Thực trạng việc sử dụng bài tập thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 38 - 42)

7. Đóng góp của luận văn

2.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập thí nghiệm

bảo tồn” ở một số trường Trung học phổ thơng Huyện Diễn châu, Tỉnh Nghệ an.

2.4.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về bài tập thí nghiệm

Qua kết quả khảo sát thực tế bằng phương pháp đàm thoại và dùng phiếu điều tra để thăm dò ý kiến GV Vật lý ở một số trường THPT thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ an, trong số GV được hỏi cho thấy nhận thức của giáo viên về bài tập thí nghiệm ở trường phổ thông hiện nay như sau:

Đa số giáo viên đã nhận thức đúng thế nào là bài tập thí nghiệm vật lý (80%). Tuy nhiên, một số giáo viên còn hiểu hạn hẹp về bài tập thí nghiệm vật lý, họ cho rằng bài tập thí nghiệm vật lý chỉ để xác định một số đại lượng nào đó (5%)

hoặc kiểm tra tính chân thực của lời giải lý thuyết (5%) hay sự phụ thuộc giữa các đại lượng vật lý hoặc để mơ tả q trình vật lý nào đó (10%). Tuy nhiên đó là một khái niệm rất ít được đề cập tới trong quá trình giảng dạy. Nhiệm vụ mà GV ra về nhà cho HS sau các buổi học là làm các bài tập định lượng trong SGK và SBT hay giải theo các dạng bài tập trong sách tham khảo, nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập phục vụ cho các kỳ thi, còn các mục tiêu khác của q trình dạy học thì khơng được chú ý đúng mức. Như thế làm HS không mấy mặn mà với nhiệm vụ của môn học Vật lý, đặc trưng của môn học Vật lý là môn học thực nghiệm. Đây cũng là một trong các lý do khiến tay nghề thực hành của HS ta yếu, và khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế chưa cao.

2.4.2. Thực trạng sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lý 10 THPT

Thông qua phiếu điều tra, thông tin liên lạc bằng điện thoại, qua mail và thăm dị trực tiếp với GV, tơi thấy rằng: đa số các giáo viên khi đuợc hỏi về việc sử dụng các bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lý như thế nào, đều cho rằng chưa bao giờ sử dụng bài tập thí nghiệm vật lý, con số này chiếm khoảng 70o/o, có chăng thì cũng chỉ dạy các bài thực hành trong SGK quy định. Trong dạy học GV chủ yếu là sử dụng bài tập định lượng (khoảng 80o/o) và một số ít sử dụng bài tập định tính ở SGK, SBT hoặc những tài liệu tham khảo khác. Một số ít giáo viên có sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học nhưng rất ít và chỉ sử dụng bài tập thí nghiệm định tính, ở mức độ là yêu cầu học sinh quan sát rồi giải thích hiện tượng xảy ra, hoặc đưa ra được phương án thí nghiệm để xác định đại lượng vật lý nào đó. Phạm vi sử dụng bài tập thí nghiệm cũng rất hạn hẹp, chủ yếu dùng để đặt vấn đề như là thí nghiệm biểu diễn của GV, cịn HS không được làm tại lớp. Chỉ sử dụng BTTN trong một số chương hay trong các câu lạc bộ vật lý, bồi dưỡng học sinh giỏi hay ở một số trường chuyên mới quan tâm.

2.4.3. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

- SGK, SBT Vật lý 10 chương trình cơ bản thì hầu như khơng có mặt bài tập

chương “ Các định luật bảo tồn”. Như vậy SGK mới đã có chú trọng đến loại BTTN nhưng số lượng còn hạn chế so với tác dụng của nó. Mà SGK và SBT Vật lý là hai tài liệu cơ bản dùng cho GV và HS. Chính vì thế nhiều học sinh khơng biết bài tập thí nghiệm là thế nào. Đây là chỗ thiếu cần bổ sung...Mặt khác, trong thị trường hiện nay các tài liệu tham khảo cho GV và HS rất đa dạng, phong phú về số lượng cũng như chủng loại nhưng hầu như khơng có khơng có tài liệu chun về bài tập thí nghiệm. Qua tìm hiểu các sách tham khảo khác của Vật lý 10 của các tác giả như: Vũ Thanh Khiết, Đỗ Hương Trà, Mai Trọng Ý, Trương Thọ Lương, Phan Hoàng Văn, Lương Dun Bình,... thì chúng tơi nhận thấy trong đó khơng có mặt của BTTN. Bởi các tài liệu tham khảo chủ yếu gây hấp dẫn HS bằng cách đưa ra nhiều dạng bài tập và mới, lạ, với các phương pháp giải hay. Để nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS, nhằm đạt được kết quả cao trong các kì kiểm tra và thi cử chứ khơng chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh.

