện các đợt lộc, bắt đầu và kết thúc là tương đương nhau, chênh lệch không đáng kể.

Trong năm cây cam ở giai đoạn kiến thiết cơ bản có 4 đợt lộc: lộc Xuân bắt đầu ngày 10/2 và kết thúc 30/3; lộc Hè: bắt đầu 5/5 và kết thúc 30/6; lộc Thu bắt đầu 10/8 và kết thúc 18/9 và lộc Đông không có ý nghĩa đối với cam quýt ở thời kỳ kinh doanh, chính vì vậy mà người ta cắt bỏ, tuy nhiên đối với cây cam quýt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thì lộc đông xuất hiện là cơ sở để tạo tán cho cây. Qua thời gian theo dõi ta thấy cam sành Hàm Yên đều ra lộc Đông vào tháng 11 và kết thúc vào 05 tháng 12.

Bảng 3.21 Tình hình sinh trưởng các đợt lộc của giống cam sành Hàm Yên trồng trên đất chu kỳ 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn STT Các đợt lộc Tình hình sinh trưởng lộc Số lộc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)