Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải nhựa của thị xã Sầm Sơn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51)

4.4.1 Phân loại chất thải ngay tại nguồn

Rác thải nhựa có khả năng tái chế, do đó cần được phân loại riêng từ trong mỗi gia đình và ở các thùng rác cơng cộng để dễ thu gom và tái chế.

43

Từ các khu dân cư, khu kinh doanh, dịch vụ rác thải cần được chứa vào các thùng khác nhau: một thùng đựng rác thải nhựa, một thùng đựng rác hữu cơ dễ phân hủy, một thùng chứa rác thải vơ cơ khó phân hủy, và một thùng chứa rác thải độc hại như pin, ắc quy, bóng đèn hỏng...

Đối với các khu vui chơi giải trí, các khu dịch vụ cơng cộng thì sẽ phải bố trí thiết kế các thùng rác công cộng tạo cho mọi người thói quen vứt rác đúng nơi quy định

Đối với khu vực ngồi bãi biển: Sẽ bố trí các thùng rác phân loại với màu sắc khác nhau ngăn để rác thải nhựa riêng để mọi người tự giác vứt rác vào nơi quy định. Sau đó cuối ngày các cơng nhân thu gom lại vận chuyển đến nơi tập kết rác.

Lắp đặt các máy tự động đổi vỏ lon, vỏ chai nhựa lấy các dịch vụ ở các nơi công cộng đông người qua lại

Nhằm thực hiện chủ trương đó thì phải có chính sách, kế hoạch tun truyền và hướng dẫn cụ thể đến từng người dân. Các thùng rác hai bên lề đường cũng cần phải thiết kế các ngăn đựng rác thải riêng định hướng cho người dân cách phân loại. Cùng với đó thì cũng nên tái chế hay tái sử dụng rác thải nhựa nhằm thực hiện chủ trương “Coi rác thải là một nguồn tài ngun”. Ngồi ra, Nhà nước cũng nên khuyến khích việc thành lập các cơng ty tư nhân có vai trị thu gom, xử lý và tái chế rác thải thông qua các chính sách ưu đãi về vay vốn và thuế góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên, mang lại lợi ích cho chính phủ nguồn thải từ việc vận dụng phế liệu tái chế giảm thiểu nhiễm môi trường.

Tuy nhiên cần phải giám sát và hướng dẫn cụ thể về cách thức phân loại đến từng hộ gia đình, cần tạo thói quen cho từng người dân khi vứt bỏ rác. Việc phát thùng rác đến từng hộ gia đình nên thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để giúp các hộ gia đình quen dần với cách thức phân loại này.

Và tại các cuộc họp định kì tổ chức khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt việc phân loại rác và khiển trách các cá nhân, tổ chức thực hiện chưa tốt.

4.4.2 Giải pháp thu gom và vận chuyển RTN tại thị xã Sầm Sơn

Phương pháp thu gom đối với các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng dịch vụ ăn uống sẽ dùng phương pháp thu gom tại các thùng rác đã được phân loại. Các cơ sở kinh doanh này hầu như phát sinh rất nhiều rác thải nhựa từ các hộp cơm, chai nước,

44

thìa nhựa, vỏ hộp sữa,...hàng ngày các cơ sở này sẽ phân loại rác thức ăn thừa riêng và các chất thải từ nhựa riêng mang rác ra thùng rác ở cổng nhà đúng thời gian quy định. Công nhân thu gom rác đi đến thu gom theo lịch đã định đổ vào xe thu gom của mình và mang đến điểm tập kết lưu động. Và các xe thu gom và vận chuyển rác cũng cần có các thùng rác chuyên biệt đựng các loại rác mà các hộ đã phân loại.

4.4.3 Giải pháp về tổ chức quản lý

Với dự báo lượng rác thải phát sinh trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu

cấp bách trong công tác quản lý rác thải tại khu du lịch biển Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn, chính vì vậy cần có những biện pháp quản lý thích hợp.