- Do thói quen dạy học chay, chủ yếu là phương pháp thuyết trình đã in sâu vào nếp nghĩ của một bộ phận GV. Thậm chí các thí nghiệm được tiến hành dưới dạng mơ tả, rồi đưa ra kết luận có sẵn.

- Cơ sở vật chất thiếu thốn, thiết bị cũ kỹ; có mới thì khơng đồng bộ, nhanh hỏng, tuổi thọ khơng cao, dùng một thời gian thì khơng cịn chính xác, nên GV không thực sự mặn mà.

- Trong các tiết kiểm tra thông thường trên lớp cho đến các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, cho đến các kỳ thi đại học, cao đẳng dạng bài tập thí nghiệm hầu như khơng có. Chưa nói đến kiểm tra, thi cử hiện nay chủ yếu là theo hình thức trắc nghiệm cũng là một trở ngại lớn trong việc đưa BTTN vào kiểm tra, đánh giá. Để sử dụng BTTN trong kiểm tra, đánh giá thì phải kiểm tra theo hình thức tự luận. Thi như thế nào thì dạy học như thế đó, đây là hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng BTTN trong dạy học.

- Ngồi ra, việc giải BTTN địi hỏi phải làm thí nghiệm. Vì vậy, phải có thiết bị thí nghiệm. Trong điều hiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, ở các trường phổ thông hiện nay chỉ đáp ứng một phần nhỏ với những thiết bị đơn giản. Sự quá tải

của chương trình về lý thuyết cũng là một nguyên nhân quan trọng. Trong điều kiện lớp học với gần 40 học sinh thời gian 45 phút, nội dung kiến thức phải nghiên cứu thì quá nhiều nên GV và HS gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm và BTTN trong dạy học. Việc không phát huy được tác dụng của bài tập đã làm hạn chế chất lượng dạy và học Vật lý và không phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Ngồi ra, qua tìm hiểu ngun nhân của thực trạng này là do cịn có một số quan niệm cho rằng. Bài tập thí nghiệm là khó, lại cần thiết bị, thời gian lại hạn hẹp không thể làm được.

Tuy nhiên chúng ta cần phải biết rằng, làm thí nghiệm trong dạy học nói chung và sử dụng các BTTN nói riêng khơng nhất thiết phải cồng kềnh, tốn kém, cũng không nhất thiết phải có thí nghiệm đồng bộ, đắt tiền, và khơng phải BTTN nào cũng khó làm. Chúng ta có thể dùng chung một số thiết bị thí nghiệm cho nhiều bài, nhiều thí nghiệm, trong bộ thí nghiệm phổ thơng chủ yếu là cách đó. Ngồi ra, HS có thể lựa chọn từ vật dụng hàng ngày, phế liệu (như chai nhựa, lon bia, bìa cứng), đồ chơi trẻ em, hoặc thiết bị rẻ tiền... để hoàn thành các BTTN mà GV giao cho. GV có thể lựa chọn hệ thống BTTN phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường lớp, và đối tượng HS của mình, có thể làm trên lớp, ở nhà, câu lạc bộ, báo bảng,… sao cho có hiệu quả về mặt giáo dục, giáo dưỡng, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, và đặc biệt gây được sự hứng thú cho HS trong học tập môn vật lý.

Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy trong thực tế dạy học, BTTN rất ít sử dụng đến. Do đó phần nào chưa đáp ứng được mục tiêu của quá trình dạy học. Để khắc phục tình trạng đó theo chúng tơi nghĩ cần phải nghiên cứu và xây dựng một hệ thống BTTN hợp lý trong chương trình Vật lý phổ thơng. Trong khn khổ của luận văn này, chúng tôi đã tập trung chú ý đến tiến trình xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ Các định luật bảo tồn” vật lý lớp 10 cơ bản sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức và hiểu sâu hơn. Hy vọng những kết quả này tạo được động lực thúc đẩy việc sử dụng BTTN nói riêng và thí nghiệm vật lý nói chung trong dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm chương “ các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT (Trang 38 - 42)