3.2.2.1 Thời gian xuất hiện các đợt lộc của các giống cam quýt
Đối với cây cam quýt nói riêng sự xuất hiện lộc là biểu hiện một giai đoạn sinh trưởng mới. Hàng năm cam quýt thường ra 4 đợt lộc: Xuân, Hè, Thu, Đông. Tuy nhiên các giống khác nhau khả năng ra lộc khác nhau. Qua thời gian theo dõi tôi thấy thời gian ra lộc của các giống được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6: Thời gian xuất hiện các đợt lộc của các giống cam, quýt năm 2010
Giống
Lộc Xuân Lộc Hè Lộc Thu Lộc Đông
Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Cam Xã Đoài 10/2 30/3 3/5 30/6 20/8 27/9 9/11 13/12 Cam Valenxia 15/2 25/3 1/5 25/6 17/8 25/9 5/11 10/12 Cam sành Hàm Yên (đ/c) 10/2 30/3 5/5 30/6 10/8 15/9 3/11 5/12 Quýt Phủ Quỳ 2/2 30/3 3/5 20/6 5/8 13/9 25/10 3/12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số liệu bảng trên cho thấy: lộc Xuân bắt đầu ngày 2/2 và kết thúc 30/3 trong đó cam Valenxia kết thúc sớm nhất là 25/3. Lộc Hè bắt đầu 1/5 và kết thúc 30/6 trong đó kết thúc sớm nhất vẫn là cam Valenxia(25/6)
Lộc Thu bắt đầu 5/8 và kết thúc 27/9, trong đó quýt Phủ Quỳ ra lộc sớm nhất vào 5/8, muộn nhất là cam Xã Đoài (20/8).
Lộc Đông không có ý nghĩa đối với cam, quýt ở thời kỳ kinh doanh, chính vì vậy mà người ta cắt bỏ, tuy nhiên đối với cây cam quýt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thì lộc đông xuất hiện là cơ sở để tạo tán cho cây. Qua thời gian theo dõi ta thấy đa số các công thức đều ra lộc đông vào tháng 11 trong đó quýt Phủ Quỳ ra sớm hơn vào cuối tháng 10 (25 tháng 10) và kết thúc vào 03 tháng 12, cam Xã Đoài kết thúc 13 tháng 12.
3.2.2.2 Tình hình sinh trưởng các đợt lộc của các giống cam quýt
Quá trình ra lộc của cây ăn quả nói chung cũng như cây cam quýt nói riêng thể hiện sức sinh trưởng của từng giống và khả năng cho năng suất sau này của giống đó. Số lượng lộc ra nhiều hay ít đều phản ánh khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu của từng giống, có giống lượng lộc ra nhiều nhưng chiều cao không tăng mạnh, ngược lại có giống ra ít nhưng chiều cao tăng mạnh qua các đợt lộc.
Bảng 3.7: Tình hình sinh trưởng các đợt lộc của các giống cam quýt
Giống
Lộc Xuân Lộc Hè Lộc Thu Lộc Đông
Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá/lộc) Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá/lộc) Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá/lộc) Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá/lộc) Cam Xã Đoài 16,83 13,70 10,63 13,70 15,91 16,2 9,57 15,73 8,52 8,61 14,92 8,22 Cam Valenxia 5,17 6,21 5,03 13,87 15,34 13,8 21,1 18 10,12 17,12 17,15 4,67 Cam sành HàmYên(đ/c) 37,6 16,32 17,40 17,73 18,35 17,53 15,8 15,73 8,63 14,21 14,86 6.00 Quýt Phủ Quỳ 55,20 21,10 18,20 19,70 18,98 17,97 22,22 23,4 14,02 17.92 21,05 11.37 CV% 5,6 4,7 5,0 2,0 2,7 11,7 10,2 7,8 13,9 2,0 5,1 8,1 LSD05 1,07 0,45 0,42 0,21 0,3 1,28 1,16 0,94 0,95 0,18 0,57 0,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sinh trưởng lộc của một số giống cam quýt như sau:
Lộc Xuân: số lộc dao động trong khoảng từ 5,17 đến 55,20 lộc, trong đó quýt Phủ Quỳ ra nhiều lộc nhất đạt 55,20 lộc, thấp nhất là cam Valenxia chỉ đạt 5,17 lộc. Chiều dài lộc và số lá/lộc đạt cao nhất vẫn là quýt Phủ Quỳ đạt lần lượt là 21,10cm và 18,20 lộc, thấp nhất là cam Valenxia (6,21cm) và 5,03 lộc. Điều đó dẫn đến tán của cây có nhiều lộc sẽ hình thành sớm, là tiền đề tăng diện tích quang hợp và năng suất cây sau này.
Lộc Hè: tình hình sinh trưởng các giống giảm hơn so với lộc xuân, cụ thể: số lộc trên cây giưa các công thức dao động từ 13,7- 19,7 lộc. Chiều dài tốt nhất là quýt Phủ Quỳ (18,98cm) thấp nhất là cam Valenxia chiều dài lộc chỉ đạt 15,34cm.
