Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí rác thải nhựa tại bãi biển

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50 - 51)

Công tác quản lý RTN cịn gặp nhiều khó khăn do ý thức của người dân về BVMT chưa cao. Đặc biệt là khu vực bãi biển hiện tượng khách du lịch đến đây và xả rác bừa bãi trên bãi biển làm ô nhiễm môi trường và mất mĩ quan. Dễ nhận thấy khó khăn trong quản lý, hạn chế sử dụng rác thải nhựa hiện nay là do:

Thứ nhất do cơng tác phân loại rác thải ngay tại nguồn cịn kém. Người dân cho rằng việc phân loại rác rất mất thời gian, phiền phức. Và hiện nay chưa có quy định nào cụ thể về việc phân loại rác nên người dân vẫn thải bỏ chung tất cả các loại rác

Thứ hai, do nhận thức và thói quen của người dân và du khách. Họ chỉ thực hiện khi được nhắc nhở, khơng có tính tự giác. Thấy người khác khơng làm thì mình cũng khơng làm. Họ khơng thấy được lợi ích của việc phân loại rác mang lại cho nên có thực hiện thì cũng chỉ làm cho có. Thói quen sử dụng đồ nhựa vẫn rất nhiều trong khi đó khu vực ngồi bãi biển chưa bố trí các thùng rác mà mới chỉ đặt trong các trục đường thói quen của khách du lịch là hay tiện tay thải bỏ chất thải cho nên rất khó kiểm sốt được. Các túi nilon, vỏ bánh kẹo, ống hút, vỏ hộp sữa tràn lan chơn vùi dưới cát cuốn theo sóng trơi ra biển

Thứ ba, do lượng khách du lịch đến đây rất đơng khó kiểm sốt. Năm 2019 ước tính khoảng 600.000 lượt khách. Phần đông các du khách đến đây vẫn thản nhiên vứt rác bừa bãi chưa có ý thức tự giác. Hơn nữa lượng rác thải nhựa vẫn còn tồn tại trong cộng đồng dân cư tương đối lớn việc thu gom không được triệt để, ý thức xả rác bừa bãi của người dân và khách du lịch còn kém nên lượng rác thải nhựa phát sinh ngày càng tăng.

Thứ tư, do rác thải tập trung tại bãi rác chưa có biện pháp xử lý hiện đại, dây chuyền. Vẫn cịn chơn lấp chung tất cả các loại rác thải. Ngoài ra, nguồn vốn cho công tác quản lý rác thải cịn thiếu, đội ngũ cơng nhân có trình độ chun mơn cịn ít, phí

42

thu gom được áp dụng chỉ đáp ứng phần nào kinh phí cho mục đích thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhựa. Nhà nước vẫn phải bao cấp lớn phần chi phí.

Thứ năm, cán bộ quản lý không nắm rõ bao lâu tuyên truyền cho người dân về vấn đề quản lý rác thải một lần. 55% số phiếu phỏng vấn cho rằng khơng nhìn thấy các hoạt động tuyên truyền phân loại RTN tại khu vực bãi biển. Với tần suất tuyên truyền thưa thớt như vậy thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao và khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người dân cũng không cao.

Thứ sáu, việc thu thuế mơi trường đối với túi nilon khó phân hủy cịn gặp nhiều khó khăn nếu tăng thuế đối với các sản phẩm bao gói, chứa đựng bằng nilon, nhựa, giá thành của túi nilon, hộp nhựa sẽ tăng, dẫn đến việc người dùng phải cân nhắc. Tuy nhiên, rủi ro vẫn có khi việc sử dụng túi, hộp nilon, nhựa đã trở thành một thói quen lâu dài, bền vững thì người ta vẫn sẵn sàng tiết giảm chi tiêu khác để sử dụng chúng với chi phí cao

Nhà nước cũng có một vài chính sách khuyến khích vào đơn vị đầu tư vào lĩnh vực tái chế tuy nhiên tính hiệu quả chưa cao vì chính sách chưa đồng bộ đầu vào, vì muốn tái chế được cần phải có đầu vào là rác được phân loại với số lượng lớn và chất lượng ổn định. Trong khi đó nước ta chưa làm tốt công tác phân loại. Những sản phẩm tái chế mới chỉ được thu gom bởi nhóm phi chính thức như ve chai, cơ sở tái chế vô cùng nhỏ lẻ chưa tạo được quy mô lớn để các doanh nghiệp cảm thấy thu hút cơ chế quản lý của chính quyền địa phương về vấn đề quản lý rác thải nhựa còn rất lỏng lẻo và hời hợt.

Như vậy, cơ chế quản lý của chính quyền địa phương vẫn cịn nhiều hạn chế trong công tác phối hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ với tổ VSMT trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải đúng nơi quy định. Vì vậy cần đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, đào tạo cho họ những kỹ năng về quản lý môi trường để nâng cao năng lực cho người quản lý về mơi trường, có như vậy thì việc quản lý rác thải ở khu du lịch biển Sầm Sơn mới đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)