Nghiên cứu về chọn tạo giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 38)

Công tác chọn tạo giống cam quýt trước đây và nay chủ yếu nghiên cứu tuyển chọn các giống ở địa phương và nhập nội từ nước ngoài.

Từ lâu nhân dân ta đã chú ý chọn lọc các giống cam quýt tốt và đã được lưu giữ nhiều trong các địa phương của cả nước. Tuy nhiên việc chọn giống theo phương pháp khoa học chưa được áp dụng nhiều.

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), [11]: Muốn đạt được hiệu quả trong công tác chọn tạo giống cam mới chúng ta cần xác định phương hướng và tìm ra phương pháp thích hợp.

Tuyển chọn các cây ưu tú có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, phầm chất tốt từ những giống tốt ở địa phương, xác định gốc ghép thích hợp cho các giống, các dòng đã tuyển chọn. Liên tục kiểm tra sâu bệnh hại đặc biệt là bệnh Greening và tristeza bằng phương pháp phân tích, giám định mẫu.

Tiêu chuẩn để trồng được cam, quýt trước tiên phải đảm bảo không có nguồn bệnh greening, không có rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, rệp muội và các đối tượng sâu ăn lá khác. Do đó việc ứng dụng công nghệ sinh học vi ghép đỉnh sinh trưởng để nhân giống tạo ra các cây ưu tú sạch bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất [1].

Việc sử dụng các nguồn vật liệu là các giống nhập nội cũng rất cần thiết trong chọn giống cam quýt. Các giống nhập nội có thể sử dụng làm vật liệu để lai tạo các dạng hình phôi tâm mới, hoặc nghiên cứu thử nghiệm và khu vực hoá ngay cùng với các gốc ghép thích hợp.

Theo sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miên Nam, các Trung tâm cây ăn quả trên cả nước cần có một hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống sản xuất và bảo tồn giống cây ăn quả có múi sạch bệnh để làm cây ưu tú cho địa phương [1].

Trên cơ sở những vật liệu có sẵn trong nước, tiến hành lai tạo và chọn lọc các dòng cây phôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, mã quả đẹp thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ 2 tại huyện hàm yên- tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)