Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến cấp độ và mức độ hại của một

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 84)

34. Nghiên cứu trồng thử nghiệm cam sành HàmYên trên đất trồng cam chu

3.4.6Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến cấp độ và mức độ hại của một

Các nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho thấy: khi trồng xen ổi trong vườn cam quýt thì chất Terpenoids ở trong lá ổi có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng, trong đó có rầy chổng cánh. Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng xen ổi đối với sự xuất hiện một số loại côn trùng khác trên vườn quýt trồng bằng cây giống sạch bệnh tại Quang Thuận. Trồng ổi trong vườn quýt còn có tác dụng hạn chế sự xuất hiện và gây hại của một số loài côn trùng khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: khi trồng xen ổi trong vườn cam thì hầu như không thấy xuất hiện của rầy chổng cánh ở vụ Xuân và vụ Thu, chỉ xuất hiện rầy chổng cánh mức độ nhẹ ở vụ Hè. Đồng thời có xu hướng sâu vẽ bùa và rệp giảm nhiều ở vụ Xuân, các vụ khác mức độ giảm nhẹ.

Bảng 3.25 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến mức độ hại của một số loại sâu, bệnh trên vườn cam chu kỳ 2

Loại sâu hại Mức độ hại

Canh tác tiên tiến Canh tác truyền thống 1. Sâu hại, cấp độ hại cam, quýt

Sâu vẽ bùa 1 3

Rệp cam 1 3

Sâu nhớt 2 2

Ruồi hại hoa và ruồi hại quả 4 1

Rầy chổng cánh 0 1

Sâu đục thân, đục cành 1 1 2. Bệnh hại, mức độ hại cam, quýt

Bệnh loét ++ +

Bệnh chảy gôm + +

Bệnh muội đen ++ ++

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ghi chú:

Bệnh hại cam, quýt Sâu hại cam, quýt

-: chưa thấy xuất hiện - Cấp 0: không sâu hại +: hại nhẹ; - Cấp 1: bị hại < 10% ++: hại trung bình - Cấp 2: bị hại từ 10-30% +++: hại nặng - Cấp 3: bị hại từ 31-50% ++++: hại rất nặng - Cấp 4: bị hại >50%

- Sâu vẽ bùa: trong thời gian theo dõi tôi thấy loại sâu hại chủ yếu là sâu vẽ bùa gây hại nhưng ở mức nhẹ ở công thức canh tác tiên tiến (9%) và hại nặng ở công thức canh tác truyền thống (32,33%)... Sâu vẽ bùa thường xuất hiện và gây hại ở cành lá non nhất là vào các đợt lộc của cam. Vì vậy trong thời gian cây ra lộc ta cần phải theo dõi thường xuyên để có biện pháp phòng ngừa kịp thời, nhất là cam thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Phòng trừ: Chăm sóc tốt, bón phân thúc lộc (trước khi ra lộc 15 - 20 ngày) và tưới đủ nước tạo điều kiện cho lộc Thu và lộc Đông ra tập trung. Dùng thuốc calluos 500 EC, Admire 050 EC, Padan 95 WP phun khi lộc mới ra từ 0,5 - 2cm.

- Sâu nhớt: Là loài sâu gây hại nhiều nhất trên cam, quýt. Nó xuất hiện gần như quanh năm vào các đợt lộc. Sâu nhớt lúc còn nhỏ chủ yếu ăn lá, đọt non. Trưởng thành chúng có thể phá hại toàn bộ lộc mới , nụ, lá, hoa, và quả. Do sâu nhớt chỉ phá hoại ở thời kỳ lộc , lá non nên k hi chuyển sang thời kỳ

bánh tẻ mức độ gây hại sẽ giảm dần . Tuy nhiên cần thăm vườn theo dõi

thường xuyên để phát hiện và phòng trừ kịp thời tạo diều kiện cho cây phát triển và sinh trưởng tốt nhất.

Phòng trừ:

+ Thường xuyên làm vệ sinh xung quanh gốc cây và phun các loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Rệp cam phát triển quanh năm nhưng tập trung gây hại nặng ở các đợt lộc, qua theo dõi chúng tôi thấy ở công thức canh tác tiên tiến tỷ lệ rệp cam ở mức 8%, trong khi đó công thức không trồng xen ổi tỷ lệ cao hơn hẳn và ở mức 36,8%.

- Ruồi ăn hại hoa thường gây hại các đợt hoa ra sau, vườn trồng xen ổi

có tới 60 - 70% cây bị hại, giòi non sống tập trung hàng vài chục con trong nụ, hoa bị hại phát triển không bình thường, tròn to, màu xanh nhạt, cánh hoa dầy, hoa thường bị thối mầu thâm đen, trông khi đó vườn không trồng xen ổi bị nhẹ hơn chỉ ở mức <10%.. Ruồi vàng đục quả hại từ tháng 11, 12, 1 hại nặng trên các vườn cam trồng xen ổi, tỷ lệ cây bị hại chiếm rất cao 50- 70%, giòi non nở ra hại phần tép quả làm cho quả thối nhũn và bị rụng.

* Bệnh Hại cam sành:

- Bệnh greening do vi khuẩn (Liberibacter asiaticus) gây ra. Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể của cây qua môi giới truyền bệnh đó là rầy chổng cánh làm cho có sự biến chuyển của lá từ màu xanh sang màu vàng. Trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy xuất hiện triệu trứng của bệnh nhưng khi phân tích lại cho kết quả âm tính.

- Bệnh tristeza do virus (Citrus tristeza virus) gây ra, đối với công thức trồng xen ổi: Trong thời gian theo dõi chưa thấy sự xuất hiện của rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh greening nhờ việc trồng xen ổi vào vườn cam có tác dụng ngăn chặn được sự xâm hại của rầy chổng cánh, từ đó phòng ngừa được bệnh vàng lá greening. Tuy nhiên bệnh Tristeza xuất hiện nhưng ở mức (+). Đối với công thức không trồng xen ổi: có cây ban đầu xuất hiện triệu chứng bệnh greening, tuy nhiên qua phân tích, giám định mẫu lá cho thấy đều âm tính. Ngược lại bệnh tristeza qua phân tích cho thấy hầu như tất cả các mẫu đều bị nhiễm khá nặng và nặng. Như vậy có thể khẳng định rằng vườn trồng xen ổi đã khắc phục và hạn chế được bệnh greening trên cây cam sành nói chung và cây cam sành trồng trên đất chu kì 2 nói riêng . Giúp mở rộng diện tích trồng cam sà nh trên đất chu kì 1 và đặc biệt là cây cam sành trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên đất chu kì 2 góp phần nâng cao đời sống và hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Bảng 3.26 Sơ bộ tính toán hiệu quả của trồng xen ổi trong vườn trồng cam trên đất chu kỳ 2

Công thức NS quả ổi (Kg/cây)

Thu nhập từ cây ổi (đ/cây)

Chi cho cây ổi (đ/cây) Thu - chi (đ/cây) Lãi thuần (đ/ha/vụ) Canh tác truyền thống

(không trồng xen ổi) 0 0 0 0 0 Canh tác tiên tiến (trồng xen

ổi Đài Loan) 6,07 103.190 40.000 63.190 37.914.000

Giá quả ổi tính trung bình: ổi Đài Loan: 17.000đ/kg

Như vậy ngoài tác dụng xua đuổi côn trùng, hạn chế sâu bệnh hại, trồng xen ổi trong vườn cam còn có tác dụng nâng cao thu nhập cho người làm vườn. Nên trồng xen giống ổi Đài Loan để có thu nhập ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 84)