Tình hình sâu hại các giống cam, quýt trồng khảo nghiêm tại HàmYên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 68)

Bảng 3.12 Tình hình sâu hại các giống cam, quýt trồng khảo nghiệm

Số

TT Tên sâu Bộ phận hại Giống Mức độ gây hại

Thời gian hại

1 Sâu vẽ bùa Cành, lá, quả non

Quýt Phủ Quỳ, cam sành HY, Valenxia,

Xã Đoài

Phổ biến Tháng 2,3,6,7,9,10

2 Rệp cam Lá và chồi non cam sành HY Phổ biến Tháng 2,3,6,7,9,10 3 Sâu nhớt Lá và chồi non cam sành HY, Xã Đoài Phổ biến Tháng 2,3 5 Ruồi hại hoa

và ruồi hại quả Hoa, quả

Camsành HY, quýt Phủ Quỳ, Valenxia, Xã Đoài Rất phổ biến Tháng 2,3,11,12 7 Ngài trích hút Quả chín

Cam sành HY, quýt Phủ Quỳ, Valenxia,

Xã Đoài

Phổ biến Tháng 11,12,1 8 Rầy chổng

cánh Lá và chồi non Cam sành HY, Ít phổ biến Quang năm 10 Sâu đục thân, đục cành Thân, cành

Cam sànhHY, Valenxia, Xã Đoài,

quýt Phủ Quỳ

Rất phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu tổng hợp bảng 3.12 cho thấy: đối tượng sâu bệnh hại trên các giống trồng khảo nghiệm rất nhiều chủng loại, chúng hại trên tất cả các các bộ phận của cây như thân, cành, lá non, quả non...

- Sâu vẽ bùa gây hại các lá còn non, nặng nhất là lộc xuân (lộc Xuân muộn có thể 100% lộc bị hại). Các đợt lộc cần chú ý phòng tránh bằng cách bón phân đón các đợt lộc để cho các đợt lộc sinh trưởng đồng đều và phun thuốc phòng tránh.

- Rệp cam phát triển quanh năm nhưng tập trung gây hại nặng ở đợt lộc xuân, sau đó là lộc thu, đợt lộc đông ở các vườn năm thứ nhất hay ra sớm nhiều khi cũng bị nặng, lộc hè ít khi đạt mật độ cao. Những vườn cam kiến thiết cơ bản thường bị hại rất nặng vì lộc không ra đều tập trung nên rất khó phòng trừ.

- Sâu đục cành: sâu non nở nằm ở vỏ cành gặm phần nhu mô vỏ để sống, lớn lên sâu đục vào các cành từ nhỏ đến lớn. Sâu đục thân, sâu non nở ra gặm vỏ cây để sống và tạo thành một khoanh rãnh, sâu nằm sâu bên trong, phân đùn ra như mùn cưa, lớn lên sâu đục vào phần gỗ thành đường hầm ngoằn ngoèo ngược lên phần ngọn. Sâu đục gốc, sâu non nằm sát gốc thân, lớn lên tiếp tục gặm phần gỗ xung quanh gốc dưới mặt đất. Sâu đục thân, đục cành, đục gốc là sâu non của 3 loại xén tóc. Thời gian phát sinh gây hại từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6.

- Sâu nhớt hại các đợt lộc xuân và lộc hè sớm, mức độ hại không nhiều, thường xuất hiện cục bộ từng cây với mật độ cao, chỉ sau vài 3 ngày sâu tàn phá bộ lá đã trở nên sơ xác.

- Ruồi ăn hại hoa thường gây hại các đợt hoa ra sau, có vườn tới 70 -

80% hoa bị hại. Giòi non sống tập trung hàng vài chục con trong nụ, hoa bị hại phát triển không bình thường, tròn to, màu xanh nhạt, cánh hoa dầy, hoa thường bị thối mầu thâm đen. Ruồi vàng đục quả hại từ tháng 11,12, hại nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên các giống cam sành Hàm Yên và cam Xã Đoài. Giòi non nở ra hại phần tép quả làm cho thối nhũn, quả bị rụng.

- Ngài trích hút sống chủ yếu trên cây hoang dại cạnh vườn cam, thường xuất hiện trên vườn cam vào thời kỳ gần thu hoạch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)