2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
+ Số liệu về thực trạng rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng tại khu vực nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu vào tháng 2 đến tháng 4 năm 2020 trùng vào đợt nghỉ dịch Covid 19 nên bãi biển Sầm Sơn khơng tổ chức đón khách tham quan nên Khố luận khơng thể tiến hành xác định trực tiếp lượng RTN tại bãi biển Sầm Sơn. Để đáp ứng được nội dung và mục tiêu nghiên cứu, Khoá luận đã kế thừa số liệu về khối lượng và thành phần rác thải nói chung và RTN tại khu vực nghiên cứu do Công ty môi trường và dịch vụ Sầm Sơn cung cấp.
+ Tài liệu về hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
+ Các tài liệu thu thập thông qua các cơ quan của ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa số liệu thu gom, phân loại và xử lý chất thải
+ Các tài liệu khác có liên quan (sách, giáo trình, báo chí, luật mơi trường, luận văn tốt nghiệp, thông tin điện tử trên mạng internet...).
+ Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến cơng tác quản lý, xử lý rác thải nhựa.
17
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Để tài tiến hành khảo sát trực tiếp tại khu vực nghiên cứu để tìm hiểu về hiện trạng rác thải và RTN bao gồm:
Nơi tập kết rác thải: số lượng, diện tích, khơng gian điểm tập kết rác Khoảng cách giữa các điểm tập kết rác
Loại thùng rác (có ngăn để phân loại rác hay khơng), số lượng thùng rác Loại xe thu gom rác, chất lượng của xe
Tần suất thu gom, vận chuyển
Công tác bảo hộ lao động của nhân viên thu gom Xe vận chuyển rác thải
- Để thuận tiện trong quá trình khảo sát, đề tài tiến hành điều tra theo tuyến trục đường Hồ Xuân Hương.
Tuyến 1 dọc đường từ Bãi A đến bãi B Tuyến 2 dọc đường từ bãi B đến bãi C Tuyến 3 dọc đường từ bãi C đến bãi D
2.4.3. Phương pháp phiếu điều tra
- Đối tượng điều tra: Người dân địa phương sống ven biển, khách du lịch và cán bộ nhân viên tại thị xã Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa
- Số lượng phiếu điều tra: tổng số 50 phiếu, trong đó:
+ 20 phiếu điều tra hộ gia đình + 20 phiếu điều tra khách du lịch
+ 10 phiếu điều tra dành cho cán bộ nhân viên quản lý môi trường và khu du lịch. - Nội dung phiếu điều tra: Lập bảng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của
người dân, khách du lịch và nhân viên quản lý tại bãi biển Sầm Sơn về các nội dung như:
+ Hoạt động giảm thiểu RTN + Tần suất thu gom rác thải + Phân loại rác tại nguồn
+ Hoạt động thu gom, tập kết, xử lý rác thải và RTN của địa phương + Việc nộp lệ phí thu gom chất thải
18
+ Ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường và RTN
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về quản lý chất thải, RTN + Nhận xét về cơng tác quản lý mơi trường của chính quyền địa phương + Đề xuất giải pháp quản lý RTN
Các câu hỏi chi tiết của các phiếu điều tra được thể hiện trong phần phụ lục 01, 02, 03
19
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên [17]
3.1.1 Vi trí địa lý
Thị xã Sầm Sơn nằm ở phía đơng tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 16 km
- Phía bắc giáp huyện Hoằng Hóa ( ranh giới là sơng Mã)
- Phía Tây và phía Nam giáp huyện Quảng Xương( cách sơng Đơ) - Phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ
3.1.2 Địa hình
Địa hình ở Sầm Sơn chia thành 4 vùng rõ rệt:
- Vùng triều ngập mặn: gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ cống Trường Lệ đến sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cư. Đây là vùng đất trũng, cốt trung bình từ 0,5 - 1,5 mét. Từ khi đắp đập Trường Lệ vùng đất trũng bên bờ sông Đơ đang được ngọt hoá dần. Hiện nay vùng này đang trồng lúa năng suất thấp, nuôi trồng hải sản, trồng sen...
