Phương pháp giải bài tập thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 26 - 28)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.4. Phương pháp giải bài tập thí nghiệm

Bài tập thí nghiệm là phương tiện rất tốt trong việc bồi dưỡng tư duy vật lý cho HS bao gồm các thao tác tư duy logic và thực hành, ngoài ra cịn nâng cao năng lực cảm tính và lý tính cho học sinh. Việc giải bài tập thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện các phẩm chất tâm lý quan trọng như sự kiên trì, nhẫn nại, ý chí vượt khó, tính cẩn trọng tỉ mỉ tính có kế hoạch trong hoạt động nhận thức. Các hiện tượng Vật lý xảy ra trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng nhưng có sự định hướng của GV thơng qua bài tập thí nghiệm HS có thể quan sát và giải thích được các hiện tượng đó.

Q trình giải một bài tập vật lý thực chất là quá trình tìm hiểu điều kiện bài tập, xem xét hiện tượng vật lý được đề cập và dựa trên kiến thức vật lý- toán để nghĩ tới những mối liên hệ của các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm. Bài tập

Bài tập thí nghiệm vật lý

MĐ1: Cho thiết bị, hướng dẫn cách làm thí nghiệm,

yêu cầu đo đạc, tìm quy luật.

MĐ2: Cho thiết bị, yêu cầu: Lập PATN, làm thí

nghiệm đo đạc, tìm quy luật.

MĐ3: Yêu cầu HS lựa chọn thiết bị, lập PATN, làm

thí nghiệm đo đạc, tìm quy luật hoặc chứng minh một quy luật BTTN định tính Quan sát, mơ tả, giải thích 1.Điều gì xảy ra nếu…? 2.Tại sao lại xảy ra như vậy ? 1. Làm thế nào để đo… với các thiết bị ? 2. Nêu PATN đo … với các thiết bị … Thiết kế phương án TN BTTN nghiên cứu chế tạo Chế tạo theo mẫu Chế tạo mới hoàn toàn BTTN định lượng Thiết lập, minh hoạ quy

luật Vật lý Đo lường

đại lượng Vật lý

thí nghiệm vật lý là một dạng của bài tập vật lý nên cũng tuân theo phương pháp cơ bản để giải bài tập vật lý và kết hợp PPTN.

Các bước chung để giải bài tập thí nghiệm Vật lý:

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

- Đọc kĩ đề ra, tìm các thuật ngữ quan trọng để xác định mục đích, yêu cầu của nội dung bài tập, phân biệt dữ kiện đã cho và yêu cầu cần tìm,

- Mơ tả lại tình huống được nêu trong bài tập, nếu đề bài u cầu thì phải làm thí nghiệm để thu được dữ kiện.

Bước 2: Xây dựng phương án giải (phương pháp lập luận, tính tốn hay phương

pháp thí nghiệm).

- Phân tích nội dung của bài tập để làm sáng tỏ bản chất vật lý của những hiện tượng mô tả trong bài tập.

- Bài tập thuộc dạng nào (định tính hay định lượng)?

- Những dữ kiện đã cho trong đầu bài liên quan đến những khái niệm nào, quy

tắc nào, hiện tượng nào, quá trình nào, định luật nào trong vật lý? Mối liên hệ giữa các hiện tượng ra sao và diễn biến như thế nào ?

- Đối tượng xét ở trạng thái ổn định hay biến đổi ?

- Có những đặc trưng định tính, định lượng nào đã biết và chưa biết ?

- Đặc điểm, tính chất,cách sử dụng hoặc cơng cụ của các dụng cụ thí nghiệm ? - Đại lượng cần tìm có thể đo trực tiếp hay gián tiếp?

- Mối quan hệ giữa đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm biểu hiện ở các kiến thức vật lý nào?

Bước 3: Xây dựng phương án thí nghiệm

- Xác định sự phụ thuộc giữa các đại lượng cần kiểm tra, khảo sát với các đại lượng đã cho, đề ra những phương án thí nghiệm khả thi.

- Từ các phương án đề ra, lựa chọn phương án tối ưu, thiết kế sơ đồ thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ đo thích hợp.

- Xác định các bước thí nghiệm, lập bảng ghi các đại lượng cần đo.

Bước 4: Tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả quan sát hay đo được

- Quan sát hiện tượng xảy ra (với BTTN định tính)

- Tìm phạm vi xác định của các đại lượng vật lý cần đo. - Lắp giáp thí nghiệm theo sơ đồ.

- Tiến hành đo các đại lượng, ghi kết quả, xác định sai số.

Bước 5: Xử lý kết quả và rút ra kết luận

- Thay giá trị thu được của các đại lượng vật lý vào cơng thức cần kiểm tra, khảo sát và tính tốn.

- Đánh giá mức độ chính xác của việc cần nghiên cứu, so sánh kết quả thực nghiệm và kết quả lý thuyết, nếu cần vẽ đồ thị và ghi các điểm thực nghiệm.

- Rút ra kết luận về kết quả thu được, nhận xét, ứng dụng của kết quả đó vào thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 26 - 28)