Lộc Thu: số lộc dao động trong khoảng từ 9,57 đến 22,22 lộc, trong đó quýt Phủ Quỳ ra nhiều lộc nhất đạt 22,22 lộc, tiếp đến là cam Valenxia 21,1 lộc, cam Xã Đoài ra ít nhất chỉ đạt 7,57 lộc. Về chiều dài lộc dài nhất là quýt Phủ Quỳ 23,4 cm cam Xã Đoài có chiều dài tương tương cam sành Hàm Yên (đ/c) là 15,73cm. Số lá trên lộc tỷ lệ thuận với chiều dài lộc, quýt Phủ Quỳ có chiều dài lộc lớn nhất nên có số lá trên lộc cũng lớn nhất đạt 14,02 lá/lộc, tiếp đến là Valenxia đạt 10,12 lá/lộc, cam sành Hàm Yên (đ/c) đạt 8,63 lá/lộc tương đương với cam Xã Đoài.
Lộc Đông: sinh trưởng lộc Đông của các giống kém hơn lộc Thu. Số lộc, chiều dài lộc, số lá trên lộc giảm hơn so với lộc Thu, tuy nhiên quýt Phủ Quỳ vẫn ra nhiều lộc nhất đạt 17,92 lộc, ít nhất là cam Xã Đoài đạt 8,61 lộc.
3.2.2.3. Đặc điểm tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc của các giống cam quýt
Đối với cam, quýt nói riêng thì chiều cao cây đường kính tán, đường kính gốc là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, qua đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của từng giống, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cam quýt.
Trong quá trình theo dõi về động thái tăng trưởng của một số giống cam, quýt trồng thử nghiệm từ năm 2008 đến năm 2010 chúng tôi có được kết quả như sau: các giống khác nhau có động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc là khác nhau, sự biến động đó được thể hiện qua bảng 3.8, 3.9, 3.10 và biểu đồ hình 3.5, 3.6, 3.7. Nhìn chung các chỉ tiêu theo dõi các giống đều tăng qua các năm.
Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cam quýt
ĐVT: cm
Chỉ tiêu Chiều cao cây
Năm Giống 2008 2009 2010 Cam Xã Đoài 55,03 118,03 211,1 Cam Valenxia 47,57 124,40 214,6 Cam sành Hàm Yên 75,73 154,30 282,7 Quýt Phủ Quỳ 108,33 192,43 354,4 CV% 3,4 2,4 2,3 LSD 05 1,62 2,37 4,09
Về chiều cao cây: cam Xã Đoài tăng từ 55,03 cm (năm 2008) lên 211,1 cm (năm 2010) tăng trưởng được 156,07 cm; cam Valenxia tăng từ 47,57 cm (năm 2008) lên 214,6cm (năm 2010) tăng trưởng được 167,03 cm; cam sành Hàm Yên (đ/c) tăng từ 75,73 cm (năm 2008) lên 282,7 cm (năm 2010) tăng trưởng được 206,97 cm; quýt Phủ Quỳ tăng từ 108,33 cm (năm 2008) lên 354,4 cm (năm 2010) tăng trưởng được 246,07cm. Như vậy quýt Phủ Quỳ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
khả năng tăng trưởng mạnh nhất đạt 246,07cm, thấp nhất là cam Xã Đoài (156,07 zcm). Cam Xã Đoài do bị nhiễm bệnh loét khá nặng, hơn nữa người dân chưa chủ động trong phòng bệnh nên năm đầu chúng sinh trưởng rất kém do đó gchiều cao cây thấp nhất trong các giống trồng khảo nghiệm.
Bảng 3.9: Đặc điểm tăng trưởng đường kính tán của các giống cam quýt
ĐVT: cm Chỉ tiêu Đường kính tán Năm Giống 2008 2009 2010 Cam Xã Đoài 36,20 89,63 140,4 Cam Valenxia 30,83 82,20 170,3 Cam sành Hàm Yên 35,03 101,60 135,7 Quýt Phủ Quỳ 79,63 145,43 223,2 CV% 9,9 3,1 7,4 LSD 05 2,99 2,18 2,76
Về đường kính tán: Trong năm 2008 cam sành Hàm Yên (đ/c) đạt 35,03 cm; quýt Phủ Quỳ có đường kính tán là lớn nhất đạt 79,63 cm lớn hơn cam sành Hàm Yên (đ/c) là 44,6 cm ở mức độ tin cậy là 95%, tiếp đến là cam Xã Đoài đạt 36,20 cm, và thấp nhất là cam Valenxia chỉ đạt 30,83 cm. Tuy nhiên đến năm 2010 thì sự chênh lệch đường kính tán giữa các công thức rõ rệt hơn. Quýt Phủ Quỳ vẫn có đường kính tán lớn nhất đạt 223,2cm lớn hơn cam sành Hàm Yên (đ/c) là 87,5 cm ở mức độ tin cậy là 95%, tiếp đến là cam Valenxia đạt 170,3 cm, cam Xã Đoài (140,4 cm) không có sự chênh lệch nhiều so với cam sành Hàm Yên (đ/c) (135,7 cm).
