Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội [11]

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 37)

3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Sầm Sơn là thị xã ven biển, có lợi thế phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, ngồi ra cịn có các ngành kinh tế khác như: tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, nhất là vận tải biển, nghề xây dựng và nông nghiệp. Từ năm 1991 đến nay qua các kỳ đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XI, XII, XIII, XIV và XV đã xác định cơ cấu ngành kinh tế chung là: Dịch vụ du lịch – Nông nghiệp – Công nghiệp và Xây dựng. Trong đó, dịch vụ du lịch và nghề cá là hai ngành trọng yếu của địa phương.

Theo số liệu thống kê của UBND thị xã Sầm Sơn, kết quả hoạt động kinh tế của thị xã Sầm Sơn trong các năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3. 2 Cơ cấu kinh tế thị xã Sầm Sơn

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Cơ cấu % Giá trị Cơ cấu % Giá trị Cơ cấu % Tổng 1.288 100.00 1.500 100.00 1.968 100.00 1. Dịch vụ 915 71,04 1070 71,33 1.414 71,85 Du lịch 5535 58,47 620 57,94 835 71,85 Dịch vụ khác 380 41,53 450 42,06 579 40,95 2. Nông, lâm, ngư nghiệp 219 17,00 246 16,40 317 16,11 Ngư nghiệp 197 89,95 223 90,65 287 90,54 Nông, lâm nghiệp 22 10,05 23 9,35 30 9,46 3. Công nghiệp - xây dựng 154 11,96 184 12,27 237 12,04 Công nghiệp, TTCN 106 68,83 125 67.93 161 67,93 Xây dựng 48 31,17 59 32,07 76 32,07

( Nguồn : Phòng thống kê thị xã Sầm Sơn ) Thông qua số liệu về cơ cấu kinh tế của thị xã Sầm Sơn từ năm 2013 – 2015 cho thấy:

24

+ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của thị xã có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Taọ ra nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh và tạo ra nhiều việc làm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

+ Do diện tích đất canh tác hẹp nên nông nghiệp, lâm nghiệp không phát triển, sản lượng lương thực thấp, hằng năm chỉ đạt trên dưới 2.000 tấn. Riêng ngư nghiệp có bước phát triển khá, nhận được sự quan tâm đầu tư nhiều trong việc mua sắm tàu khai thác hải sản.

+ Công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, chủ yếu sản xuất mộc dân dụng, hàng lưu niệm, và hàng xuất khẩu như đồ mỹ nghệ, mây tre đan, thêu ren nghệ thuât…

+ Giao thông vận tải, xây dựng đủ năng lực vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách, đặc biệt là vận tải biển, thị xã có những đội tàu đi đến các nước Bắc Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nghề xây dựng phát triển mạnh, ln ra ngồi thị xã thi cơng có nhiều cơng trình lớn, có uy tín.

3.2.2 Dân số

Năm 2009 tổng dân số của Sầm Sơn là 62.050 người( năm 2010 ước khoảng 62.550 người) chiếm gần 1,7% dân số tồn tỉnh Thanh Hóa. Mật độ dân số bình qn 3.496 người/km2, cao gấp 10 lần mức trung bình của tỉnh (khoảng 340 người/km2). Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số của Sầm Sơn có xu hướng giảm dần từ 1,05% thời kỳ 2001 - 2005 xuống còn 0,92% thời kỳ 2006 - 2010, thấp hơn mức tăng dân số trung bình của tỉnh (1,01%). Nguyên nhân chính là do công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, mặt khác do có sự di chuyển của một bộ phận lao động của thị xã đi làm ăn, sinh sống ở các địa phương khác.

