Nội dung kỹ năng
Đánh giá mức độ Tốt (%) Đạt yêu cầu Chưa đạt (%)
I. Nhóm kỹ năng thiết kế bài học
- Thiết kế mục tiêu bài học 52.1 42.7 5.2
- Thiết kế nội dung bài học 45.5 47.9 6.6
- Thiết kế PPDH 36.0 57.3 6.6
- Thiết kế phương tiện dạy học 37.4 51.7 10.9
- Thiết kế hoạt động 38.9 52.6 8.5
II. Nhóm kỹ năng tiến hành giảng dạy
- Những kỹ năng tổ chức quản lý DHHT 44.5 51.2 4.3
- Kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực
giữa các thành viên 41.7 46.0 17.1
- Thiết kế qui trình DHHT 45.5 49.3 5.2
III. Nhóm kỹ năng hổ trợ tiến hành DHHT
- Kỹ năng sử dụng lời nói 35.3 55.7 9
- Kỹ năng sử dụng câu hỏi 32.7 52.6 14.7
- Kỹ năng sử dụng phiếu học tập 36.6 54.4 9
- Nhóm kỹ năng thiết kế bài học: Nhìn chung số GV tự đánh giá chưa đạt
chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 5-10%, còn lại đa số tự đánh giá họ đã có kỹ năng đạt yêu cầu và tốt. Cụ thể với từng kỹ năng như sau:
+ Thiết kế mục tiêu bài học: có 52,1% tự đánh giá là tốt và 42,7% đạt yêu cầu. + Thiết kế nội dung bài học: có 45,5% cho là đã tốt và 47,9% tự đánh giá là đạt yêu cầu.
+ Thiết kế PPDH: 36% tự đánh giá là tốt và 57,3% cho là đạt yêu cầu.
+ Thiết kế phương tiện dạy học: 37,4% cho là tốt và 51,7% tự đánh giá đạt yêu cầu.
+ Thiết kế hoạt động: 38,9% tự đánh giá là tốt và 52,6% cho là đạt yêu cầu.
- Nhóm kỹ năng tiến hành giảng dạy: Trong các kỹ năng thuộc nhóm này, kỹ
năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên có số GV nhận mình chưa đạt nhiều nhất (17,1%) so với các kỹ năng khác, có lẽ đây là kỹ năng chưa thật sự quen thuộc với họ. Cụ thể, GV tự đánh giá các kỹ năng thuộc nhóm này như sau:
+ Kỹ năng tổ chức quản lý DHHT: có 44,5% loại tốt và 51,2% loại đạt yêu cầu. + Kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên, tự đánh gía tốt là 41,7% và đạt yêu cầu là 46%.
+ Kỹ năng thiết kế bài học cụ thể theo hướng HTHT: có 45,5% GV tự đánh giá tốt và 49,3 nhận là đạt yêu cầu.
Như vậy với nhóm kỹ năng này đa số GV cũng cho rằng họ đã có kỹ năng tốt và đạt yêu cầu, mức độ tự đánh giá tốt và đạt yêu cầu là tương đương nhau.
- Nhóm kỹ năng hổ trợ DHHT:
. Các kỹ năng như: sử dụng lời nói, sử dụng câu hỏi, sử dụng phiếu học tập, hầu hết đối tượng được hỏi đều tự đánh giá đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ từ 40-50% và khoảng 30-40% vào loại tốt. Như vậy nhóm kỹ năng hổ trợ DHHT của CBQL, GV theo sự đánh giá cá nhân đã có sự phát triển.