Như vậy khả năng tăng trưởng đường kính tán mạnh nhất là quýt Phủ Quỳ tăng từ 79,63 cm năm 2008 đến năm 2010 là 223,2 cm tăng trưởng được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
143,57 cm, cam sành Hàm Yên có khả năng tăng trưởng chậm nhất chỉ đạt 100,67 cm từ năm 2008 (35,03 cm) đến năm 2010 (135,7 cm).
Bảng 3.10: Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống cam quýt
ĐVT: cm Chỉ tiêu Đường kính gốc Năm Giống 2008 2009 2010 Cam Xã Đoài 0,60 1,25 3,13 Cam Valenxia 0,54 1,16 3,87 Cam sành Hàm Yên 0,70 1,43 3,15 Quýt Phủ Quỳ 1,26 2,08 4,67 CV% 7,2 7,4 5,7 LSD 05 0,89 0,72 0,73
Về đường kính gốc: số liệu bảng trên cho thấy đường kính gốc của các giống qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng rất chậm. Đường kính gốc các giống dao động trong khoảng từ 2,45 cm đến 3,41 cm. Năm 2008 các giống có đường kính gốc là tương đương nhau, trong đó quýt Phủ Quỳ có đường kính gốc là lớn nhất 1,26 cm, tiếp đến là cam sành Hàm Yên đạt 0,70 cm, nhỏ nhất là cam Valenxia chỉ đạt 0,54 cm. Đến năm 2010 có sự chênh nhau rõ rệt, cam sành Hàm Yên (đ/c) có đường kính gốc là 3,15 cm tăng 2,45 cm so với năm 2008, quýt Phủ Quỳ có đường kính gốc lớn nhất đạt 4,67 cm tăng 3,41 cm so với năm 2008 và lớn hơn cam sành Hàm Yên (đ/c) 1,52 cm ở mức độ tin cậy là 95%. Về khả năng tăng trưởng đường kính gốc, mạnh nhất là quýt Phủ Quỳ đạt 3,41 cm từ 2008 (1,26 cm) đến năm 2010 (4,67 cm), thấp nhất là cam sành Hàm yên (2,45 cm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.2.4 Khả năng ra hoa, quả và đặc diểm quả của một số giống cam quýt trồng thử nghiệm
Sau 3 năm trồng một số giống bắt đầu cho quả, tuy nhiên tỷ lệ ra quả ở các giống là khác nhau, qua điều tra theo dõi chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.11: Đặc điểm quả cam, quýt một số giống trồng thử nghiệm sau 3 năm trồng Giống Số quả/cây Khối lƣợng TB quả (g) Số hạt/quả Đƣờng kính quả (cm) Màu sắc quả Cam Valenxia 1,2 243,4 0 8,1 Vàng đỏ Cam Xã Đoài 0,7 225,6 20 7,3 Vàng đỏ Cam sành Hàm Yên (đ/c) 5,6 201,8 8 6,9 vàng
Quýt Phủ Quỳ 9,7 213,2 18 7,0 Vàng xanh
CV(%) 12,8 11,6 13,2 6,5
LSD05 0,36 16,6 1,0 0,3
Qua theo dõi tại vườn sau thời gian trồng và chăm sóc theo quy trình sản xuất một số giống trồng khảo nghiệm đã bất đầu cho quả. Trong đó quýt Phủ Quỳ có số lượng quả nhiều nhất, đạt 9,7 quả/cây. Tiếp đó là cam Sành Hàm Yên (đối chứng) đạt 5,6 quả/cây. Tiếp theo là cam Valenxia 1,2 quả/cây, cam Xã Đoài chỉ có 0,7 quả/cây. Trong đó cam Valenxia có kích thước và khối lượng quả lớn nhất đạt 8,1(cm) và 243,4(g), tiếp theo là cam Xã Đoài có kích thước và khối lượng là 7,3(cm) và 225,6(g), hai giống còn lại cam sành Hàm Yên và quýt Phủ Quỳ có kích thước và khối lượng gần tương đương nhau lần lượt là 6,9(cm), 201,8(g) và 7,0(cm), 213,2(g).
Từ đặc điểm của vụ quả đầu tiên ta thấy rằng những giống cam, quýt trồng khảo nghiệm tại Hàm Yên bước đầu đã cho thu hoạch, dù số lượng quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
chưa nhiều, xong đã khẳng định khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên của vùng trồng cam huyện HàmYên. Trong quá trình theo dõi các giống đưa vào trồng khảo nghiệm thì quýt Phủ Quỳ thích ứng nhanh nhất, khả năng sinh trưởng tốt nhất so với các giống cùng trồng. Thực tế số quả/ cây cao nhất do đó tiềm năng cho năng suất là rất lớn.