25

Bảng 3. 3 Dân số và lao động thị xã Sầm Sơn dự kiến năm 2020

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020

1 Tổng dân số 59.749 62.550 66.394 73.306

Tốc độ tăng DS ( %/n) 1.05 0.92 1.2 2.0

Trong đó: Tăng tự nhiên 1.05 0.92 0.85 0.8

DS phi nông nghiệp 30.591 38.969 48.136 61.724

% so với tổng DS 51.2 62.3 72.5 84.2

DS NL nghiệp và TS 29.158 23.581 18.258 11.582

% so với tổng DS 48.8 37.7 27.5 15.8

2. DS trong độ tuổi LĐ 34.953 38.593 43.422 49.995

% so với tổng DS 58.5 61.7 65.4 68.2

(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND thị xã Sầm Sơn) - Về phân bố dân cư: Sầm Sơn là một đô thị du lịch nên phần lớn dân cư tập trung tại 3 phường Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn chiếm trên 53% tổng dân số cao hơn nhiều so với tỉ lệ dân số thành thị (9,8%) và cả nước (27%).

3.2.3 Văn hóa

Sầm Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh. Nơi đây cũng là vùng đất huyền thoại có lịch sử truyền thống lịch sử lâu đời giàu bản sắc văn hóa với nhiều di tích lịch sử. Với 35 di tích văn hóa tâm linh, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở khu du lịch, mỗi điểm lại gắn với một sự tích, một câu chuyện huyền thoại, khiến cho Sầm Sơn không chỉ nổi bật bởi vẻ đẹp của thiên nhiên biển cả mà còn được nhiều người biết đến bởi bề dày lịch sử và sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần. Để khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch từ các điểm di tích văn hóa, các danh thắng trên địa bàn, chính quyền thành phố Sầm Sơn đã đẩy mạnh tổ chức nhiều lễ hội với các trò chơi, hội thi hấp dẫn dành cho đông đảo nhân dân và du khách như: Kéo co, cờ tướng, cờ thẻ.... Đặc biệt, năm nay, các hoạt động mới lạ mang tên: Lễ hội Tình u - Hịn Trống Mái, lễ hội Carnival đường phố Sầm Sơn 2019… lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút đông đảo du khách khắp nơi về với thành phố biển. Với những nỗ lực của các cấp chính

26

quyền trong việc khai thác các giá trị văn hóa lịch sử từ các điểm di tích cùng sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, đa dạng các dịch vụ nghỉ dưỡng, thành phố Sầm Sơn trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những con số ấn tượng, 4,3 triệu lượt khách trong năm 2018 và 730.000 người đến với Sầm Sơn trong dịp nghỉ lễ 30 – 4, 1 – 5 vừa qua (tăng trên 30% so với cùng kì năm ngối) đã hứa hẹn cho sự phát triển vượt bậc về du lịch nơi thành phố trẻ giàu tiềm năng này.

3.2.4 Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo từng bước được nâng lên rõ rệt. Ngành giáo dục và đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2018- 2019, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; triển khai thực hiện đúng, đủ chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quy mô trường lớp phát triển ổn định đáp ứng nhu cầu hoạch tập của nhân dân; Chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực. Số học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ngày cầng tăng hàng năm đạt bình quân 25%, năm sau cao hơn năm trước, thi tốt nghiệp THCS đạt 99,2%, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; thi học sinh giỏi các mơn văn hóa lớp 9 đạt 41 giải, xếp thứ 13 tồn tỉnh.

3.2.5 An ninh- quốc phịng

Trên địa bàn thành phố có Đồn Biên phịng Sầm Sơn và Hải đội 2 Biên phịng đóng qn, trong nhiều năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp TP Sầm Sơn luôn chú trọng công tác tuyên truyền và làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Để phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, trong công tác vận động quần chúng nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể TP Sầm Sơn đã phối hợp với lực lượng bộ đội biên phịng (BĐBP) đóng qn trên địa bàn tổ chức tuyên truyền quần chúng nhân dân thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Cùng với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị 01/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ

27

chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn đã phối hợp với Đồn Biên phòng Sầm Sơn triển khai thực hiện tại các xã, phường để thành lập 83 tổ tự quản an ninh trật tự thôn, khu phố với 407 thành viên; 105 tổ tàu thuyền an toàn với 1.826 tàu thuyền và 6.901 thành viên đăng ký tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển; 22 tổ tự quản an ninh trật tự bến bãi với 105 thành viên

28

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)