Hiện nay hệ thống thu gom rác trên địa bàn cịn chưa hồn thiện vì vậy cơng tác quản lý cịn gặp nhiều khó khăn nên cần phải nâng cao hiệu quả thu gom hơn nữa. Cần phải quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống thu gom rác trên toàn thị xã hàng ngày theo đúng quy định thu gom và vận chuyển đến nơi tập kết quy định. Nhắc nhở thường xuyên, lập biên bản các trường hợp xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định

Người dân cũng phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho đội thu gom rác, cố gắng phân loại rác thải ngay tại nguồn. Trong sinh hoạt, buôn bán, du lịch hàng ngày hạn chế sử dụng đồ nhựa.

Đối với UBND tạo mọi điều kiện có thể cho đội thu gom rác. Chịu trách nhiệm xử lý những trường hợp vi phạm trong quá trình hoạt động thu gom rác. Thành lập ban quản lý bãi rác để kiểm soát sự hoạt động của bãi rác

Trách nhiệm của cơng ty thu gom nên có những biện pháp và phương án thu gom một cách hiệu quả RTN trong khu vực

4.4.4 Giải pháp tuyên truyền

4.4.4.1 Thiết kế một chương trình truyền thơng

Đối tượng: Người dân và khách du lịch

Tên chương trình “ Hãy cùng chung tay hành động bảo vệ Sầm Sơn khỏi ô nhiễm rác thải nhựa”

Mục đích: Tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đơn vị, cộng đồng dân cư, khách du lịch, doanh nghiệp cùng chung tay hành động để làm cho bãi biển Sầm Sơn sáng, trong, sạch, đẹp. Ngồi ra khơng chỉ cung cấp kiến thức về các vấn đề xoay quanh rác thải nhựa mà cịn là góc nhìn đa chiều về các giải pháp tái chế rác thải nhựa hiện nay

45

Tuyên truyền về tác hại của sản phẩm nhựa đến sức khỏe, tác hại của rác thải nhựa tới mơi trường sống. Khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với mơi trường; khuyến khích áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy, đặc biệt là các sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Thời gian: Vào ngày chủ nhật hàng tuần Buổi sáng: 7h45; Buổi chiều: 13h45 Địa điểm: TP biển Sầm Sơn, Thanh Hóa

Chuẩn bị: Tờ rơi để phát ở các khu phố du lịch, các bãi tắm và nhắc nhở mọi người đọc xong nên bỏ đúng nơi quy định khơng vứt bừa bãi

Hình 4. 8 Hình ảnh thiết kế tờ rơi

Nội dung chương trình: Lồng ghép phát động các chủ đề về: tác hại của các sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy đối với môi trường và sức khỏe; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon; thu gom rác thải nhựa, túi nilon khó phân hủy, khơng sử dụng các loại nước uống đóng chai nhựa, các ly, cốc, ống hút bằng nhựa

Sau khi thực hiện chương trình truyền thơng trên, sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả của chương trình.

4.4.4.2 Giải pháp tuyên truyền giáo dục môi trường

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên biển, đảo, thân thiện với môi trường, đặc biệt với khách du lịch, không sử dụng đồ

46

nhựa. Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon khi đi chợ, siêu thị cũng như khi gói hàng. Thay vào đó là sử dụng các túi xách, làn, giỏ... làm từ vật liệu thân thiện hơn với môi trường. Nâng cao nhận thức người dân về phân loại rác tại nguồn để áp dụng các phương pháp hiệu quả. Như vậy lượng rác thải giảm đi đáng kể.

Để làm tốt công tác tuyên truyền cần phải xây dựng mạng lưới tuyên truyền giáo dục môi trường từ cấp học mầm non cho đến phổ thơng trung học. Vì sự nhận thức của cộng đồng là công cụ hàng đầu để BVMT.

