Các nghiên cứu về bệnh greening và rầy chổng cánh trên cam quýt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 45)

- Các nghiên cứu về bệnh greening

Greeening là một trong các bệnh nguy hiểm trên cam quýt, bệnh này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 và được công bố tại Trung Quốc năm 1943, tại đây bệnh có tên gọi Huanglongbinh (nghĩa là "bệnh rồng vàng") [18]. Đài Loan bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh này năm 1951. Năm 1937 triệu chứng bệnh được phát hiện ở Nam Phi, Merwe và Andersen đã mô tả với tên là bệnh greening, từ đó bệnh được báo cáo ở nhiều nơi với các tên khác nhau: Likubin ở đài Loan, Leaf mottling ở Philippine, Vein phloem dênration ở Inđonêsia. Bệnh lây lan ở tất cả các vùng trồng cam quýt thuộc đông và Nam Phi, ở châu Á, bệnh có mặt và gây hại từ Pakistan đến Trung Quốc. Tuy là bệnh nguy hiểm và có từ lâu nhưng nghiên cứu về bệnh chưa nhiều. Theo Viện Bảo vệ thực vật, ở các vùng trồng cam quýt hiện nay có từ 54,2% - 82,5% số cây bị nhiễm bệnh Greening. Người sản xuất đa phần chưa hiểu biết hết được những kỹ thuật, kể các những người sản xuất cây giống và những người làm vườn, do đó tạo ra những cây kém chất lượng[18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy chưa có một báo cáo chính thức thiệt hại của bệnh, nhưng ở Thái Lan có khoảng 95% cây bị nhiễm bệnh ở các tỉnh phía Bắc và Đông, nhiều nước khác cũng cho thấy kết quả thiệt hại của Greening. Theo Andrew Beattie:

Huanglongbing và rầy chổng cánh Diaphorina citri xuất hiện ở Nam Á bao

gồm Afghanistan, Pakistan và Đông Bắc Ấn Độ nhưng bệnh lần đầu tiên được ghi nhận ở Đông Nam giáp biển của Trung Quốc Bệnh phổ biến chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Hầu hết các vùng trồng các loài cây cã mói tại châu Á đều có mặt rầy chổng cánh và chích hút truyền bệnh. Bệnh vàng lá gân xanh đã ảnh hưởng lớn tới mùa màng tại Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Sri-Lanka, Malaysia, Indonesia, Myanma, Philippines, Pakistan, Thái Lan, quần đảo Ryukyu, Nepal, Réunion, Mauritius, và Afghanistan. Các khu vực ngoài châu Á cũng từng công bố có bệnh: Braxin và Florida (Hoa Kỳ) kể từ năm 1998 [18], [21].

Ở Việt Nam, bệnh này cũng gây thiệt hại nặng từ miền Bắc vào miền Nam. Bệnh này cũng khiến cho vùng trồng cam sành tại Bố Hạ, Bắc Giang bị xóa sổ [18].

Triệu chứng: bệnh thể hiện chủ yếu ở chùm lá ngọn các cành 1 tuổi, biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh. Quả nhỏ hơn bình thường, méo, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới đáy quả lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu. Khi nhiễm bệnh hệ thống rễ cây bị thối nhiều, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

Các triệu chứng trên xuất hiện từng cành, từng cây trong vườn, có khi xuất hiện trên cả vườn. Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh (Diaphorina citri) trên vườn là cần thiết cho xác định bệnh vàng lá greening.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến nay bệnh này vẫn chưa có thuốc trị mà phòng ngừa là chính: Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh, từ nguồn đảm bảo.

Trồng cây chắn gió quanh vườn như mù u, bình linh, xoài, gòn, me keo, giâm bụt, tràm để tránh rầy chổng cánh xâm nhập, hoặc trồng xen ổi; không trồng xen trong vườn các cây họ cam quýt như: cần thăng, nguyệt quới.

Tạo tán, tỉa cành để vườn thông tháo, tránh giao tán; bón phân cân đối và vừa đủ, không quá lạm dụng nhất là phân đạm để hướng cho cây ra lộc non tập trung.

Điều khiển cho cây ra lộc đồng loạt, thăm vườn thường xuyên để khi phát hiện rầy chổng cánh và phun thuốc trừ rầy phun đều khắp cả cây và tập trung vào nơi có đọt non, lá non.

Khi phát hiện trong vườn có cây bệnh thì cần cắt sâu hoặc nhổ bỏ và đem hủy để giảm áp lực bệnh trong vùng.

Dùng thiên địch diệt rầy chổng cánh.

Đối với bệnh vàng lá greening thì thường biểu hiện triệu chứng ở những cây phía ngoài vườn nhiều hơn ở trong; trên một cây có nhánh nặng, nhánh nhẹ và có nhánh không bị bệnh. Diễn biến bệnh tương đối nhanh nên chết rất nhanh từ nhánh bị nặng đến nhánh nhẹ. Trên quả đặc biệt là quýt đường thì biểu hiện triệu chứng đầu tiên là trái có quầng đỏ từ dưới đít trái lên trên đến khoảng nửa trái thì rụng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối [18].

Kết quả theo dõi và nghiên cứu về bệnh vàng lá greening cho thấy, đây là bệnh hại nguy hiểm cho các vùng trồng cam quýt, nhất là vùng cam quýt Bạch Thông.

Bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum và do rầy chổng cánh (Diaphorinacitri) làm tác nhân lan truyền bệnh chính. Ngoài ra bệnh còn lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo con đường nhân giống bằng cách chiết ghép và thực vật thượng đẳng ký sinh (dây tơ hồng).

Bệnh Greening rất khó phân biệt với bệnh thiếu kẽm trong đất, tại Bắc Kạn trang thiết bị phục vụ công tác giám định không có do vậy rất khó khăn trong công tác chẩn đoán chính xác cây bị bệnh. Mặt khác, mức độ lây lan và phát triển bệnh diễn ra chậm nên khó khăn cho công tác theo dõi diễn biến bệnh.

Trong 2 năm 2005-2006, mật độ rầy chổng cánh (môi giới truyền bệnh) hiện diện trên vườn rất ít, có vườn không phát hiện rầy.

- Các nghiên cứu về rầy chổng cánh

Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuway) thuộc họ Psyllidea, bộ

Homoptera thường hại chủ yếu trên cây có múi: cam, chanh, quýt, bưởi... và là một trong những loại sâu hại nguy hiểm vì truyền bệnh vàng lá Greening. Tại Việt Nam, rầy chổng cánh cũng được ghi nhận hiện diện trên nhiều vùng trồng cây có múi ở cả miền Bắc lẫn miền Nam và tại đồng bằng sông Cửu Long rầy xuất hiện quanh năm.

Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening cho các cây thuộc nhóm cây có múi. Và chính do khả năng này mà rầy chổng cánh trở thành một đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới và cả Việt Nam. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó khi tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua kim chích hút và qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể tồn tại và gia tăng trong tuyến nước bọt của rầy chổng cánh [1].

Ấu trùng và rầy trưởng thành chích hút dinh dưỡng của lá và lộc non làm cho lộc non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)