Các thao tác tư duy vật lý cơ bản cần rèn luyện cho HS nhờ BTTN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 28 - 29)

7. Đóng góp của luận văn

1.3. Các thao tác tư duy vật lý cơ bản cần rèn luyện cho HS nhờ BTTN

Song song với việc trình bày các kiến thức vật lý một cách đúng đắn, cần tập

luyện cho HS suy nghĩ, vận dụng các thao tác cơ bản của tư duy: đó là q trình phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Có từng bước luyện tập, HS mới quen với lối suy nghĩ cần thiết, nếu không ta chỉ kêu gọi chung chung các em suy nghĩ mà họ chẳng biết bắt đầu suy nghĩ từ đâu và suy nghĩ như thế nào. - Phân tích: là dùng trí óc chia cái toàn thể ra thành từng phần, hoặc tách bạch ra từng thuộc tính, từng khía cạnh riêng biệt. Thao tác này đặc biệt quan trọng đối với việc giải các bài tập vật lý qua đó giúp HS hiểu bài một cách sâu sắc.

- Tổng hợp: là dùng trí óc liên hợp các bộ phận của hiện tượng hay vật thể, các dấu hiệu hay thuộc tính của chúng lại để tìm ra một điều chung, xác lập các mối quan hệ giữa chúng lại với nhau. Ví dụ suy nghĩ về cách giải thích một hiện tượng, về trình tự giải một bài toán vật lý, về cách thiết kế một dụng cụ thí nghiệm là tiến hành những thao tác tổng hợp.

+ Phân tích và tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là trên cơ sở để tổng hợp, tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích.

- So sánh: là dùng trí óc để xác định sự khác nhau, giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các thuộc tính, quan hệ, các bộ phận của một sự vật, hiện tượng.

- Trừu tượng hóa: là thao tác tư duy trong đó chủ thể dùng trí óc gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ khơng cần thiết về một phương diện nào đó khơng gắn với một sự vật cụ thể nào nữa chỉ dữ lại cho tư duy mà thôi.

- Khái quát hóa: là thao tác trí tuệ mà chủ thể dùng trí óc bao qt nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại trên cơ sở có một số thuộc tính chung và cùng bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật. Kết quả là cho ta một cái gì đó chung cho hàng loạt sự vật, hiện tượng cùng loại.

+ Khái quát hóa và trừu tượng hóa là 2 thao tác tư duy có quan hệ mật thiết với nhau, chi phối và bổ sung cho nhau. [ ]5

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 28 - 29)