Hiện trạng xử lý RTN

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

4.2. Thực trạng công tác quản lý rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn

4.2.4 Hiện trạng xử lý RTN

Trên địa bàn thị xã, Công ty môi trường và dịch vụ Sầm Sơn là đơn vị chủ công trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Về xử lý, hiện RTN được thu gom và xử lý chung với các loại chất thải rắn khác và được mang đến bãi rác ở phường Bắc Sơn với diện tích 2.7 ha, cơng suất thiết kế 50m3/ngày đêm (tương đương 25 tấn rác/ ngày đêm). Đây là bãi rác tập trung duy nhất của Sầm Sơn. Rác ở đây không được phân loại, tiêu huỷ công nghiệp mà chủ yếu được thu gom, tập kết về sau đó dùng máy móc chơn lấp hoặc để phân huỷ tự nhiên. Theo ý kiến của các nhà chuyên môn, việc xử lý rác thải tại các bãi rác hiện nay chưa bảo đảm quy định, dẫn đến các bãi rác đều trong tình trạng ơ nhiễm, q tải ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân nơi đây. Do bãi rác quả tải nên công nhân trung chuyển bất đắc dĩ vẫn phải đổ tràn rác ra cả đường đi nội bộ trong bãi.

37

Với hiện trạng xử lý như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến môi trường rất lớn. Khi rác thải nhựa và thức ăn thừa được đốt chung sẽ sản sinh ra chất dioxin và furan - hai loại hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Nó có thể phá hủy tầng zone và có tác hại như hiệu ứng nhà kính. Ở đây người dân vẫn thản nhiên đốt rác trong đó có chứa rất nhiều rác thải nhựa.

Khơng những thế khi rác thải nhựa phân hủy thành các hạt vi nhựa đi vào môi trường nước làm ô nhiễm nguồn nước phá hủy tế bào của các sinh vật và con người. Khoảng 35% số phiếu phỏng vấn của người dân cho rằng hiện trạng môi trường sống hiện nay của địa phương đang bị ơ nhiễm, có 40% hộ gia đình khơng hài lịng với cách xử lý rác hiện tại của địa phương. Qua quá trình khảo sát cho thấy tại bãi rác này có rất nhiều túi nilon tràn lan chơn vùi với các loại rác thải khác. Và đường vào bãi rác thiết kế cổng ra vào có cơng nhân mơi trường chịu trách nhiệm trơng coi nên khơng có hiện tượng người dân vào thu lượm đồng nát.

Bảng 4. 8 Đánh giá của hộ gia đình về việc xử lý rác thải nhựa tại khu du lịch biển Sầm Sơn

Kết quả đánh giá Mức độ đánh giá

Hợp lý Không hợp lý Không rõ

Số người đánh giá 3 8 9

Tỉ lệ% 15 40 45

(Nguyễn Thị Tuyến, 2020)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)