Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 121)

2.2.2.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), tình hình sản xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang

Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng và sử dụng số liệu thông qua phiếu điều tra để đánh giá điều kiện tự nhiên và xác định các yếu tố hạn chế trong sản xuất cam tại Hàm Yên, Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam, quýt mới trồng tại Hàm Yên - Tuyên Quang.

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

+ Công thức 1: cam Xã Đoài + Công thức 2: cam Valenxia

+ Công thức 3: cam sành Hàm Yên (đối chứng)

+ Công thức 4: quýt Phủ Quỳ (do Trung tâm cây ăn quả Phủ Quỳ tuyển chọn).

- Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất của nông dân tại xã: Yên Phú huyện Hàm Yên - Tuyên Quang theo phương pháp bố trí khảo nghiệm cây trồng trên đồng ruộng (định cây theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển).

- Phương pháp theo dõi: Định cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân. Mỗi giống chọn 30 cây, 3 lần nhắc lại, định kỳ theo dõi 1 tháng 1 lần.

2.2.2.3 Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của giống cam sành trồng trên đất chu kỳ 2 Hàm Yên - Tuyên Quang.

- Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất của nông dân tại xã: Minh Dân huyện Hàm Yên - Tuyên Quang theo phương pháp bố trí khảo nghiệm cây trồng trên đồng ruộng (định cây theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển).

- Phương pháp theo dõi: Định cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, chọn 30 cây, 3 lần nhắc lại, định kỳ theo dõi 1 tháng 1 lần

+ Công thức 1: Cam sành Hàm Yên trồng xen ổi ( Canh tác tiên tiến)

Áp dụng kỹ thuật trồng xen ổi, xử lý diệt khuẩn đất, phòng trừ sâu bệnh hại, bón phân cân đối có tác dụng tăng cường sinh trưởng cây, hạn chế sâu bệnh hại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Công thức 2: Cam sành Hàm Yên không trồng xen ổi (Canh tác truyền thống).

Canh tác theo truyền thống của người dân: không áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mà chủ yếu bón theo tập quán canh tác của người dân và không chú ý phòng trừ sâu bệnh hại.

2.3 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

2.3.1 Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái

- Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái tán cây

+ Chiều cao cây: đo từ vị trí mặt đất tới đỉnh tán cao nhất (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (định kỳ theo dõi 1 tháng/lần).

+ Đường kính tán: đo hai chiều vuông góc theo hình chiếu tán cây, theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc (nếu tán không đều thì đo 3 - 4 lần) rồi lấy trị số trung bình (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, 3 lần nhắc lại, tính trung bình (theo dõi 1tháng/lần).

+ Đường kính gốc: đo đường kính gốc tại vị trí phía trên cách mắt ghép 5cm bằng thước kẹp. Mỗi giống đo 30 cây, 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1tháng/lần).

+ Chiều cao phân cành: đo từ vị trí mắt ghép tới điểm phân cành (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, 3 lần nhắc lại, tính trung bình.

+ Dạng tán: quan sát trực tiếp hình dạng tán cây - Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá:

+ Kích thước lá: đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá), chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá) (đơn vị: cm), mỗi cây đo 10 lá rồi lấy trị số trung bình. Mỗi giống đo 30 cây, 3 lần nhắc lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng lộc:

+ Thời gian xuất hiện lộc: được xác định từ khi có 10% số cây ra lộc + Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 80% cây ra lộc

+ Chiều dài lộc thành thục: đo khi lộc ổn định (đơn vị: cm)

+ Số lá/lộc: đếm khi lộc phát triển tối đa (thành thục) (đơn vị: lá/lộc) + Số lộc/cây: đếm số lộc Xuân, Hè, Thu và lộc Đông khi lộc thành thục (đơn vị: lộc)

2.3.3 Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng

- Đếm số quả/cây (quả), khối lượng trung bình quả (gam), số hạt/quả (hạt/quả), đường kính quả (cm)

- Đặc điểm hình thái quả: quan sát và mô tả màu sắc quả chín, hình dạng quả.