Kết quả tự đánh giá của GV cũng thể hiện qua biểu đồ sau:
Nhận định chung:
Sau khi dự lớp tập huấn về kỹ năng DHHT, đa số GV cho rằng họ đã có những kỹ năng này ở mức độ tốt và khá. Tuy nhiên theo nhận định của chúng tơi, GV mới chỉ có nhận thức tốt về các nhóm kỹ năng cịn việc áp dụng các kỹ năng này vào dạy học thì cần phải tiếp tục bồi dưỡng và rèn luyện qua thực tiễn dạy học. Đây là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý về chuyên môn trong việc tiếp tục tạo điều kiện cho người GV tiếp tục thực hiện việc phát triển kỹ năng dạy học tại cơ sở. Sau khi tổng kết thực nghiệm sư phạm, hệ thống kỹ năng DHHT sẽ được đánh giá rút kinh nghiệm triển khai ở tất cả các trường THCS trong tỉnh, GV sẽ có nhiều cơ hội và thời gian để hoàn thiện kỹ năng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
b.Đánh giá về qui trình DHHT và mẫu thiết kế bài học
* Kết quả tổng hợp:
- Về qui trình DHHT do Luận án đề xuất:
Có 100% CBQL và 59,7% GV giảng dạy trực tiếp cho rằng qui trình này rất hợp lý; có 40,8% GV cho rằng qui trình này là hợp lý.
- Về thiết kế mẫu bài học:
Có 78% CBQL và 56,9% GV cho rằng mẫu thiết kế là rất hợp lý; có 22,2% CBQL và 42,2% GV cho rằng mẫu thiết kế là hợp lý; chỉ có 0,9% GV cho rằng cần điều chỉnh.
- Về khả năng ứng dụng hệ thống kỹ năng DHHT
100% CBQL và 99,1% GV cho rằng hệ thống kỹ năng DHHT là phù hợp với kỹ năng dạy học chung và kỹ năng HTHT ở HS THCS, cần triển khai rộng rãi. 100% CBQL và 100% GV cho rằng hệ thống kỹ năng DHHT có ý nghĩa trong việc đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực của người học.
Nhận định chung: CBQL và GV nhất trí cao và cho rằng qui trình DHHT và mẫu thiết kế bài học là hợp lý và có thể triển khai rộng rãi, đồng thời nhất trí cho rằng hệ thống kỹ năng DHHT là phù hợp với kỹ năng dạy học chung và kỹ năng HTHT ở HS THCS, có thể áp dụng.
100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, GV thực hiện dạy học theo mơ hình DHHT đã có tác động tích cực đến kết quả học tập của HS. Đa số HS ở các lớp thực nghiệm đều thích thú với các giờ học, GV tiến hành theo mơ hình DHHT. Kết quả dạy học ở các lớp thực nghiệm đều đạt chất lượng cao hơn lớp đối chứng. Cùng với quan sát, dự giờ để đánh giá việc ứng dụng kỹ năng DHHT cho thấy, ở các lớp GV đã được bồi dưỡng thì kỹ năng của GV được cải thiện khá rõ, nhất là những kỹ năng đặc trưng của DHHT, giúp tạo nên bầu không khi lớp học sinh động, HS tiếp thu bài nhanh hơn so với lớp do GV chưa được bồi dưỡng giảng dạy.
Kết quả thăm dò sau thời gian tập huấn và ứng dụng, luyện tập hệ thống kỹ năng DHHT ở trường THCS đã cho thấy, GV và CBQL có hiểu biết đầy đủ và chính xác về những yếu tố phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu DHHT và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng DHHT và họ đã hiểu biết đầy đủ, chính xác về HTHT. Qua khảo nghiệm, hầu hết các đối tượng tham dự lớp tập huấn khi được hỏi về tình trạng phát triển kỹ năng DHHT thì đa số tự nhận ở mức đạt yêu cầu đến khá. Đây chính là điều kiện thuận lợi để có thể triển khai DHHT đạt hiệu quả.
Qua việc đánh giá các biện pháp bằng ý kiến chuyên gia, đa số GV và CBQL khẳng định các biện pháp trong 2 nhóm biện pháp mà tác giả đề xuất là khả thi và có hiệu quả, trong đó các biện pháp ở nhóm thứ nhất được nhiều ý kiến cho là rất khả thi đó là nhóm các biện pháp xây dựng nội dung bồi dưỡng, phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS mà điểm nổi bật chính là hệ thống kỹ năng DHHT. Nhóm biện pháp 2 có biện pháp 4 được đánh giá là rất hiệu quả.