Xã hội hóa cơng tác mơi trường: Huy động tồn bộ lực lượng các tổ chức đoàn thể như: thanh niên, hội phụ nữ, hội nơng dân, hội cựu chiến binh và tồn thể nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia vào chương trình chung tay hành động chống rác thải nhựa .

Để “nói khơng với rác thải nhựa” khơng cịn là một phong trào mà trở thành nếp sống quen thuộc của người dân thì cần phải nâng cao nhận thức của người dân thông qua các các việc làm cụ thể thiết thực của nhiều hộ gia đình đang cư trú tại thị xã Sầm Sơn như vợ chồng chị Lan đã đan các giỏ, túi xách từ các phế liệu bỏ đi. Phát động nhiều phong trào điển hình như “Chung tay vì mơi trường biển khơng rác thải nhựa”, “ Nhà nhà hạn chế rác thải nhựa, người người phịng chống ơ nhiễm rác thải nhựa, xã hội tiến đến nói khơng với rác thải nhựa”

Tận dụng triệt để internet, sử dụng có hiệu quả truyền thông xã hội trong truyền tải các thông điệp liên quan đến chống rác thải nhựa. Cần đa dạng hóa, tận dụng mọi kênh truyền thơng xã hội: Facebook, Zalo, Youtube, Instagram … Bởi truyền thông xã hội mang tính đa phương tiện lan tỏa kết nối rất nhanh, dễ tương tác, chia sẻ, kết nối. Chi phí cho truyền thơng xã hội khơng q đắt đỏ. Mặt khác, đây là loại hình truyền thơng mới, cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, nhất là Internet và các dịng điện thoại thơng minh đang tạo ra bước đột phá mới làm thay đổi nội dung, hình thức cũng như phương thức truyền thơng

Thường xuyên tuyên truyền về tác hại do rác thải nhựa gây ra cho môi trường và sức khỏe con người thông qua đài phát thanh, loa tuyên truyền.

Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục hướng đến là tất cả các tầng lớp, các tổ chức đoàn thể: từ học sinh, thanh niên đến người dân,... Đối với vấn đề mơi trường nói chung và RTN nói riêng thì việc nâng cao ý thức của người dân là việc làm rất quan trọng, nó quyết định vấn đề mơi trường sống cịn vì để có mơi trường trong sạch thì khơng chỉ cố gắng của một vài người mà có sự quan tâm của tồn xã hội thì mới có thể thực hiện được. Giáo dục học sinh ngay từ trên nhà trường từ nhỏ và cha mẹ, người lớn phải làm gương.

47

Hình 4.11 Thay thế ống hút

Nâng cao nhận thức người dân một cách đồng loạt, tạo bước đi mới trong công tác quản lý rác thải trên địa bàn thị xã. Đối với vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung và rác thải nhựa nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ mơi trường sống bởi để có được mơi trường trong sạch thì khơng chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của tồn xã hội thì mới có thể thực hiện được. Dưới đây là một số hình ảnh tuyên truyền:

4.4.5 Giải pháp về tài chính

Các cấp chính quyền địa phương, cơng ty thu gom rác thải cần có đầu tư kinh phí để mua sắm bảo hộ và các trang thiết theo đúng tiêu chuẩn để phục vụ công tác thu gom quản lý rác thải để đảm bảo công tác đạt hiệu quả cao nhất.

Trong khu du lịch biển cần đầu tư kinh phí để thiết kế và xây dựng các thùng chứa rác công cộng sao cho không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của bãi biển và hạn chế việc vứt rác bừa bãi của khách du lịch.