2.3.4 Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại

Điều tra đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp của Viện BVTV và cục BVTV ban hành.

- Điều tra 4 điểm theo hình vuông, mỗi điểm lấy 3 cây, mỗi cây theo dõi 5 lộc, định kỳ theo dõi 1 tuần 1 lần, các điểm điều tra tuần tự không lặp lại.

- Quan sát bằng mắt thường để phát hiện triệu chứng sâu, bệnh trên toàn bộ cây trồng tại các điểm điều tra đã chọn.

- Quan sát tỷ mỉ các cây, đếm sâu, xác định tỷ lệ bệnh hại, ghi chép thu thập số liệu..

2.3.4.1 Sâu hại

- Xác định mức độ các loại sâu hại chủ yếu: 1. Sâu vẽ bùa:

Điều tra mỗi cây theo 4 hướng, mỗi hướng 3 lộc. + Tỷ lệ hại = số lộc bị hại/tổng số lộc điều tra + Mức độ hại = con/lộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Sâu ăn lá: % số lá bị hại 3. Rầy chổng cánh

- Điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm chọn cố định 1- 3 cây

- Trên mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng chọn 5 lộc để điều tra - Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần

- Mật độ rày chổng cánh (con/cành) = Tổng số rầy phát hiện trên các cành theo dõi/tống số cành theo dõi.

4. Một số loại sâu khác phương pháp làm tương tự - Đánh giá mức độ phổ biến theo thang phân cấp như sau:

- Cấp 0: không sâu hại - Cấp 1: bị hại < 10% - Cấp 2: bị hại từ 10-30% - Cấp 3: bị hại từ 31-50% - Cấp 4: bị hại >50%

2.3.4.2 Bệnh hại

Đánh giá mức độ bệnh theo thang sau: - Không bị bệnh (không có cá thể bị hại) + Nhiễm ở mức nhẹ (1 - 10% cá thể bị nhiễm)

++ Nhiễm ở mức trung bình (>10 - 25% cá thể bị nhiễm) +++ Nhiễm ở mức nặng (>25 - 50% cá thể bị nhiễm) ++++ Nhiễm rất nặng (>50% cá thể bị nhiễm)

- Bệnh Greening: xác định bằng phương pháp đánh giá nhanh trên đồng ruộng với Bộ kít Bác sỹ nhà vườn của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam và giám định bệnh bằng phương pháp PCR tại Viện bảo vệ thực vật Hà Nội.

- Bệnh Tristera: Giám định bệnh bằng phương pháp PCR tại Viện bảo vệ thực vật Hà Nội.

- Một số bệnh khác xuất hiện trên vườn của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) và tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên huyện Hàm Yên

3.1.1 Vị trí địa lí

Hàm Yên là huyện miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 897km2

(90.007 ha) có 18 đơn vị sự nghiệp hành chính cấp xã (bao gồm 17 xã và 1 thị trấn). Nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang (là trung tâm chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh) khoảng 40km về phía Tây Bắc, nằm trong khoảng toạ độ địa lý:

Từ 21051’ đến 22023’ vĩ độ Bắc, từ 104051’ đến 105009’ kinh độ Đông và có tiếp giáp ranh giới được xác định như sau:

Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang Phía Nam giáp huyện Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang Phía Đông giáp huyện Chiêm Hoá của tỉnh Tuyên Quang

Phía Tây giáp huyện Yên Bình và huyện Lục Yên của tỉnh Yên Bái

3.1.2 Điều kiện đất đai và địa hình * Điều kiện đất đai: * Điều kiện đất đai:

Theo kết quả điều tra, thổ nhưỡng của huyện được hình thành gồm 12 loại đất chính. Đất đai chủ yếu là đất feralit, gồm các loại đất feralit màu nâu đỏ phát triển trên phiến thạch sét, đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá vôi, đất phù sa cổ, ngoài ra do ảnh hưởng của địa hình còn có các loại đất như: đất dốc tụ, bồi tụ, gley... những loại đất này diện tích không đáng kể.

