Bài học ngoại khóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 68 - 72)

7. Đóng góp của luận văn

2.6. Thiết kế một số tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập

2.6.4. Bài học ngoại khóa

- Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là chuẩn bị cho HS

những kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ có thể nhanh chóng tham gia vào các hoạt động sản xuất đa dạng trong xã hội hiện đại. Các thiết bị kỹ thuật, máy móc phổ biến được chế tạo dựa trên các định luật vật lý. Tuy nhiên, dạy học kỹ thuật tổng hợp không đơn thuần là rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành, mà quan trọng là chúng ta trang bị cho HS những thao tác đơn giản trên các dụng cụ thí nghiệm, máy móc được sử dụng phổ biến những kiến thức về nguyên tắc vật lý để đảm bảo an tồn, chính xác, có hiệu quả.

- Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của Vật lý học có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy nhận thức Vật lý cũng có thể tiến hành trong mọi hoàn cảnh nếu giáo viên biết gợi ý cho học sinh suy nghĩ, biết đặt câu hỏi phù hợp với hồn cảnh, và đưa ra tình huống hấp dẫn cho học

sinh. Vì thế, trong mỗi năm học, sau mỗi học kỳ, hoặc sau mỗi chương nhà trường nên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, hay tham quan du lịch để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng của mình. Chúng ta có thể đưa ra các câu hỏi dạng bài tập thí nghiệm để HS vận dụng linh hoạt kiến thức vật lý để trả lời. Như thế HS sẽ cảm thấy thích thú hơn vì vừa được vui chơi vừa được học tập, thay vì ngồi miệt mài trên lớp. Khi học sinh thoải mái sẽ kích thích óc tị mị sáng tạo hơn, và được học tập qua thực tế thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.

Giáo án 4: Bài tập thí nghiệm trong giờ học ngoại khóa

Chủ đề: Chế tạo mơ hình động cơ chuyển động bằng phản lực - Bài 17LV. I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm chắc định luật bảo toàn động lượng, nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế:

- Giải thích nguyên tắc chuyển động bằng phản lực của tên lửa.

- Vận dụng chế tạo ra một số sản phẩm chuyển động bằng phản lực.

3. Thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực, hăng say, tự giác, có tinh thần hợp tác trong học tập và trong lao động.

- Có tinh thần học hỏi, cần cù, sáng chế, biết tìm hiểu những ứng dụng khoa học vào thực tế, tập làm nhà nghiên cứu khoa học.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: +Định hướng công việc sẽ giao cho học sinh, gợi ý một số sản phẩm, dụng cụ chuyển động bằng phản lực để HS có căn cứ sáng tạo thêm.

- Học sinh: + Kiến thức về định luật bảo toàn động lượng.

+ Chuẩn bị các dụng cụ: xe lăn, quả bóng bay, keo dính, ống nhựa ngắn, sợi dây mảnh…

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của 4 nhóm. Hoạt động 2: Tiến hành chế tạo sản phẩm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

cho từng nhóm để về nhà chuẩn bị trước: mỗi nhóm làm một sản phẩm chính, ngồi ra có thể sáng tạo làm thêm sản phẩm khác.

- Đến buổi học ngoại khóa: Yêu cầu các nhóm tiến hành làm sản phẩm của mình, trình bày nguyên tắc hoạt động, cho chạy thử. Các nhóm cịn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá từng sản phẩm của 3 nhóm, nghiệm thu sản phẩm.

1. ô tơ chuyển động bằng phản lực.

có thể tìm từ các vật liệu thông thường như xe đồ chơi của trẻ em, bóng bay,… - Các nhóm tập trung lại làm thành sản phẩm, 1 bạn đại diện trình bày nguyên tắc hoạt động, cho chạy thử.

- Các nhóm cịn lại theo dõi, nhận xét đánh giá: tính sáng tạo, ứng dụng, thẩm mỹ.

2. Bóng trượt

3. Tên lửa nước.

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên tổng kết giờ học ngoại khóa, đánh giá tinh thần, thái độ, năng lực học tập của hs.

- Giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị bài học sau.

IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Sau đây là một số ví dụ về bài tập thí nghiệm trong hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch:

Ví dụ 1: (Bài 1B-LV)

Trong lúc chơi bóng chuyền, một bạn HS thả quả bóng từ độ cao h xuống đất rồi nó nảy lên. Một bạn khác quan sát thấy bóng khơng nảy lên đến độ cao ban đầu liền ra câu hỏi: Tại sao bóng khơng nảy lên đến độ cao ban đầu? Bao nhiêu phần trăm năng lượng của bóng đã chuyển thành nhiệt khi chạm đất( lần thứ nhất)? Bỏ qua sức cản khơng khí.

Ví dụ 2: (Bài 5B-LV) Trong buổi đi dã ngoại do trường tổ chức, khi đến bờ sông mọi người tập trung để đi thuyền qua bờ bên kia tham quan. Thầy (cô) giáo ra câu hỏi:

Một chiếc thuyền nan neo đậu theo phương vng góc với bờ sơng, chỉ có người chèo thuyền ngồi trên đó phía gần bờ. Một người khách đứng trên bờ muốn bước xuống thuyền để đi ngắm cảnh nhưng không đến nơi. Làm thế nào để có thể cho thuyền vào gần bờ để người khách bước xuống được?

Vì bất ngờ nên các em chưa thể liên hệ kiến thức đã học vào tình huống này ngay được. GV gợi ý: Hãy nhớ lại kiến thức định luật bảo toàn động lượng, áp dụng cho hệ người và thuyền.

HS liền nghĩ ngay ra cách cho thuyền vào gần bờ để mọi người lên thuyền (xem bài 5B-LV).

Các bài tập thí nghiệm có thể tiến hành trong dã ngoại tương tự như: Bài 2- LV, 3-LV, 9-LV, 13- LV; 1B-LV, 5B-LV…

Kết luận chương 2

Qua tìm hiểu lý luận và nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa vật lý lớp 10 cơ bản, đặc biệt là chương “ Các định luật bảo tồn” chúng tơi đã làm rõ được các vấn đề sau đây:

- Để xây dựng và sử dụng hệ thống các BTTN của chương vào quá trình dạy học sao cho có hiệu quả theo hướng bồi dưỡng tư duy vật lý cho HS. Trước hết cần nắm rõ đặc điểm, mục tiêu của chương nhằm đảm bảo các nguyên tắc xây dựng hệ thống BTTN.

- Việc sử dụng BTTN vào các quá trình dạy học giúp cho quá trình phát triển tư duy sáng tạo, tính tự lực tìm tịi của học sinh được nâng cao. BTTN giúp bồi dưỡng cho học sinh các thao tác tư duy, thao tác thực hành, thí nghiệm – cái mà HS chúng ta đang còn non, đồng thời rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng vật lý, phân tích hiện tượng vật lý phức tạp thành các bộ phận đơn giản và xác lập được mối quan hệ giữa chúng.

- Để biên soạn một hệ thống BTTN dùng trong q trình dạy học cũng khơng phải quá khó, mà lại giúp HS gần gũi với các tình huống trong thực tế hơn.

- Các dụng cụ thí nghiệm sử dụng trong các BTTN khơng cần thiết phải đắt tiền, đồng bộ. Chúng ta có thể lựa chọn trong số đồ chơi trẻ em, phế liệu, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, hoặc mua rẻ tiền…

- Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lý luận về việc xây dựng và sử dụng BTTN vào quá trình dạy học theo hướng bồi dưỡng tư duy vật lý cho HS và chương trình, sách giáo khoa vật lý lớp 10 THPT, chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống các BTTN phù hợp gồm 17 bài tập có hướng dẫn và lời giải cụ thể và 5 bài tập có gợi ý. Các BTTN này có thể sử dụng vào các bài học luyện giải bài tập, thực hành, kiểm tra- đánh giá, ngoại khóa. Giáo viên có thể lựa chọn để sử dụng vào các tình huống và hồn cảnh khác nhau sao cho phù hợp với quá trình dạy học trong chương một cách có hiệu quả nhất. Mặt khác, đây cũng mới chỉ là một số bài tập nhằm gợi ý cho giáo viên để các giáo viên có thể biên soạn thêm các BTTN khác sao cho phù hợp với tình hình, đối tượng HS nơi mình cơng tác.

- Chúng tôi đã thiết kế được 4 tiến trình dạy học có sử dụng BTTN trong hệ thống trên, và đã dạy thực nghiệm ở 2 lớp. Chúng tơi tin rằng sẽ có kết quả khả quan góp phần bồi dưỡng tư duy vật lý cho HS và chúng tơi sẽ trình bày trong chương 3 sau đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 68 - 72)