GV và CBQL nhất trí cao cho rằng qui trình dạy học và mẫu thiết kế bài học là hợp lý và có thể triển khai rộng rãi. Đồng thời các ý kiến thu được qua khảo nghiệm về kết quả thực nghiệm đều nhất trí cho rằng hệ thống kỹ năng DHHT được tập huấn là phù hợp với kỹ năng dạy học chung và kỹ năng HTHT ở HS THCS, có thể áp dụng hệ thống kỹ năng DHHT trong thực tiễn dạy học tại trường THCS.
Có thể nói rằng, kết quả thực nghiệm, khảo nghiệm đã thể hiện một cách khách quan về tính khả thi và hiệu quả của biện pháp phát triển kỷ năng DHHT cho GVTHCS thông qua hoạt động bồi dưỡng nội dung về nhận thức và hệ thống kỹ năng DHHT do luận án đề xuất.
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Hoạt động đổi mới PPDH ở cấp học THCS đang góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách thế hệ trẻ. DHHT ở cấp THCS là một trong những xu hướng dạy học hiện đại, là sự cụ thể hóa chủ trương đổi mới PPDH ở cấp học này, đồng thời tiếp cận lý luận dạy học tiên tiến trên thế giới.
2. Dạy học theo xu thế hiện đại đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa người dạy với người học; giữa những người học với nhau; DHHT là kiểu dạy học đáp ứng được yêu cầu nầy và đang phát triển mạnh ở các quốc gia. Trong xã hội hiện đại, ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, năng lực hợp tác giữa người với người là một trong những năng lực mới rất quan trọng và là sự sống còn của mỗi người trong thời đại khi phải đối mặt với các vấn đề của chính mình hay các vấn đề của thời đại.
3.Cấu trúc nhân cách người GV, trong đó năng lực chun mơn nghiệp vụ biểu hiện rõ nét nhất khả năng nghề nghiệp của nhà giáo dục, trong đó năng lực hợp tác có thể xem là năng lực, phẩm chất rất cần thiết trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính bởi vậy quan tâm phát triển về kỹ năng hợp tác trong đời sống xã hội và đăc biệt là kỹ năng DHHT cho GV là yêu cầu cấp bách hiện nay.
4.Kết quả đổi mới PPDH ở trường phổ thơng đã có tác động nhất định vào thực tiễn dạy học, nhưng sự chuyển biến về chất lượng nhân cách ở người học còn rất chậm. Luận án tập trung giải quyết vấn đề phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS theo hướng hình thành hệ thống kỹ năng cơ bản, cần thiết cho GV trong hoạt động giảng dạy. Thực tiễn đã cho thấy, những kỹ năng DHHT của GV THCS cịn thiếu và yếu, mặc dù đã có một số GV bước đầu có hiểu biết về dạy học theo hướng này.
5.Luận án đã xác định được biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho giáo viên THCS tương đối đầy đủ, có tính khoa học và qui trình chặt chẽ. Trong đó nhóm biện pháp 1, xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên được thiết lập thành một hệ thống kỹ năng DHHT có ý nghĩa thiết thực giúp cho GV áp dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.Trong thực tiễn dạy học, GV có thể áp dụng hệ thống kỹ năng này để dạy các mơn học có hiệu quả, nếu có sự gia cơng cho phù hợp với đặc điểm môn học.
6. Kết quả thẩm định ý kiến GV và CBQL cho thấy, qui trình DHHT và mẫu thiết kế DHHT là hợp lý và có thể triển khai rộng rãi góp phần đổi mới PPDH. Kết quả thử
nghiệm tác động của DHHT bước đầu cho thấy, DHHT có tác dụng nâng cao kết quả học tập của HS. Cụ thể: Kết quả học tập của các em tăng lên; khả năng làm việc nhóm, tính chủ động và tự tin trong quá trình học tập được tăng lên đáng kể… Thông qua việc quan sát giờ dạy trên lớp; kết quả tự nhận xét của GV sau khi được bồi dương kỳ năng DHHT và lấy ý kiến của chuyên gia, CBQL. GV về các biện pháp phát triển kỹ năng DHHT bằng hình thức bồi dưỡng và hoạt động chuyên môn tại cơ sở trường học do luận án đề xuất cho rằng các biện pháp đều có tính khả thi và có hiệu quả.
KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu và để các biện pháp đã đề xuất được thực hiện, chúng tơi có một số khuyến nghị sau đây:
1.Ở cấp vĩ mô, Bộ GD-ĐT nên có sự điều chỉnh về dung lượng thời gian dành cho các môn học nghiệp vụ sư phạm ở các cơ sở đào tạo giáo viên, đặc biệt là các thành phần về giáo dục học, phương pháp giảng dạy các môn học. Chỉ đạo hội đồng xây dựng các môn học nghiệp vụ sư phạm bám sát thực tế dạy học ở các trường phổ thơng và xu thế hồn thiện, phát triển phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới.
2.Đối với các trường, các khoa tâm lý - giáo dục và các giảng viên giảng dạy các mơn nghiệp vụ sư phạm cần có kế hoạch tăng cường cho sinh viên sư phạm có cơ hội thực tế, thường xuyên học hỏi ở nhà trường phổ thông, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên rèn luyện nghiệp vụ, ứng dụng lý luận dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong đó chú trọng đến mơ hình DHHT.
3.Đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn sư phạm cần chủ động học hỏi, cập nhật tích luỹ vốn tri thức về phương pháp luận dạy học nói chung và các phương pháp dạy học hiện đại nói riêng để có thể chuyển tải cả về mặt lý thuyết và thực hành cho sinh viên những vấn đề đương đại trong dạy học đáp ứng nhu cầu cần phát triển của nhà trường phổ thông.
4.Năng lực DHHT của GV THCS phải được hình thành từ trong các cơ sở đào tạo GV. Vì vậy, tại các trường cao đẳng và đại học sư phạm cần tăng cường các chuyên đề giảng dạy sâu về cơ sở tâm lý sư phạm của xu hướng hợp tác trong giáo dục. Tăng cường hoạt động thực tế của giáo sinh sư phạm bằng các biện pháp giáo dục tập thể,
hoạt động nhóm . Hoạt động giáo dục có sự tham gia của nhiều thành phần, giải quyết các vấn đề phức tạp địi hỏi phải có sự nỗ lực của cá nhân và tập thể.
5. Trong tiêu chuẩn GV trung học phổ thông cần nhấn mạnh tiêu chí “có kỹ năng DHHT”. Đồng thời, khi ban hành các tiêu chuẩn trường học mới, cần đảm bảo các điều kiện tối thiểu để GV có thể triển khai các mơ hình DHHT có hiệu quả. Ví dụ, tăng cường các điều kiện về phòng học, biên chế GV và các điều kiện thông tin...
6. Bộ GD & ĐT khi triển khai chương trình giáo dục trung học mới cần xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục ngoại khóa với tỷ lệ cao hơn hiện nay; đồng thời kiến tạo phần kiến thức lý thuyết để GV có thể tổ chức các kiểu dạy học tăng cường hợp tác.
7.Các Sở giáo dục và đào tạo cần coi trọng hình thức bồi dưỡng GV thường xuyên với nội dung trọng tâm là hình thành và phát triển kỹ năng DHHT cho GV.
CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thành Kỉnh (2009), "Từ phương pháp dạy học truyền thống đến phương pháp sư phạm hợp tác", Tạp chí Giáo dục, số 206, kỳ 2, tháng 1/2009. 2. Nguyễn Thành Kỉnh (2009), "Dạy học hợp tác và vấn đề xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực", Tạp chí Giáo dục, số 218, kỳ 2, tháng 7/2009. 3. Nguyễn Thành Kỉnh (2009), "Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hố người học", Tạp chí Giáo dục, số 223, kỳ 1, tháng 10/2009.
4. Nguyễn Thành Kỉnh (2009), "Quy trình dạy học theo hướng học tập hợp tác nhóm ở cấp học Trung học cơ sở", Tạp chí Giáo dục, số 226, kỳ 2,
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.TIẾNG VIỆT
1. Babanxki, I. U. (1981), Tối ưu hóa q trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Ban chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, Chỉ thị về việc xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bảo (1987), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường THCS, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong
quá trình dạy học, NXB Hà Nội.