20
- Vùng cồn cát cao: gồm khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam Sông Mã. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang Tây khoảng 1,5 - 2%, cốt trung bình từ 2,5 - 4,5 mét, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm hành chính và các khu dân cư, diện tích khoảng 700 ha.
- Vùng ven biển: gồm khu vực phía Đơng đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến hết địa phận xã Quảng Cư. Đây là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 - 5%), diện tích khoảng 150 ha, rộng 200 mét.
- Vùng núi. Bao gồm toàn bộ núi Trường Lệ, nằm sát biển, độ cao trung bình khoảng 50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía biển tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ, rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Ngoài ra ở đây cịn có những bãi cỏ rộng và những sườn thoải phù hợp cho du lịch cắm trại, vui chơi giải trí...
Nền địa chất của Sầm Sơn khá tốt, cường độ chịu tải của đất cao, đạt từ 1 - 2 kg/cm2, riêng khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2 kg/cm2, rất tốt cho xây dựng các cơng trình.
3.1.3 Điều kiện khí hậu
Thị Xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đơng lạnh ít mưa
Nhiệt độ: Sầm Sơn có nhiệt độ tương đối cao, trung bình hằng năm khoảng 23
oC, nhiệt độ trung bình mùa hè ( tháng 5 - 9) là 25 oC, tháng nóng nhất lên đến 40 oC, nhiệt độ trung bình mùa đơng (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) là 20 oC, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5 oC
Chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đơng Bắc thường xuất hiện vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), bình qn mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đơng Bắc mang theo khơng khí lạnh, làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10 oC so với nhiệt độ trung bình năm. Về mùa hè (từ tháng 3 - 11) gió thịnh hành là Đông Nam mang theo hơi nước gây mưa nhiều. Riêng đầu mùa hè thường xuất hiện gió Tây khơ nóng (gió Lào) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
21
Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 11) tập trung tới 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, lượng mưa có năm lên tới gần 900 mm. Ngồi ra trong mùa này thường có giơng, bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ.
Chế độ thủy triều: Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều. Về mùa hè thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14 - 16 giờ chiều; mùa đơng thì ngược lại xuống lúc 6 - 9 giờ là lên lúc 14 - 16 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 1,2 - 1,6 mét, cao nhất đạt 2 - 2,5 mét. Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển
3.1.4 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn Sầm Sơn có 02 sơng chính chảy qua là sông Mã và sông Đơ; tổng lưu lượng dịng chảy trung bình khoảng 14 tỷ m3/năm, trong đó lưu lượng dịng chảy chủ yếu là của sơng Mã, cịn sơng Đơ chỉ là một nhánh nhỏ có lưu lượng không đáng kể. Hiện nay việc khai thác nguồn nước mặt ở Sầm Sơn gặp nhiều khó khăn do nằm ở vùng cửa sông ven biển nước thường bị nhiễm mặn. Mặt khác nguồn nước phân bố không đều trong năm, mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) lưu lượng dòng chảy lớn, chiếm tới 78% tổng lượng nước cả năm, thường gây ngập úng; ngược lại vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5) lưu lượng dòng chảy nhỏ, chỉ chiếm khoảng 22% nên thường gây hạn hán... ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Nước ngầm tại khu vực Sầm Sơn khá phong phú nhưng chất lượng thấp. Mặt khác, thời gian qua do khai thác quá mức nên nguồn nước ngầm đang bị nhiễm mặn, đặc biệt các mạch sâu bị nhiễm mặn rất nặng, không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
3.1.5 Tài nguyên đất
Theo báo cáo biến động đất ngày 24/6/2010 của UBND thị xã Sầm Sơn, đất đang sử dụng của Sầm Sơn (gồm cả sông suối, mặt nước chuyên dùng) là 1.686,12 ha, chiếm 94,3% diện tích tự nhiên. Trong đó:
22
Tổng diện tích đất đất phi nông nghiệp là 903,9 ha, chiếm 50,5% diện tích tự nhiên tồn thị xã
Trong số đất nơng nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 421,8 ha, chiếm 23,6%; đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 201,02 ha, chiếm 11,24% và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 159,4 ha, chiếm 8,9% diện tích tự nhiên của thị xã.
