Bài tập thí nghiệm với việc bồi dưỡng tư duy Vật lý cho học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 29 - 30)

7. Đóng góp của luận văn

1.4. Bài tập thí nghiệm với việc bồi dưỡng tư duy Vật lý cho học

Bài tập thí nghiệm có ưu điểm hơn loại bài tập khác ở chỗ HS khơng thể giải chúng một cách hình thức, áp dụng cơng thức một cách máy móc, mà nó địi hỏi học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kỹ năng hoạt động trí óc và chân tay, vận dụng vốn hiểu biết về vật lý, kỹ thuật và đời sống hàng ngày, để tự mình xây dựng phương án thí nghiệm, lựa chọn phương tiện, điều kiện thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm theo quy trình, đúng quy tắc để thu thập và xử lý các kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học, tối ưu bài tốn đặt ra. Vì vậy, loại bài tập này có tác dụng tồn diện trong việc bồi dưỡng, đào tạo, giúp HS nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ bản về lý thuyết và thực nghiệm của môn vật lý. Thông qua các BTTN, học sinh được bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, có điều kiện để học sinh bộc lộ rõ khả năng sở trường về mơn vật lý của mình. BTTN có thể sử dụng với nhiều mục đích, vào những thời điểm khác nhau như: bài học xây dựng kiến thức mới, bài học bài tập, dùng để củng cố bài học, hay củng cố kiến thức sau khi học xong một phần, một chương, trong giờ học ngoại khóa hay đi dã ngoại …Nhằm kích thích hứng thú học tập, lịng say mê u thích mơn vật lý, để học đi đơi với hành, gắn lý luận với thực tế. Từ những bài tập thí nghiệm nhỏ giúp học sinh khái qt hóa lên thành kiến thức vật lý có thể áp dụng trong khoa học kỹ thuật, trong đời sống hàng ngày, để người học thấy rõ được tác dụng của

môn vật lý- môn khoa học thực nghiệm. Thông qua BTTN cũng bồi dưỡng cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức lý thuyết, khả năng tư duy logic để vận dụng lý thuyết vào thực hành, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động trí óc một cách linh hoạt, nhạy bén, kỹ năng hoạt động chân tay một cách khéo léo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 29 - 30)