Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca mở trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 30)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cam, quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, cho đến nay cam quýt đã được nhiều nhà quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước. Theo các tác giả Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (năm 2000) cho thấy cây ăn quả có diện tích, sản lượng cao đó là: chuối, cam, quýt, dứa, xoài trong đó cam, quýt đứng vị trí thứ 2 sau chuối.

Từ những năm hòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ trước cam quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh cam có kinh nghiệm, 1 số gia đình cũng đã biết làm giàu từ trồng cam nhưng trên thị trường cam quýt vẫn là một mặt hàng vô cùng quý hiếm.

Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường cam quýt như: Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi ….

Thời kỳ này có khoảng 3000ha cam quýt và phát triển khá mạnh, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn, trên thị trường cam quýt đã có giá phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân những năm đó vào khoảng 135 - 140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha.

Thời kỳ từ 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ từ 1960 - 1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh nặng vì vậy đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào thời điểm đó ở miền Nam diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp… Vào đầu những năm của thế kỷ 21 trở lại đây so những năm 1975 của thế kỷ trước diện tích năng suất và sản lượng của cam được tăng lên rất mạnh và dần ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất cam và quýt của nước ta giai đoạn 2002 - 2009

STT Tình hình sản xuất cam Năm 2002 2005 2006 2007 2008 2009 1 Diện tích (1000 ha) 75,7 87,2 84,8 100,4 117,3 111,2 2 Diện tích cho sản phẩm (1000 ha) 53,5 60,1 62,3 64,6 67,8 87,5 3 Năng suất (tạ/ha) 87,85 99,41 98,07 102,48 98,85 117,3

4 Sản lượng (1000 tấn) 470,0 606,4 611,0 662,0 670,2 683,3

(Bộ NN & PTNT 2010)

Kết quả thống kê của bộ NN và PTNN cho thấy diện tích sản xuất cam, quýt được tăng vọt từ năm 2002 (75.700) đến 2005 (87.200) sau đó ổn định qua các năm từ 2005-2008. Diện tích cao nhất đạt 89.900 ha. Cùng với tổng diện tích thì diện tích thu hoạch sản phẩm cũng tăng dần đều, thấp nhất là năm 2002 (53.500ha) cao nhất là năm 2008 (67.800ha). Năng suất trung bình năm 2002 rất thấp chỉ đạt 87,85 tạ/ha và chúng tăng dần từ năm 2005 từ 99,41 tạ/ha lên 102,48 tạ/ha năm 2007. Tổng sản lượng cam quýt đạt cao nhất vào năm 2008 đạt 670.200tấn do diện tích cho thu hoạch tăng lên.

Bảng 1.6 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2009

STT Vùng trồng Diện tích thu hoạch (1000 ha) Năng suất trung bình (tạ/ha) Tổng sản lƣợng (1000 tấn) 1 Đồng bằng sông Hồng 5,9 104,3 53,2 2 Vùng Đông Bắc 15,5 49,4 57,8 3 Vùng Tây Bắc 1,5 45,6 6,6 4 Bắc Trung Bộ 8,3 76,9 55,1 5 Nam Trung Bộ 0,8 42,9 2,2 6 Tây Nguyên 0,9 60,0 3,0 7 Đông Nam Bộ 7,9 86,4 71,5 8 Đồng bằng sông Cửu Long 46,7 149,5 433,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguồn: Bộ NN&PTNT - 2010)

Diện tích cây cam ở các vùng hiện đang cho thu hoạch cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long 46.700ha, thấp nhất là vùng cam Nam Trung Bộ diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 800ha. Năng suất bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 117,3tạ/ha. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 117,3 tạ/ha Nam trung bộ đạt năng suất thấp nhất là 42,9tạ/ha. Tổng sản lượng cam năm 2009 đạt 683.300 tấn riêng vùng cam của Đồng bằng sông Cửu Long đạt 433.900 tấn, chiếm sản lượng cao nhất trong 8 vùng trồng cam trong cả nước. Thấp nhất là vùng Nam Trung bộ đạt 2.200tấn.

Trong những năm gần đây nhìn chung xu thế phát triển cam quýt chậm lại, giảm đi nhất là miền Bắc. Nguyên nhận chính là sâu, bệnh nhiều, chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, chưa tạo ra được những giống tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh, để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)