Tình hình thu gom, vận chuyển

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 43 - 45)

4.2. Thực trạng công tác quản lý rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn

4.2.3 Tình hình thu gom, vận chuyển

Hình thức thu gom RTN tại thị xã Sầm Sơn: hiện nay thị xã chưa có phân loại rác thải tại nguồn nên hình thức thu gom vẫn là thu gom chung tất cả các loại chất thải, chưa thu gom RTN riêng. Hầu như các hộ gia đình sống ven bãi biển đều bỏ rác vào bao nilon hoặc vào các thùng rác đã được bố trí sẵn sau đó đội ngũ thu gom sẽ tới thu gom và mang đến điểm tập kết rác. Toàn bộ rác thải của thị xã được Công ty môi trường và dịch vụ Sầm Sơn đảm nhiệm vận chuyển về bãi rác của thị xã để xử lý.

Đối với loại rác thải nhựa có thể tái chế một số nhà hàng, gia đình cịn tận dụng bán lại cho người thu mua đồng nát nhưng vẫn có một số hộ thải bỏ hết vào thùng rác

Hình 4. 2 Sơ đồ quy trình thu gom rác thải

Việc thu phí sẽ để công nhân VSMT thu gom trên các tuyến đường phố chịu trách nhiệm. Phí vệ sinh sau khi thu về sẽ giữ lại 60% dùng để chi trả một phần cho

35

công tác thu gom, cịn lại sẽ nộp cho Cơng ty mơi trường và dịch vụ Sầm Sơn để công ty chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý rác thải.

Bảng 4. 6 Mức thu lệ phí thu gom rác

Đơn vị: Đồng/hộ/tháng

Đối tượng đóng phí Mức thu

Hộ khơng kinh doanh dịch vụ 12.000

Hàng thực phẩm tươi sống, bán gia súc,

gia cầm 15.000

Hàng tạp hóa 18.000

Hàng ăn uống 22.000

Hộ kinh doanh thuế môn bài bậc 1,2,3 80.000

Hộ kinh doanh thuế môn bài bậc 4 60.000

Hộ kinh doanh thuế môn bài bậc 5,6 35.000

Nguồn: Công ty môi trường và dịch vụ Sầm Sơn

Bảng 4. 7 Đánh giá của khách du lịch và các hộ gia đình về việc thu gom rác thải nhựa tại khu du lịch biển Sầm Sơn

Kết quả đánh giá

Mức độ đánh giá

Hợp lý Không hợp lý Không rõ

Người dân Số người đánh giá 1 13 6

Tỉ lệ(%) 5 65 30 Khách du lịch Số người đánh giá 3 8 9 Tỉ lệ(%) 15 40 45 Trung bình Tỉ lệ 10% 52.5% 37.5% (Nguyễn Thị Tuyến, 2020) Khi được hỏi về đánh giá hiệu quả thu gom rác tại khu du lịch biển Sầm Sơn thì đánh giá chung của khách du lịch và hộ gia đình cho thấy 52.5% số phiếu đánh giá cho là thu gom không hợp lý, 37.5% số ý kiến khơng rõ là nó có hợp lý hay khơng và chỉ 10% cho rằng nó hợp lý. Các khách du lịch cho biết, hàng ngày vào 2 lần sáng và chiều tối đều có người đi thu gom rác tại bãi biển, tuy nhiên số lượng cơng nhân thu gom rác cịn hạn chế và chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Với những khách du lịch có ý kiến đánh giá khơng hợp lý, lý do họ đưa ra là dù có người thu gom tuy nhiên vào mùa cao điểm, số lượng rác thải nhựa ở bờ biển vẫn rất nhiều, hơn nữa một vài cơng nhân thu gom rác có thái độ làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm. Theo điều tra cán bộ nhân

36

viên thì những ngày cao điểm, trên các tuyến phố của khu du lịch Sầm Sơn, Công ty môi trường và dịch vụ Sầm Sơn đã bố trí khoảng từ 35 - 45 công nhân chuyên làm nhiệm vụ quét dọn, thu gom rác trên các tuyến phố chính của khu du lịch và với tần suất trung bình là 4 lần /ngày. Những ngày bình thường trong khu du lịch có khoảng 15 người chuyên làm nhiệm vụ chính là thu gom rác.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 43 - 45)