Đất chưa sử dụng cịn 102,7 ha, chiếm 5,7% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất bằng (97,6 ha) phân bố ở khu vực ven sông Mã, sông Đơ.
Bảng 3. 1 Hiện trạng sử dụng đất
Chỉ tiêu 2005 2010 Tăng tuyệt
đối (ha) DT( ha) % DT(ha) % Tổng DT tự nhiên 1788.83 100.0 1788.83 100.0 0.0 1.Diện tích đã sử dụng 1685.07 94.2 1686.12 94.26 1.05 a, Đất nông nghiệp 833.42 46.59 782.24 43.73 -51.18 Đất SX nông nghiệp 466.25 26.06 421.81 23.58 -44.44 Đất SX lâm nghiệp 200.57 11.21 201.02 11.24 0.45 Mặt nước nuôi trồng TS 166.6 9.31 159.41 8.91 -7.19 b, Đất phi nông nghiệp 851.65 47.6 903.88 50.53 52.23
Đất ở 369.33 20.6 378.68 21.17 9.35 Đất chuyên dùng 290.18 16.2 313.71 17.54 23.53 Đất phi NN khác 192.14 10.7 211.49 11.82 19.35 2. Diện tích chưa SD 103.76 5.80 102.71 5.74 -1.05 Đất bằng chưa sử dụng 98.68 5.52 97.64 5.46 -1.04 Núi đá khơng có rừng 5.08 0.28 5.07 0.28 -0.01
Nguồn: Biến động đất theo mục đích sử dụng của UBND Tx. Sầm Sơn; ngày 24/6/2010
3.1.6 Tài nguyên rừng
Hiện tại thị xã Sầm Sơn có 201,02 ha rừng, trong đó hầu hết phân bố trên núi Trường Lệ và một phần rừng trồng ven biển. Rừng ở Sầm Sơn tuy không đem lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế nhưng có giá trị rất lớn về bảo vệ môi trường sinh thái như chắn gió bão, ngăn mặn xâm thực vào đất liền... và tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch.
23
3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội [11]
3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Sầm Sơn là thị xã ven biển, có lợi thế phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, ngoài ra cịn có các ngành kinh tế khác như: tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, nhất là vận tải biển, nghề xây dựng và nông nghiệp. Từ năm 1991 đến nay qua các kỳ đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XI, XII, XIII, XIV và XV đã xác định cơ cấu ngành kinh tế chung là: Dịch vụ du lịch – Nông nghiệp – Cơng nghiệp và Xây dựng. Trong đó, dịch vụ du lịch và nghề cá là hai ngành trọng yếu của địa phương.
