Các nghiên cứu về trồng xen ổi trong vườn cam quýt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

Mô hình trồng ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi rầy chổng cánh của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) được tiến sĩ Andrew báo cáo tại Hội nghị quốc tế về bệnh vàng lá greening trên cây có múi tổ chức tại Nhật Bản trong 2 ngày 6 và 7/12/2006 đã gây sự chú ý của nhiều chuyên gia bảo vệ thực vật và được đánh giá cao, được coi như là một biện pháp sinh học hữu ích cần khuyến cáo nhân rộng. Sau hội nghị này, tiến sĩ Andrew đã khuyến cáo một số nước làm theo Việt Nam như Indonesia và Trung Quốc trồng xen ổi trong vườn cam quýt rất có hiệu quả. Cuối tháng 4/2007, 3 chủ trang trại trồng cam quýt ở Floria (Mỹ) nơi đang bị bệnh vàng lá greening phá hoại nghiêm trọng đã theo chân các nhà khoa học Mỹ sang tham quan, học tập kinh nghiệm của bà con nhân dân Việt Nam và đã đánh giá rất cao công trình khoa học này và bày tỏ được cùng hợp tác với SOFRI trong nghiên cứu khoa học và sản xuất. Mặc dù nghiên cứu của SOFRI chưa kết thúc nhưng nhiều nơi đã học tập, làm theo cho kết quả rất tích cực cả về khả năng phòng chống bệnh vàng lá và hiệu quả kinh tế do tăng mức thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Theo số liệu điều tra của các cán bộ thực hiện đề tài thì chỉ 5

công vườn (5000m2) trồng cam xen ổi, mỗi vụ ông Bảy Tâm (Am Thới Đông,

Cai Lậy, Tiền Giang) thu 40 - 50 triệu đồng mà vườn cam vẫn hoàn toàn sạch bệnh. Theo điều tra của Viện bảo vệ thực vật hiện có nhiều hộ gia đình ở các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh phía Bắc đã bắt đầu làm theo kinh nghiệm này. Mô hình trồng ổi xen canh cây bưởi Diễn của gia đình ông Trần Lại Thiêm xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã được 8 năm, đến nay đã bắt đầu đi vào khai thác ổn định cho năng suất cao hiệu quả kinh tế lớn mà vườn cây vẫn hoàn toàn sạch bệnh vàng lá. Dựa trên các kết quả nghiên cứu bước đầu Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng biện pháp trồng xen ổi trong vườn cây có múi để ngăn ngừa rầy chổng cánh và rệp. Ngoài ra việc trồng xen ổi còn có nhiều tác dụng tốt như việc hạn chế cỏ dại, che phủ đất, tăng thêm thu nhập, rải vụ thu hoạch [13].

Ngày 16/12/2006 Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, Hội nông dân Xã Nhơn Thạnh tổ chức cuộc hội thảo khoa học “Kết quả nghiên cứu xen ổi trong vườn cây có múi trong việc phòng chống tái nhiễm bệnh vàng lá Greening”. Cuộc hội thảo có sự tham gia của hơn 50 nông dân trong xã và các xã lân cận và đã xác định hiệu quả của việc trồng xen ổi trong vườn cây có múi như cam Sành, bưởi đã hạn chế được rầy chổng cánh, rầy mềm gây bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi.

Thí nghiệm này đã được tiến hành tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang trên diện tích 1000m2 với khoảng cách trồng là 2,5m×2,5m, tỷ lệ trồng cây cam và cây ổi là 1: 1 sau 16 tháng trồng cam ra lá non 6 lần và tiến hành khảo sát đối chứng với vườn không có trồng xen ổi thì thấy đối với vườn cây có trồng xen ổi thì không có sự xuất hiện của rầy chổng cánh, rầy mềm. Trong vườn cây cam vẫn sinh trưởng tốt, không bị bệnh (thu mẫu kiểm tra bệnh vàng lá greening trên địa điểm thí nghiệm đối với vườn có trồng xen ổi và không có trồng xen ổi bằng cách giám định PCR).

Do trong lá ổi "có chất đặc biệt" xua đuổi rầy, nên hầu như chúng không xuất hiện trong vườn cam. Trái lại, ở các vườn cam không trồng xen ổi, ít nhiều đều có rầy chổng cánh, rầy mềm xuất hiện. Cách trồng xen này, ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tác dụng xua đuổi hai loại rầy nói trên, còn giúp tăng độ che phủ cho đất, hạn chế được cỏ dại. Đây là một hướng đi mới cho các nhà vườn vì trong thời gian qua bệnh vàng lá greening không có thuốc đặc trị đã gây thiệt hại rất lớn cho nhà vườn vì sau 2-3 năm trồng nhà vườn tốn nhiều công chăm sóc, phân bón khi bị bệnh thì phải đốn bỏ.

Hội thảo trồng xen cây ổi trong vườn cây có múi giúp cho nhà vườn có thêm kiến thức về bệnh vàng lá greening và phương pháp phòng ngừa được bệnh vàng lá greening, giảm thiệt hại do bệnh gây ra, đặc biệt là ổi một loại cây rất dễ trồng không tốn công chăm sóc sau 8 tháng có thể cho thu hoạch trái tăng thu nhập cho nhà vườn trên cùng một diện tích trồng và nông dân có thể lấy ngắn nuôi dài [13].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)