Nhiều nhất là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất với 49.561 ha, ít nhất là đất phù sa sông Lô 205 ha. Đại bộ phận đất có độ dày tầng canh tác từ 40cm trở lên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực, cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Hàm Yên có tổng diện tích đất canh tác là 6.152 ha, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là 3.327 ha với 625,73 ha đất lúa và 1.218,40 ha đất trồng cam, đất trước trồng cam nay trồng cây khác: 327,4 ha, đất có khả năng trồng cam là 818,8 ha.

- Đất lâm nghiệp: 2.824,9 ha.

* Về địa hình:

Huyện Hàm Yên có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi thấp, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh. Độ cao trung bình 500 - 600m, cao nhất là núi Cham Chu (xã Phù Lưu) có độ cao 1591m, thấp nhất ở khu vực phía Nam có độ dốc cao 300m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc được chia làm 2 vùng chính:

- Vùng núi thấp: tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam, đây là khu vực có độ cao trung bình 300m, xen giữa những núi thấp là những dải đồng bằng khá rộng, màu mỡ chạy dọc theo lưu vực của sông Lô.

- Vùng cao phía Bắc và phía Tây của huyện: bao gồm các xã còn lại, có địa hình khá phức tạp gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau, có độ cao từ 500 - 1000m. Hầu như các dãy núi của vùng được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc hai bên sườn lớn, bị chia cắt mạnh mẽ, xen kẽ các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng nên thực vật phát triển mạnh rất đa dạng và phong phú.

3.1.3 Điều kiện khí hậu

Huyện Hàm Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu khí hậu của Lục địa Bắc Á Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với các đặc trưng chính:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600-1.800 mm. - Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. - Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80-82%.

- Gió: có các hướng gió chính là Đông Bắc hoặc Bắc, Đông Nam hoặc Nam. Bảng 3.1. Đặc điểm khí hậu trong các tháng của huyện Hàm Yên

(bình quân 2 năm 2009, 2010) Tháng Nhiệt độ bình quân (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) 1 13,6 85,5 26,7 2 14,2 87,3 35,2 3 20,6 84,7 45,6 4 23,5 86,2 121,0 5 24,3 88,6 236,6 6 27,6 88,0 283,7 7 29,8 80,4 207,3 8 27,9 86,6 314,8 9 28,6 84,5 157,0 10 24,7 79,6 112,4 11 20,3 81,6 50,0 12 18,3 83,5 21,6 Trung bình 22,8 84,7 134,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng lượng nhiệt độ trung bình trong 2 năm 2009- 2010 là 22,80C, nhiệt độ trung bình không vượt quá 210C từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thấp nhất là tháng 01 (13,60C) trong thời điểm đó nhiệt độ tối thấp trung bình của các ngày đã xuống dưới 100C như tháng 11,12/2009; đặc biệt là tháng 01,02/2010.

Nhiệt độ cũng tăng dần từ tháng 03 tới tháng 10, cao nhất nhiệt độ trung bình đạt 29.80C tháng 7, với nhiệt độ tăng giảm theo điều kiện khí hậu tương tự như các năm đã giúp cho cây cam có sự phân hoá mầm hoa được tốt và sinh trưởng, phát triển bình thường, năng suất và phẩm chất tăng lên.

Lượng mưa trung bình trong năm là 134,3 mm tương ứng với 1.612 mm/năm, đây cũng là lượng mưa phù hợp với những vùng trồng cam và đảm bảo được yêu cầu nước, sinh thái cho cây. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 04 đến tháng 10 và lượng mưa nhiều nhất 283,7 mm (tháng 6), mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau (lượng mưa chỉ có từ 21,6-50,0 mm).