Theo số liệu thống kê của UBND thị xã Sầm Sơn, kết quả hoạt động kinh tế của thị xã Sầm Sơn trong các năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3. 2 Cơ cấu kinh tế thị xã Sầm Sơn
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá trị Cơ cấu % Giá trị Cơ cấu % Giá trị Cơ cấu % Tổng 1.288 100.00 1.500 100.00 1.968 100.00 1. Dịch vụ 915 71,04 1070 71,33 1.414 71,85 Du lịch 5535 58,47 620 57,94 835 71,85 Dịch vụ khác 380 41,53 450 42,06 579 40,95 2. Nông, lâm, ngư nghiệp 219 17,00 246 16,40 317 16,11 Ngư nghiệp 197 89,95 223 90,65 287 90,54 Nông, lâm nghiệp 22 10,05 23 9,35 30 9,46 3. Công nghiệp - xây dựng 154 11,96 184 12,27 237 12,04 Công nghiệp, TTCN 106 68,83 125 67.93 161 67,93 Xây dựng 48 31,17 59 32,07 76 32,07
( Nguồn : Phòng thống kê thị xã Sầm Sơn ) Thông qua số liệu về cơ cấu kinh tế của thị xã Sầm Sơn từ năm 2013 – 2015 cho thấy:
24
+ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của thị xã có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Taọ ra nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh và tạo ra nhiều việc làm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
+ Do diện tích đất canh tác hẹp nên nông nghiệp, lâm nghiệp không phát triển, sản lượng lương thực thấp, hằng năm chỉ đạt trên dưới 2.000 tấn. Riêng ngư nghiệp có bước phát triển khá, nhận được sự quan tâm đầu tư nhiều trong việc mua sắm tàu khai thác hải sản.
+ Công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, chủ yếu sản xuất mộc dân dụng, hàng lưu niệm, và hàng xuất khẩu như đồ mỹ nghệ, mây tre đan, thêu ren nghệ thuât…
+ Giao thông vận tải, xây dựng đủ năng lực vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách, đặc biệt là vận tải biển, thị xã có những đội tàu đi đến các nước Bắc Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nghề xây dựng phát triển mạnh, ln ra ngồi thị xã thi cơng có nhiều cơng trình lớn, có uy tín.
3.2.2 Dân số
Năm 2009 tổng dân số của Sầm Sơn là 62.050 người( năm 2010 ước khoảng 62.550 người) chiếm gần 1,7% dân số tồn tỉnh Thanh Hóa. Mật độ dân số bình qn 3.496 người/km2, cao gấp 10 lần mức trung bình của tỉnh (khoảng 340 người/km2). Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số của Sầm Sơn có xu hướng giảm dần từ 1,05% thời kỳ 2001 - 2005 xuống còn 0,92% thời kỳ 2006 - 2010, thấp hơn mức tăng dân số trung bình của tỉnh (1,01%). Nguyên nhân chính là do công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, mặt khác do có sự di chuyển của một bộ phận lao động của thị xã đi làm ăn, sinh sống ở các địa phương khác.
25
Bảng 3. 3 Dân số và lao động thị xã Sầm Sơn dự kiến năm 2020
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020
1 Tổng dân số 59.749 62.550 66.394 73.306
Tốc độ tăng DS ( %/n) 1.05 0.92 1.2 2.0
Trong đó: Tăng tự nhiên 1.05 0.92 0.85 0.8
DS phi nông nghiệp 30.591 38.969 48.136 61.724
% so với tổng DS 51.2 62.3 72.5 84.2
DS NL nghiệp và TS 29.158 23.581 18.258 11.582
% so với tổng DS 48.8 37.7 27.5 15.8
2. DS trong độ tuổi LĐ 34.953 38.593 43.422 49.995
% so với tổng DS 58.5 61.7 65.4 68.2
(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND thị xã Sầm Sơn) - Về phân bố dân cư: Sầm Sơn là một đô thị du lịch nên phần lớn dân cư tập trung tại 3 phường Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn chiếm trên 53% tổng dân số cao hơn nhiều so với tỉ lệ dân số thành thị (9,8%) và cả nước (27%).
3.2.3 Văn hóa
Sầm Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh. Nơi đây cũng là vùng đất huyền thoại có lịch sử truyền thống lịch sử lâu đời giàu bản sắc văn hóa với nhiều di tích lịch sử. Với 35 di tích văn hóa tâm linh, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở khu du lịch, mỗi điểm lại gắn với một sự tích, một câu chuyện huyền thoại, khiến cho Sầm Sơn không chỉ nổi bật bởi vẻ đẹp của thiên nhiên biển cả mà còn được nhiều người biết đến bởi bề dày