Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 74 - 75)

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1.Chọn mẫu thực nghiệm

Thơng qua phiếu điều tra thăm dị ý kiến GV về việc sử dụng BTTN vào quá trình dạy học ở trường THPT, để nắm bắt thực trạng dạy học vật lý ở các trường trong huyện. Mặt khác, tôi cũng tham khảo một số ý kiến HS về vấn đề ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế của các em sau khi học xong một chương, một phần thì thấy tay nghề thực hành của HS đang cịn non, với nhiều lý do, trong đó có khả năng tư duy của các em còn kém. Trao đổi với Ban giám hiệu và GV trong tổ chuyên môn của trường, tôi lựa chọn 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng ở trường THPT Diễn Châu 2, các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đương nhau về sĩ số và chất lượng. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Số học sinh được chọn thực nghiệm sư phạm

Trường Lớp đối chứng Sĩ số Lớp thực nghiệm Sĩ số

THPT Diễn Châu 2 10A9 39 10A1 36

10A8 38 10A10 39

Tổng số học sinh 77 75

3.3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm

Tôi triển khai dạy mẫu 4 giáo án ở lớp thực nghiệm, theo tiết trong phân phối chương trình.

+ Tiết 41. Bài tập về định luật bảo tồn động lượng. Thời gian: Tuần 3- học kì 2

+ Tiết 46: Bài tập (cuối chương IV). Thời gian: Tuần 6- học kì 2.

+ Bài học ngoại khóa.

Thời gian: Vào tiết sinh hoạt Tuần 9- học kì 2. + Tiết 53: Bài kiểm tra 45 phút.

Thời gian: Tuần 10- học kì 2

Các giờ học ở lớp thực nghiệm tôi đều quan sát và ghi chép về các hoạt động của GV và HS theo các nội dung sau:

-Hoạt động của giáo viên:

+ Khả năng sử dụng BTTN nhằm bồi dưỡng tư duy vật lý cho học sinh trong các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học. Đặc biệt chú ý đến hệ thống câu hỏi định hướng tư duy cho HS.

+ Hiệu quả của quá trình tổ chức dạy học theo hướng tăng cường sử dụng BTTN.

-Hoạt động của học sinh:

+ Khơng khí lớp học, sự hứng thú học tập và tích cực của học sinh, thái độ học tập, tinh thần xây dựng bài học...

+ Khả năng suy luận, vận dụng kiến thức lý thuyết để thiết kế phương án thí nghiệm, các thao tác thí nghiệm, cách xử lý số liệu thí nghiệm, trả lời kết quả bài tập,.. nhằm đánh giá khả năng tư duy của HS thông qua BTTN.

+ Mức độ lĩnh hội và vận dụng kiến thức sau mỗi giờ học. + Mức độ đạt được các mục tiêu của bài học.

3.3.3. Kiểm tra đánh giá

Chúng tôi đã tổ chức cho tất cả học sinh lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng làm một bài kiểm tra theo hình thức tự luận trong thời gian 45 phút, thời điểm kiểm tra là sau khi kết thúc chương, nội dung bài kiểm tra giống nhau cho hai nhóm thực nghiệm và đối chứng nhằm đảm bảo tính khách quan, cơng bằng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 74 - 75)