Đầu tư tài chính cơng nghệ xử lý RTN để hạn chế việc ơ nhiễm mơi trường

Hình 4.10 Khơng dùng đồ nhựa 1 lần Hình 4.9 Sử dụng bình nước cá nhân Hình 4.9 Sử dụng bình nước cá nhân

48

4.4.6 Giải pháp về cơ chế chính sách, luật pháp

Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường biển; vận động chính quyền địa phương đẩy mạnh hệ thống chế tài xử lý vi phạm về quản lý rác thải nhựa; tăng cường triển khai các giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nhựa; xử lý nghiêm đối với các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ TN&MT về quản lý chất thải nguy hại; xây dựng quy trình phân loại và thu gom phế thải nhựa có thể tái chế và triển khai hình thức dán nhãn mác đối với các vật liệu để xác định khả năng tái chế rác thải nhựa[4]

Các cán bộ địa phương phải thường xuyên kiểm tra, đơn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải; giữ gìn vệ sinh mơi trường tại khu dân cư và nơi công cộng; xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

Các văn bản pháp luật của nhà nước cần phải hiểu rõ và truyền tải đến nhân dân một cách đúng và hiệu quả qua: Truyền thanh loa đài, các hoạt đồng đoàn thể và các kỳ họp của thôn, xã bằng cách lồng ghép, tạo hứng thú cho người nghe để hiệu quả tốt nhất.

Tổ chức cho cán bộ và nhân viên môi trường để nâng cao trình độ chun mơn, khả năng quản lý. Tập huấn cho đội ngũ thu gom rác về kĩ thuật thu gom, phân loại rác thải, có trách nhiệm với cơng việc của mình.

Quy chế mơi trường của xã cần phải có sự răn đe kết hợp với hình phạt kinh tế thỏa đáng. Đưa ra được các biện pháp và hình thức xử phạt cụ thể, rõ ràng cho các trường hợp vi phạm quy chế về: Đổ rác không đúng nơi quy định,.. Tổ chức kiểm tra thu gom, vận chuyển của tổ chức chịu trách nhiệm và cụ thể để xử lý hành vi vi phạm theo Luật bảo vệ môi trường...

49

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài đưa ra được một số kết luận như sau:

Nguồn phát sinh RTN phát sinh từ các hộ gia đình, khách du lịch và nhà hàng, khách sạn ven biển. Lượng RTN phát sinh ngày càng lớn do lượng khách du lịch đến đây tăng cao, đặc biệt vào các ngày nghỉ và mùa du lịch trong năm. Lượng CTR phát sinh trong một ngày là 8,88 tấn/ngày, chiếm 0,88% lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn.

Hiện nay, chưa có hoạt động phân loại rác ngay tại nguồn. RTN và các loại rác thải khác được thải bỏ chung vào một thùng chứa rác, sau đó được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Toàn bộ rác thải của thị xã Sầm Sơn được Công ty môi trường và dịch vụ Sầm Sơn đảm nhiệm vận chuyển về bãi rác của thị xã để xử lý. Hệ thống thiết bị cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải còn thiếu, cũ và xuống cấp. Bãi chôn lấp rác hiện nay đã quá tải. Nghiêm trọng hơn là lượng RTN sẽ tồn lưu trong bãi chôn lấp nhiều năm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Các thùng rác trên các tuyến đường khu dân cư ven biển còn thưa thớt, đặc biệt bố trí các thùng rác ngồi khu bãi biển cịn hạn chế. Tình trạng người dân và khách du lịch vứt rác bừa bãi cịn nhiều. Q trình xử lý rác chưa triệt để, nước rỉ rác còn nhiều gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Nguyên nhân chủ yếu khiến việc quản lý RTN chưa hiệu quả là do: nhận thức, ý thức của đa số người dân và du khách còn hạn chế; do thói quan vứt rác bừa bãi và chưa phân loại của đa số khách du lịch và người dân; việc bố trí các thùng rác và thu hoạt gom rác chưa thực sự hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và du khách phân loại rác; công tác xử lý RTN chưa hiệu quả.

Các giải pháp chính được đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTN và giảm lượng RTN ở địa phương như: Giải pháp về phân loại chất thải tại nguồn; Tăng tần suất thu gom, vận chuyển rác; Đầu tư tài chính và cơng nghệ xử lí RTN; Đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)