Ẩm độ không khí cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cam. Số liệu ở bảng trên cho thấy ẩm độ không khí trung bình của 2 năm tương đối cao và không có sự chênh lệch nhiều. Đây là cơ sở thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại đặc biệt là vào tháng 5 và tháng 6.

Như vậy các yếu tố điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Hàm Yên được hình thành ở trên là phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây cam, giúp cho cây sinh trưởng được lâu dài, tuổi thọ của cây được tăng lên, năng suất và phẩm chất được ổn định.

3.1.4 Tình hình sử dụng đất của huyện Hàm Yên

Tổng hợp tình hình sử dụng đất đai của một số xã của huyện Hàm Yên chúng tôi thu được kết quả như bảng 3.2:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất của một số xã trồng cam ở huyện Hàm Yên (Đơn vị: ha) TT Loại đất Đất trồng lúa Đất trồng cam Đất trƣớc đây trồng cam nay trồng cây khác Đất có khả năng trồng cam Đất lâm nghiệp 1 Bạch Xa 85,98 43,60 146,60 16,30 25,50 2 Yên Phú 16,40 53,80 10,30 46,30 123,70 3 Minh Dân 74,70 44,00 27,00 10,00 95,50 4 Phù lưu 196,00 274,60 10,00 220,00 77,00 5 Yên Lâm 11,60 185,80 13,00 182,00 1.693,30 6 Yên Thuận 126,70 189,40 118,50 11,60 145,00 7 Minh Khương 50,50 310,00 - 124,80 310,00 8 Tân Yên 39,75 69,65 - 42,80 232,20 9 Tân Thành 24,10 47,55 2,00 65,00 122,70 Tổng 625,73 1.218,40 327,40 818,80 2.824,90

(Nguồn: Phòng địa chính huyện Hàm Yên - Tuyên Quang 2010)

Qua bảng số liệu điều tra về tình hình sử dụng đất đai của một số xã huyện Hàm Yên cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp của các xã dao động từ 138,20ha đến 700,60 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp của xã Phù Lưu là lớn nhất chiếm 700,60ha trong đó diện tích đất trồng cam là 274,60ha chiếm 39,1%, đất trước đây trồng cam nay trồng cây khác là 10 ha chiếm 1,5% và đất có khả năng trồng cam là 220ha chiếm 31,5%, đất trồng lúa là 196 ha chiếm 28%. Đứng thứ 2 về diện tích đất nông nghiệp là xã Minh Khương chiếm 611,70ha, trong đó đất trồng cam là 124,80ha chiếm 20,4%. Trong tổng diện tích đất diều tra của 9 xã thấy rằng xã có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là xã Yên Phú chiếm 138ha, trong đó đất trồng lúa chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

có16,40ha, đất trồng cam là 53,80ha, đất trước đây trồng cam nay trồng cây khác có 10,30ha và đất có khả năng trồng cam là 46,30ha.

Về diện tích đất lâm nghiệp thì xã có diện tích lớn nhất là xã Yên Lâm chiếm 1693,30ha chiếm 60% so với tổng số 9 xã điều tra. Đất rừng tự nhiên là 776ha, đất trồng mới chỉ có 97,3ha và đất có khả năng trồng rừng là 820ha. Như vậy thấy rằng đất lâm nghiệp của xã Yên Lâm có khả năng trồng rừng rất cao, bên cạnh đó đất có khả năng trồng cam mới chỉ có 182ha. Diện tích đất lâm nghiệp đứng thứ 2 là xã Minh Khương có 310ha, trong đó rừng tự nhiên là 190ha, rừng trồng là 30ha và đất có khả năng trồng rừng là 90ha. Xã có diện tích đất lâm nghiệp nhỏ nhất là xã Bạch Xa chiếm 25,5ha.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 45 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)